Magnesi oxide
Magnesi oxide | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Magnesium oxide (Magnesi oxide) |
Tên khác | Magnesia Periclase |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
ChEMBL | |
Số RTECS | OM3850000 |
Mã ATC | A02AA02 (WHO) , A12CC10 (WHO) |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | MgO |
Khối lượng mol | 40,3044 g/mol |
Bề ngoài | Bột trắng |
Mùi | Không mùi |
Khối lượng riêng | 3,58 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | 2.852 °C (3.125 K; 5.166 °F) |
Điểm sôi | 3.600 °C (3.870 K; 6.510 °F) |
Độ hòa tan trong nước | 0,0086 g/100 mL (30 °C) |
Độ hòa tan | Tan trong acid, amonia không tan trong alcohol |
Độ axit (pKa) | 10,3 |
BandGap | 7,8 eV[1] |
Độ dẫn nhiệt | 45–60 W·m−1·K−1[2] |
Chiết suất (nD) | 1,736 |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | Halite (lập phương), cF8 |
Nhóm không gian | Fm3m, No. 225 |
Tọa độ | Octahedral (Mg2+); octahedral (O2–) |
Nhiệt hóa học | |
Enthalpy hình thành ΔfH | −602 kJ·mol−1[3] |
Entropy mol tiêu chuẩn S | 27 J·mol−1·K−1[3] |
Các nguy hiểm | |
MSDS | ICSC 0504 |
Chỉ mục EU | Không được nói đến |
Nguy hiểm chính | Metal fume fever, Irritant |
NFPA 704 |
|
Chỉ dẫn R | R36, R37, R38 |
Điểm bắt lửa | Không bắt lửa |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Magnesi sulfide |
Cation khác | Beryli oxide Calci oxide Stronti oxide Bari oxide |
Hợp chất liên quan | Magnesi hydroxide Magnesi nitride |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Magnesi oxide (công thức hóa học MgO) là một oxide của magnesi, còn gọi là Mag Frit. Nó có khối lượng mol 40,3 gam/mol, hệ số giãn nở nhiệt 0,026, nhiệt độ nóng chảy 2852 độ C.
MgO, cùng với SrO, BaO và CaO, BeO tạo thành nhóm oxide kiềm thổ. Chất này có thể lấy từ nguồn: talc, dolomit, magnesi cacbonat. Magnesi hydroxide được tạo thành khi cho MgO phản ứng với nước đun sôi (MgO không tan và không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường) (H2O).
MgO + H2O = Mg(OH)2
Tuy nhiên, phản ứng này cũng xảy ra theo chiều ngược khi magnesi hydroxide bị nung nóng, nước sẽ bị tách ra và tạo thành MgO.
MgO và zirconi oxide là hai oxide có nhiệt độ nóng chảy cao nhất. Tuy nhiên, MgO dễ dàng tạo pha eutectic với các oxide khác và khi đó nó nóng chảy ở nhiệt độ rất thấp.
Ứng dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Magnesi oxide được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò sản xuất sắt và thép, các kim loại màu, thủy tinh hay xi măng. Magnesi oxide và các hợp chất khác cũng được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hóa chất và xây dựng. Nó được sử dụng để tạo các hợp kim nhôm - magnesi dùng trong sản xuất vỏ đồ hộp, cũng như trong các thành phần cấu trúc của ô tô và máy móc. Magnesi oxide còn được sử dụng trong kỹ thuật chế tạo pháo hoa do tạo ra các tia rất sáng và lập lòe, magnesi là một ví dụ, hoàn toàn trái ngược với các kim loại khác nó cháy ngay cả khi nó không ở dang bột.
Trong vật liệu gốm
[sửa | sửa mã nguồn]Magnesi oxide được dùng trong vật liệu gốm nhờ hai đặc tính quan trọng là độ giãn nở nhiệt thấp và khả năng chống rạn men. Trong men nung nhiệt độ cao, chất này là một chất trợ chảy (bắt đầu hoạt động từ 1170 độ C) tạo ra men chảy lỏng có độ sệt cao, sức căng bề mặt lớn, đục và sần. Cũng như CaO, tác động làm chảy men của nó gia tăng rất nhanh khi nhiệt độ càng cao.
MgO không nên dùng cho men có màu sáng. Nó cũng có thể tác hại đến một số chất tạo màu phía dưới. MgO dùng làm chất điều chỉnh bề mặt – tạo mặt men matte.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới Magnesium oxide tại Wikimedia Commons
- ^ Taurian, O.E.; Springborg, M.; Christensen, N.E. (1985). “Self-consistent electronic structures of MgO and SrO” (PDF). Solid State Communications. 55 (4): 351–5. Bibcode:1985SSCom..55..351T. doi:10.1016/0038-1098(85)90622-2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- ^ Application of magnesium compounds to insulating heat-conductive fillers Lưu trữ 2013-12-30 tại Wayback Machine. konoshima.co.jp
- ^ a b Zumdahl, Steven S. (2009). Chemical Principles (ấn bản thứ 6). Houghton Mifflin Company. tr. A22. ISBN 0-618-94690-X.