I (lớp tàu khu trục)
Soái hạm khu trục Inglefield
| |
Khái quát lớp tàu | |
---|---|
Bên khai thác | |
Lớp trước | lớp G và H |
Lớp sau | lớp Tribal |
Thời gian hoạt động | 1937–1960 |
Hoàn thành | 13 |
Bị mất | 6 |
Nghỉ hưu | 7 |
Đặc điểm khái quáttheo Whitley[1] | |
Kiểu tàu | Tàu khu trục |
Trọng tải choán nước |
|
Chiều dài | 323 ft (98 m) (chung) |
Sườn ngang | 33 ft (10 m) |
Mớn nước | 12,5 ft (3,8 m) (đầy tải) |
Động cơ đẩy |
|
Tốc độ | 35,6 hải lý trên giờ (65,9 km/h; 41,0 mph) |
Tầm xa | 5.530 nmi (10.240 km; 6.360 mi) ở tốc độ 15 hải lý trên giờ (28 km/h; 17 mph) |
Thủy thủ đoàn tối đa | 145 sĩ quan và thủy thủ |
Vũ khí |
|
Lớp tàu khu trục I là một lớp bao gồm tám tàu khu trục cùng một soái hạm khu trục được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc đặt hàng trong Chương trình Hải quân 1935, được đặt lườn vào năm 1936 và hoàn tất trong những năm 1937 và 1938. Bốn chiếc tương tự được Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đặt hàng, trong đó hai chiếc được Hải quân Hoàng gia mua lại, đưa tổng số tàu của lớp đi vào hoạt động lên 11 chiếc, cho dù ba trong số những chiếc ban đầu đã bị mất vào lúc Inconstant và Ithuriel nhập biên chế. Chúng đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và sáu chiếc đã bị mất, cùng một chiếc thứ bảy bị loại bỏ như một tổn thất cấu trúc toàn bộ.
Thiết kế
[sửa | sửa mã nguồn]Lớp I là sự lặp lại của lớp H dẫn trước, ngoại trừ chúng có mười ống phóng ngư lôi (hai dàn năm ống phóng) thay vì tám. Chúng áp dụng cách sắp xếp cầu tàu và phòng lái mới như được thử nghiệm trên những chiếc Hero và Hereward, ngoại trừ soái hạm khu trục Inglefield.[2] Inglefield còn có một cột ăn-ten trước lớn hơn kiểu ba chân, trong khi các tàu chị em có cột ăn-ten dạng cột. Trọng lượng nặng hơn bởi dàn ống phóng ngư lôi cũng như trang bị cả thiết bị quét mìn và thả mìn sâu (Các con tàu trước đây chỉ mang một trong hai loại) trên một lườn tàu cùng kiểu với lớp H gây ra sự mất cân bằng, đưa đến việc phải có thùng dằn khi lượng nhiên liệu xuống thấp.[1][2]
Tất cả các con tàu đều được gắn thiết bị quét mìn, cùng trang bị mìn sâu và sonar Asdic cho nhiệm vụ chống tàu ngầm. Tất cả đều có khả khả năng cải biến thành tàu rải mìn, bằng cách tháo dỡ các khẩu pháo 4,7 inch ‘A’ và ‘Y’, các ống phóng ngư lôi và thiết bị quét mìn, cho phép mang theo đến 60 quả mìn. Tuy nhiên, chỉ có bốn chiếc được cải biến cho vai trò này.
Các con tàu Thổ Nhĩ Kỳ
[sửa | sửa mã nguồn]Những chiếc lớp I Thổ Nhĩ Kỳ có thiết kế tương tự như các con tàu của Anh, nhưng chỉ mang tám ống phóng ngư lôi (hai dàn bốn ống phóng), giống như lớp H của Anh.
Các cải biến trong chiến tranh
[sửa | sửa mã nguồn]Các cải biến sớm trong chiến tranh (có thể không áp dụng cho những chiếc bị mất sớm)[1] bao gồm thay thế dàn ống phóng ngư lôi phía sau bằng một khẩu QF 12 pounder 3 inch (76,2 mm) phòng không, cắt ngắn ống khói phía sau và cột ăn-ten chính để cải thiện góc bắn của kiểu vũ khí này, và bổ sung một cặp pháo Oerlikon 20 mm hai bên cánh của cầu tàu. Một dàn radar Kiểu 286 bước sóng mét cảnh báo mặt đất được bổ sung khi nó sẵn có, đồng thời các khẩu súng máy phòng không Vickers 0,5 inch (12,7 mm) kém hiệu quả được thay thế bởi pháo Oerlikon. Ống phóng giữa của các dàn phóng ngư lôi được tháo dỡ để giảm bớt trọng lượng nặng bên trên của các con tàu.
Icarus được tháo bỏ tháp pháo ‘Y’ để lấy chỗ chứa thêm mìn sâu lên tổng cộng 110 quả và súng cối. Những chiếc sống sót được trang bị thêm một cặp pháo Oerlikon thứ ba ngang với vị trí đèn pha tìm kiếm, và khẩu pháo 12-inch được tháo dỡ để gia tăng lượng mìn sâu mang theo. Trên một số con tàu, tháp pháo ‘A’ được thay bằng một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog ném ra phía trước, nhưng cải biến này dường như được đảo ngược sau đó.[2] Ilex, Intrepid, Impulsive và Isis được tháo dỡ tháp pháo ‘B’, và hai khẩu pháo QF 6 pounder 10 cwt (2,25 inch/57 mm L/47) được bổ sung trên bệ Mark 1* dùng để chống lại những chiếc E-boat, cùng với một dàn Hedgehog.
Sau này Inglefield được trang bị lại dàn ống phóng ngư lôi thứ hai, nhưng cũng giống như các tàu chị em, ống phóng giữa được tháo dỡ. Một khẩu pháo 4 inch (100 mm) phòng không thứ hai thay thế cho khẩu pháo ‘X’, và nó tổng cộng sáu khẩu Oerlikon. Radar Kiểu 291 sau đó được bổ sung trên đỉnh cột ăn-ten trước[1] cũng như là một bộ định vị bằng sóng cao tần "Huff-Duff" trên một số con tàu.[1] Những chiếc nguyên của Thổ Nhĩ Kỳ cũng được cải biến tương tự những tàu chị em lớp I. Inconstant sau này được được trang bị radar Kiểu 270, một loại radar bước sóng xen-ti mét dò tìm mục tiêu, thay cho bộ điều khiển hỏa lực và máy đo tầm xa trên cầu tàu.[1] Cũng vậy, cuối cùng nó có sáu khẩu Oerlikon.
Những chiếc trong lớp
[sửa | sửa mã nguồn]Hải quân Hoàng gia Anh
[sửa | sửa mã nguồn]† = trang bị như tàu rải mìn
Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ
[sửa | sửa mã nguồn]Bốn chiếc được Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đặt hàng vào năm 1938. Khi chiến tranh nổ ra, hai chiếc được Anh mua lại, và hai chiếc được bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1942 như những chiếc Sultanhisar và Demirhisar.
Tàu | Đặt lườn | Hạ thủy | Hoạt động | Số phận |
---|---|---|---|---|
HMS Inconstant (H49) (Muavenet) | 24 tháng 5 năm 1939 | 24 tháng 2 năm 1941 | 24 tháng 1 năm 1942 | Chuyển cho Thổ Nhĩ Kỳ, 9 tháng 3 năm 1946, đổi tên thành Muavenet; bán để tháo dỡ 1960. |
HMS Ithuriel (H05) (Gayret) | 24 tháng 5 năm 1939 | 15 tháng 12 năm 1940 | 3 tháng 3 năm 1942 | Trúng bom và mắc cạn tại Bône 28 tháng 11 năm 1942; bán để tháo dỡ, 25 tháng 8 năm 1945 |
TCG Sultanhisar (H87) | 1939 | 1941 | 1942 | Ngừng hoạt động năm 1960 |
TCG Demirhisar (H80) | 1939 | 1941 | 1942 | Ngừng hoạt động năm 1960 |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- English, John (1993). Amazon to Ivanhoe: British Standard Destroyers of the 1930s. Kendal, England: World Ship Society. ISBN 0-905617-64-9.
- Whitley, M. J. (1988). Destroyers of World War 2. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-326-1.