Bước tới nội dung

Lưu Tiến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lưu Tiến
劉進
Thông tin chung
Sinh113 TCN
Mất91 TCN
An tángPhụng Minh (奉明)
Thê thiếpĐiệu hậu Vương Ông Tu
Hậu duệHán Tuyên Đế Lưu Tuân
Thụy hiệu
Điệu hoàng khảo
(悼皇考)
Thân phụLưu Cứ
Thân mẫuSử Lương đệ

Lưu Tiến (chữ Hán: 劉進; 113 TCN - 91 TCN), còn gọi Sử hoàng tôn (史皇孫), là con trai của Lệ Thái tử Lưu Cứ, do đó là cháu nội của Hán Vũ Đế Lưu Triệt thời Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là sinh phụ của Hán Tuyên Đế Lưu Tuân.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh ra ở Đông Cung

[sửa | sửa mã nguồn]

Sử hoàng tôn Lưu Tiến sinh vào năm Nguyên Đỉnh thứ 4 (113 TCN) thời Hán Vũ Đế, mẹ là Sử Lương đệ. Khi ấy, Lưu Cứ đang là Hoàng thái tử, được gọi là Vệ Thái tử theo họ mẹ là Hoàng hậu Vệ Tử Phu, Lưu Tiến cũng được gọi theo họ mẹ Sử thị, nên gọi [Sử hoàng tôn][1]. Bậc "Lương đệ" trong Thái tử cung vốn chỉ là hàng thiếp, dưới Thái tử phi, tuy nhiên do Vệ Thái tử không lập Thái tử phi, địa vị của Sử thị là cao nhất, thông qua cách gọi theo họ mẹ tương tự cha ruột Lưu Cứ, có thể thấy rõ phần nào địa vị của Lưu Tiến trong gia đình hoàng thất nhà Hán.

Trong năm Thái Thủy (từ 96 đến 93 TCN), Lưu Tiến sủng ái Gia nhân tử Vương Ông Tu. Năm Chinh Hòa thứ 2 (91 TCN), Vương thị sinh ra Hoàng tằng tôn Lưu Bệnh Dĩ, thân phận liền từ Gia nhân tử lên hàng Phu nhân. Chỉ sau vài tháng, Vụ án Vu cổ phát sinh, cả nhà Vệ Thái tử đều bị xử tử, bao gồm Lưu Tiến cùng Vương phu nhân, chỉ duy nhất Lưu Bệnh Dĩ còn sống sót. Lưu Tiến cùng Vương phu nhân và hai con gái khác của Vệ Thái tử được táng ở phía Bắc của Quảng Minh (廣明)[2][3].

Sau khi Hán Chiêu Đế băng hà, Hoắc Quang lập Xương Ấp vương Lưu Hạ kế vị. Nhưng sau 27 ngày, Lưu Hạ bị phế truất do thiếu khả năng trị vì. Thế là, Hoằng tằng tôn Lưu Bệnh Dĩ, con trai Sử hoàng tôn Lưu Tiến cùng Vương Ông Tu được Hoắc Quang chọn làm người kế vị Chiêu Đế, sử gọi Hán Tuyên Đế.

Năm Nguyên Bình nguyên niên (74 TCN), tháng 7, ngày Canh Thân, Hán Tuyên Đế tức vị. Năm Bổn Thủy nguyên niên (73 TCN), tháng 6, hạ chiếu nói:"Cố Hoàng thái tử táng ở huyện Hồ, không có thụy hiệu, cũng không có bốn mùa hiến tế theo lễ, nay nên nghị định thụy hiệu, thiết trí viên tẩm cùng an bài dân hộ trông coi lăng viên". Quan viên tâu lên nên truy tôn cho Thái tử Lưu Cứ, Sử lương đệ, Sử hoàng tôn cùng Vương phu nhân[4][5]. Tấu viết:

Lý giải thụy hiệu Điệu của Lưu Tiến, sách Dật chu thư (逸周书), phần giải thích ý nghĩa chữ thụy có nói: [Niên trung tảo yêu viết Điệu; 年中早夭曰悼]. Lưu Tiến do sự cố mà mất năm 24 tuổi, thụy hiệu này là hợp lý[6].

Năm Nguyên Khang nguyên niên (65 TCN), Thừa tướng Ngụy Tương dâng tấu sớ nói:"Kinh Lễ viết:'Phụ vi sĩ, tử vi thiên tử, tế dĩ thiên tử'. Điệu viên nên thượng tôn làm Hoàng khảo, lập Miếu, ở trong lăng viên thành lập tẩm điện, dùng lễ nghi Thiên tử mà cúng bái. Gia tăng hộ cung phụng thành 1.800 hộ, thiết trí Phụng Minh huyện. Tôn Lệ phu nhân làm Lệ hậu, thiết trí lăng viên cùng thái ấp cung phụng lên 300 hộ"[7][8].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 班固《汉书 外戚传上》载:史良娣家本鲁国,有母贞君。以元鼎四年为良娣,生男进,号史皇孙。
  2. ^ 班固《汉书 外戚传上》载: 史皇孙王夫人,宣帝母也,名翁须,太始中得幸于史皇孙。皇孙妻、帝无号位,皆称家人子。征和二年,生宣帝。帝生数月,卫太子、皇孙败,家人子皆坐诛,莫有收葬者,唯宣帝得全。
  3. ^ 《汉书·卷六十三·武五子传》 初,太子有三男一女,女者平舆侯嗣子尚焉。及太子败,皆同时遇害。卫后、史良悌葬长安城南。史皇孙、皇孙妃王夫人及皇女孙葬广明。皇孙二人随太子者,与太子并葬湖。
  4. ^ 班固《汉书 宣帝纪》载:六月,诏曰:"故皇太子在湖,未有号谥、岁时祠。其议谥,置园邑。"
  5. ^ 班固《汉书 武五子传》载:太子有遗孙一人,史皇孙子,王夫人男,年十八即尊位,是为孝宣帝,帝初即位,下诏曰:"故皇太子在湖,未有号谥,岁时祠,其议谥,置园邑。"有司奏请;"《礼》‘为人后者,为之子也’,故降其父母不得祭,尊祖之义也。陛下为孝昭帝后,承祖宗之祀,制礼不逾闲。谨行视孝昭帝所为故皇太子起位在湖,史良娣冢在博望苑北,亲史皇孙位在广明郭北。谥法曰‘谥者,行之迹也’,愚以为亲谥宜曰悼,母曰悼后,比诸侯王国,置奉邑三百家。故皇太子谥曰戾,置奉邑二百家。史良娣曰戾夫人,置守冢三十家。园置长丞,周卫奉守如法。"以湖阌乡邪里聚为戾园,长安白亭东为戾后园,广明成乡为悼园。皆改葬焉。
  6. ^ 《逸周书 谥法解》载:年中早夭曰悼,肆行劳祀曰悼,恐惧从处曰悼。
  7. ^ 班固《汉书 武五子传》载:后八岁,有司复言:"《礼》‘父为士,子为天子,祭以天子’。悼园宜称尊号曰皇考,立庙,因园为寝,以时荐享焉。益奉园民满千六百家,以为奉明县。尊戾夫人曰戾后,置园奉邑,及益戾园各满三百家。"
  8. ^ 班固《汉书 宣帝纪》载:夏五月,立皇考庙。益奉明园户为奉明县。