Bước tới nội dung

Danh sách di sản thế giới tại Áo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ủy ban Di sản thế giới là một cơ quan của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), đây là tổ chức có tầm quan trọng đến việc bảo tồn các di sản văn hóathiên nhiên theo Công ước Di sản thế giới của UNESCO năm 1972.[1] Di sản văn hóa bao gồm các di tích (chẳng hạn như các công trình kiến ​​trúc, tác phẩm điêu khắc lớn hoặc chữ khắc), các cụm công trình và địa điểm (bao gồm cả các địa điểm khảo cổ). Các đặc điểm tự nhiên (bao gồm các thành hệ vật lý và sinh học), các thành hệ địa chất và sinh lý (bao gồm cả môi trường sống của các loài động vật và thực vật bị đe dọa) và các địa điểm tự nhiên quan trọng theo quan điểm của khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp tự nhiên, được xác định là di sản tự nhiên.[2] Áo đã phê chuẩn công ước vào ngày 18 tháng 12 năm 1992, khiến cho các di tích của quốc gia này đủ điều kiện để được xét đưa vào danh sách.[3]

Các địa điểm ở Áo lần đầu tiên được đưa vào danh sách tại kỳ họp thứ 20 vào năm 1996 của Ủy ban Di sản thế giới tổ chức tại Mérida, Yucatán, Mexico. Tại kỳ họp đó, Trung tâm lịch sử Salzburg, Dinh thự và vườn Schönbrunn là hai di sản đầu tiên được công nhận.[4] Tính đến năm 2021, Áo có tổng cộng 12 di sản thế giới và 10 địa điểm nằm trong danh sách dự kiến. Trong số này, có năm di sản xuyên quốc gia: Cảnh quan văn hóa Fertö/Neusiedlersee chung với Hungary, Nhà sàn thời tiền sử xung quanh dãy núi Anpơ chung với Pháp, Đức, Ý, Slovenia và Thụy Sĩ, Các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của châu Âu chung với 17 quốc gia thuộc Châu Âu, các thị trấn Spa lớn của châu Âu với Bỉ, Cộng hòa Séc, Đức, Pháp, Ý, và Vương quốc Anh; Biên thành Danube với Đức và Slovakia. Năm 2017, Trung tâm Lịch sử Vienna bị liệt vào Danh sách di sản thế giới bị đe dọa do các tòa nhà cao tầng mới được quy hoạch.[5] Chỉ có một di sản thuộc loại hình tự nhiên.[3]

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn]

UNESCO liệt kê các địa điểm theo mười tiêu chí, mỗi mục phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí. Tiêu chí (i) đến (vi) là di sản văn hóa, trong khi (vii) đến (x) là di sản thiên nhiên.[6]

  * Địa điểm xuyên quốc gia
  Bị đe dọa Bị đe dọa
Di sản Hình ảnh Vị trí Năm công nhận Dữ liệu của UNESCO Mô tả
Trung tâm lịch sử Salzburg Salzburg 1996 784; ii, iv, vi (văn hóa) Salzburg đóng vai trò quan trọng trong sự giao thoa giữa các nền văn hóa Ý và Đức, dẫn đến sự nở rộ của hai nền văn hóa và sự giao lưu lâu dài giữa chúng, đặc biệt là kiến trúc Baroque. Salzburg là một ví dụ điển hình về thành bang giáo hội Châu Âu, với nhiều công trình kiến ​​trúc quan trọng, cả thế tục lẫn tôn giáo, từ thời Gothic đến thế kỷ 20. Thành phố cũng nổi tiếng về nghệ thuật, tiêu biểu là nhà soạn nhạc Wolfgang Amadeus Mozart.[7][8]
Dinh thự và vườn Schönbrunn Vienna 1996 786; i, iv (văn hóa) Schönbrunn nơi cư trú của các hoàng đế nhà Habsburg từ thế kỷ 18 đến năm 1918. Nó được xây dựng theo kiến trúc Rococo, được thiết kế bởi các kiến ​​trúc sư Johann Bernhard Fischer von ErlachNicolaus Pacassi. Đây là nơi có vườn thú lâu đời nhất trên thế giới vẫn còn hoạt động.[9]
Hallstatt-Dachstein/Cảnh quan văn hóa Salzkammergut Salzkammergut 1997 806; iii, iv (văn hóa) Từ việc khai thác các mỏ muối, bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ 2 TCN, đã mang lại sự thịnh vượng cho khu vực. Thị trấn được đặt theo tên của nền văn hóa Hallstatt trong thời đại đồ sắt. Khu vực nổi tiếng với các dãy núi và hang động, hang động dài nhất trong số đó có chiều dài 81 km (50 mi).[10]
Tuyến đường sắt Semmering Gloggnitz, Semmering, Áo 1998 785; ii, iv (văn hóa) Đường sắt Semmering được xây dựng giữa năm 1848 và 1854 có chiều dài 41 km (25 mi) băng qua những ngọn núi hiểm trở. Dự án được thực hiện vào thời gian mà ngành công nghiệp đường sắt còn non trẻ, và cần được tu sửa lại. Các đường hầm, cầu cạn và các công trình khác vẫn đang được sử dụng cho đến ngày nay.[11]
Thành phố Graz – Trung tâm lịch sử và Schloss Eggenberg Graz 1999 931; ii, iv (văn hóa) Một nhánh Gia tộc Habsburg đã sinh sống tại Graz trong nhiều thế kỷ. Các thành viên nhà Habsburg và các quý tộc địa phương đã xây dựng và mở rộng Graz qua nhiều thế kỷ, tạo nên một thành phố lớn với các lâu đài mang một số phong cách kiến trúc khác nhau.[12]
Cảnh quan văn hóa Wachau Wachau 2000 970; ii, iv (văn hóa) Wachau là một thung lũng dài 40 km (25 mi) dọc theo sông Danube giữa Melk và Krems. Thung lũng đã có người sinh sống từ thời tiền sử và là một khu vực quan trọng, có một số thị trấn lịch sử, làng mạc, tu viện, lâu đài và tàn tích.[13]
Cảnh quan văn hóa Fertö/Neusiedlersee* Burgenland 2001 772; v (văn hóa) Khu vực Hồ Fertö/Neusiedler từng bị nhiều dân tộc khác nhau chiếm đóng trong 8 thiên niên kỷ. Mạng lưới thị trấn và làng mạc đầu tiên có niên đại từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 13. Một số cung điện được xây dựng vào thế kỷ 18 và 19. Địa điểm là di sản xuyên quốc gia, chung với Hungary.[14]
Trung tâm lịch sử ViennaBị đe dọa Vienna 2001 1033; ii, iv, vi
(văn hóa)
Vienna, thủ đô của Hoàng tộc Habsburg, từ lâu đã được xem là thủ đô âm nhạc của châu Âu. Trung tâm lịch sử có nhiều quần thể kiến trúc theo nhiều phong cách khác nhau, bao gồm các lâu đài và khu vườn Baroque, và Ringstraße xây dựng vào cuối thế kỷ 19.[15] Vào năm 2017, di sản này bị liệt vào danh sách di sản thế giới bị đe dọa do các tòa nhà cao tầng mới được quy hoạch.[5][16]
Nhà sàn thời tiền sử xung quanh dãy núi Anpơ* Attersee, Keutschach, Seewalchen am Attersee, Mondsee 2011 1363; iv, v
(văn hóa)
Tàn tích của các nhà sàn thời tiền sử xung quanh và trên dãy Anpơ được xây dựng từ khoảng 5000 đến 500 trước Công nguyên trên các bờ hồ, sông hoặc vùng đất ngập nước. Chúng tái hiện nhiều thông tin về cuộc sống và thương mại về các nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ đồng nông nghiệp ở Anpơ Châu Âu. Có năm địa điểm được liệt kê ở Áo.[17] Địa điểm chung với Pháp, Đức, Ý, Slovenia và Thụy Sĩ.[18]
Các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của châu Âu* Dürrenstein, Kalkalpen 2017 1113; ix
(thiên nhiên)
Rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpathia được sử dụng để nghiên cứu sự phát tán của cây sồi (Fagus sylvatica) ở Bắc bán cầu qua nhiều môi trường khác nhau và môi trường trong rừng. Địa điểm được liệt kê trong danh sách lần đầu tiên vào năm 2007 ở Slovakia và Ukraine. Danh sách được mở rộng vào năm 2011, 2017 và 2021 với tổng số 18 quốc gia. Ở Áo địa điểm được liệt kê vào năm 2017, một ở Dürrenstein và bốn ở Kalkalpen (ảnh).[19]
Biên giới của Đế chế La Mã - Biên thành Danube (Phân đoạn phía Tây)* Map of Danubian Limes in Austria Hạ Áo, Thượng Áo, Vienna 2021 1608rev; ii, iii, iv (văn hóa) Biên thành Danube, một mạng lưới các công sự dọc sông Danube, bảo vệ biên giới của Đế chế La Mã. Phần ở Áo dài 357,5 km (222,1 mi), gồm 46 địa điểm. Di sản xuyên quốc gia chung với Đức và Slovakia.[20]
Các thị trấn Spa lớn của châu Âu* Park entrance in Baden bei Wien Baden bei Wien 2021 ii, iii, iv, vi (văn hóa) Các thị trấn Spa lớn của Châu Âu bao gồm 11 thị trấn spa ở bảy quốc gia Châu Âu, nơi nước khoáng được sử dụng cho mục đích chữa bệnh, trị liệu và thư giãn trước khi ngành y học nghề nghiệp phát triển vào thế kỷ 19. Có một thị trấn trong danh sách ở Áo, thị trấn Baden bei Wien.[21]

Danh sách dự kiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài các địa điểm đã được ghi trong danh sách Di sản thế giới, các quốc gia thành viên có thể duy trì danh sách các địa điểm dự kiến ​​để xem xét đề cử trong tương lai. Đề cử cho danh sách Di sản thế giới chỉ được chấp nhận nếu địa điểm trước đó đã được liệt kê trong danh sách di sản dự kiến.[22] Tính đến năm 2021, Áo có 10 địa điểm trong danh sách dự kiến:[23]

  * Địa điểm xuyên quốc gia
Địa điểm Hình ảnh Vị trí Năm đề cử Tiêu chí UNESCO Mô tả
Tu viện Kremsmünster Tu viện Kremsmünster Kremsmünster 1994 i, ii, iii, iv, vi (văn hóa) tu viện Biển Đức được xây dựng vào thế kỷ thứ 8, và trở thành trung tâm tôn giáo và giáo dục. Nó được trùng tu vào thế kỷ 17 và 18 theo phong cách Baroque. Tu viện lưu giữ các bản thảo thời Trung cổ có giá trị và một bộ sưu tập các kho tàng nghệ thuật.[24]
Rừng Bregenz Damülser Mittagspitze, 2,095m Vorarlberg 1994 iv, v (văn hóa) Khu vực này phần lớn vẫn duy trì phương thức canh tác truyền thống bao gồm các nhà nông trang, các ngôi làng có niên đại từ thế kỷ 18 và 19. Các xưởng gia công dệt may nhỏ là khởi đầu của sự phát triển công nghiệp trong khu vực.[25]
Nhà thờ chính tòa Gurk Damülser Mittagspitze, 2,095m Gurk 1994 i, iii, iv (văn hóa) Từng là nhà thờ chính tòa của Gurk, có từ thế kỷ 12, là một trong những ví dụ điển hình về các nhà thờ kiểu kiến trúc Romanesque ở Áo. Đặc điểm đáng chú ý của nhà thờ là hầm mộ "trăm cột", nơi chôn cất người sáng lập, Thánh Hemma của Gurk, cùng với bộ sưu tập bích họa phong phú.[26]
Lâu đài Hochosterwitz Lâu đài Hochosterwitz Carinthia 1994 i, iii, iv (văn hóa) Là một trong những lâu đài thời Trung cổ vĩ đại nhất ở Áo, nằm trên một ngọn đồi cao giữa vùng đồng bằng. Lối vào lâu đài được bảo vệ bởi 14 cổng kiên cố. Cấu trúc hiện tại của nó có niên đại từ thế kỷ 16.[27]
Tu viện Heiligenkreuz Tu viện Heiligenkreuz Heiligenkreuz 1994 i, ii, iii, iv (văn hóa) Tu viện Heiligenkreuz là một tu viện Xitô được xây dựng vào thế kỷ 12. Các khu vực trong khu phức hợp từ thời Trung cổ được bảo tồn và vẫn được sử dụng cho các mục đích ban đầu cho đến ngày nay, trong khi các phần mở rộng sau đó được xây dựng theo phong cách Baroque.[28]
Đường mòn Iron, cùng với Mỏ Erzberg và thị trấn cổ Steyr Steyr Thượng Áo 2002 i, ii, iii, iv (văn hóa) Vùng Erzberg, giữa hai thị trấn LeobenHieflau ở Styria, là nơi có trữ lượng lớn quặng sắt. Việc khai thác mỏ lộ thiên làm biến đổi các sườn núi, trong khi khu vực này có một số cơ sở nấu luyện và buôn bán sắt. Thị trấn cổ Steyr là một trong những thị trấn công nghiệp lịch sử quan trọng nhất ở Áo, nằm ở nơi hợp lưu của hai con sông, là nơi phát triển ngành công nghiệp sắt.[29]
Cảnh quan văn hóa "Innsbruck-Nordkette/Karwendel" Innsbruck Tyrol 2002 i, ii, iii, iv (văn hóa) Thành phố Innsbruck được thành lập ở ngã ba của một số tuyến đường thương mại quan trọng, là nơi ở của các công tước, vua và hoàng đế từ thời Hậu Trung Cổ. Một số địa danh nổi bật bao gồm Goldenes Dachl (Golden Roof) và Court Church, nơi chứa hài cốt của Maximilian I. Thành phố nằm dưới chân dãy núi Nordkette, một phần của dãy Karwendel, là một địa điểm thu hút khách du lịch với đặc trưng là những đồng cỏ Anpơ.[30]
Vườn quốc gia Hohe Tauern Grossglockner Carinthia, Salzburg, Tyrol 2003 vii, viii, ix, x (tự nhiên) Vườn quốc gia là nơi sinh sống của các loài động thực vật đặc hữu của vùng núi Anpơ, đồng thời cũng là nơi chứng kiến các quá trình địa mạo hình thành nên những ngọn núi. Một phần của vườn được bao phủ bởi sông băng. Đường đèo nơi đây đã được xây dựng từ thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Đường Thượng Alpen Großglockner, được xây dựng vào những năm 1930, là một thành tựu tiên phong quan trọng.[31]
Thị trấn Hall in Tyrol – The Mint Hall in Tyrol Hall in Tyrol 2013 i, ii, iv (văn hóa) Thị trấn Hall được thành lập vào thế kỷ 13. Thị trấn nổi tiếng khi Đại công tước Sigmund di dời xưởng đúc tiền của Tyrol từ Meran đến Hall vào năm 1477. Xưởng đúc tiền này sản xuất ra những đồng bạc chất lượng cao, được gọi là thaler, và cũng chứng kiến một số cải tiến công nghệ, chẳng hạn như đúc máy ép con lăn thay thế đúc bằng búa. Trung tâm lịch sử xây dựng theo phong cách Gothic muộn, vẫn còn hoàn toàn nguyên vẹn, là ví dụ điển hình về quy hoạch thị trấn và phát triển đô thị thời Trung cổ.[32]
Đường Großglockner Thượng Anpơ/Großglockner Hochalpenstraße Grossglockner road Carinthia, Salzburg 2016 i, ii, iv (văn hóa) Con đường được xây dựng vào những năm 1930 với phong cảnh núi non nguyên sơ để giúp khách du lịch có thể chiêm ngưỡng, góp phần không nhỏ trong sự phât triển của ngành du lịch ở vùng Thượng Anpơ. Con đường đại diện cho sự phát triển kỹ thuật xây dựng đường trên núi cao và việc quản lý các địa điểm du lịch vào đầu thế kỷ 20.[33]
  1. ^ Di sản Nhà sàn thời tiền sử xung quanh dãy núi Anpơ bao gồm 111 địa điểm riêng biệt trải dài trên sáu quốc gia. Dấu chấm trên bản đồ tại Attersee là nơi có ba trong số năm ngôi nhà sàn được UNESCO công nhận của Áo. Địa điểm các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của châu Âu bao gồm 78 địa điểm riêng biệt trải rộng trên mười hai quốc gia. Dấu chấm trên bản đồ tại "Kalkalpen - Hintergebirg" là khu rừng lớn nhất, đại diện trong số 5 khu rừng sồi được UNESCO công nhận. Có 46 địa điểm của biên thành Danube ở Áo, nhưng không được biểu thị trên bản đồ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The World Heritage Convention”. UNESCO. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2010.
  2. ^ “Convention Concerning the Protection of the World Cultural and Natural Heritage”. UNESCO. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2021.
  3. ^ a b “Austria – Properties inscribed on the World Heritage List”. UNESCO. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2014.
  4. ^ “Report of the Rapporteur”. UNESCO. ngày 10 tháng 3 năm 1997. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2014.
  5. ^ a b “Historic Centre of Vienna inscribed on List of World Heritage in Danger”. UNESCO. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2017.
  6. ^ “UNESCO World Heritage Centre – The Criteria for Selection”. UNESCO. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2018.
  7. ^ “Historic Centre of the City of Salzburg”. UNESCO. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  8. ^ “UNESCO World Heritage List: This is Salzburg”. salzburg.info. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  9. ^ “Palace and Gardens of Schönbrunn”. UNESCO. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  10. ^ “Hallstatt-Dachstein / Salzkammergut Cultural Landscape”. UNESCO. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  11. ^ “Semmering railway”. UNESCO. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  12. ^ “City of Graz – Historic Centre and Schloss Eggenberg”. UNESCO. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  13. ^ “Wachau Cultural Landscape”. UNESCO. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  14. ^ “Fertö / Neusiedlersee Cultural Landscape”. UNESCO. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  15. ^ “Historic Centre of Vienna”. UNESCO. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2011.
  16. ^ “Unesco puts Vienna's historic centre on 'in danger' list – The Local”. Thelocal.at. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  17. ^ “Prehistoric Pile Dwellings around the Alps – Maps”. UNESCO. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  18. ^ “Prehistoric Pile dwellings around the Alps”. UNESCO. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2012.
  19. ^ “Ancient and Primeval Beech Forests of the Carpathians and Other Regions of Europe”. UNESCO World Heritage Centre. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2017.
  20. ^ “Frontiers of the Roman Empire – The Danube Limes (Western Segment)”. UNESCO. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2021.
  21. ^ “The Great Spa Towns of Europe”. UNESCO. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2021.
  22. ^ “Tentative Lists”. UNESCO. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2014.
  23. ^ “Áo – Danh sách dự kiến”. UNESCO. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2016.
  24. ^ “Abbey of Kremsmünster – UNESCO World Heritage Centre”. UNESCO. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  25. ^ “Bregenzerwald (Bregenz Forest) – UNESCO World Heritage Centre”. UNESCI. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  26. ^ “Cathedral of Gurk – UNESCO World Heritage Centre”. UNESCO. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  27. ^ “Hochosterwitz Castle – UNESCO World Heritage Centre”. UNESCO. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  28. ^ “Heiligenkreuz Abbey – UNESCO World Heritage Centre”. UNESCO. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  29. ^ “Iron Trail with Erzberg and the old town of Steyr – UNESCO World Heritage Centre”. UNESCO. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  30. ^ “Cultural Landscape of "Innsbruck-Nordkette/Karwendel" – UNESCO World Heritage Centre”. UNESCO. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  31. ^ “National Park "Hohe Tauern" – UNESCO World Heritage Centre”. UNESCO. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  32. ^ “Hall in Tyrol – The Mint – UNESCO World Heritage Centre”. UNESCO. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  33. ^ “Großglockner High Alpine Road / Großglockner Hochalpenstraße - UNESCO World Heritage Centre”. UNESCO. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]