Bước tới nội dung

Chlamydia trachomatis

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Chlamydia)
Chlamydia trachomatis[1]
Thể vùi (màu nâu) của C. trachomatis trong một mẫu cấy tế bào McCoy.
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Bacteria
Ngành (phylum)Chlamydiae
Bộ (ordo)Chlamydiales
Họ (familia)Chlamydiaceae
Chi (genus)Chlamydia
Loài (species)C. trachomatis
Danh pháp hai phần
Chlamydia trachomatis[1]
Busacca, 1935

Danh pháp đồng nghĩa
  • Rickettsia trachomae (sic) Busacca 1935
  • Rickettsia trachomatis (Busacca 1935) Foley and Parrot 1937
  • Chlamydozoon trachomatis (Busacca 1935) Moshkovski 1945

Chlamydia trachomatis[1] là một chủng vi khuẩn đặc biệt, tương tự siêu vi (virus), chúng không có khả năng phát triển bên ngoài tế bào sống [2]. Đây là một trong ba loài vi khuẩn trong chi Chlamydia, họ Chlamydiaceae, lớp Chlamydiae, ngành Chlamydiae, giới Bacteria.

Cùng chi Chlamydia có thêm hai loài vi khuẩn khác:

Trước đây chi này còn bao gồm hai loài có liên quan lâm sàng khác nữa, nhưng kể từ năm 1999 đã được đặt trong chi Chlamydophila. Đó là Chlamydia pneumoniaeChlamydia psittaci.

  • Chlamydia psittaci (danh pháp hợp lệ Chlamydophila psittaci) - thường thấy trong súc vật nhưng có thể lây cho người. Một số lây từ giống chim két (vẹt) (họ Psittacidae) sang người có thể gây bệnh sưng phổi trầm trọng. Một số khác lây từ cừu và nếu lây vào phụ nữ đang có thai có thể làm sẩy thai.
  • Chlamydia pneumoniae (danh pháp hợp lệ Chlamydophila pneumoniae) - gây bệnh đường hô hấp, lây từ người sang người. Còn gọi là nhân tố "TAR" (Taiwan Acute Respiratory: hô hấp cấp tính Đài Loan - vì hai trường hợp bệnh đầu tiên phát hiện tại Đài Loan)

Bệnh gây ra bởi Chlamydia trachomatis

[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh đường sinh dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu chứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chlamydia trachomatis (Ct) là nguyên nhân thường gặp nhất và có thể điều trị khỏi trong các bệnh lây truyền qua đường sinh dục. Đa số trường hợp nhiễm Ct không được phát hiện vì 75% phụ nữ và 50% nam giới không có triệu chứng lâm sàng.

  • Nam giới: đôi khi có chất mủ tiết ra theo đường nước tiểu, thỉnh thoảng làm đau.
  • Nữ giới: viêm cổ tử cung làm tiết mủ từ âm đạo, viêm vùng chậu có thể làm sốt hay đau khi giao hợp.

Song một số trường hợp lại rất ít có biểu hiện do vậy cần làm các xét nghiệm kể cả khi không có triệu chứng lâm sàng.

Truyền nhiễm

[sửa | sửa mã nguồn]

Chlamydia trachomatis lây trong lúc giao hợp. Vi khuẩn có thể dính vào tay và lây vào mắt. Chú ý: Nhóm vi khuẩn Chlamydia làm bệnh lây từ hạ bộ lên mắt này không trầm trọng như bệnh mắt hột, và thường không làm mù lòa.

Chẩn đoán

[sửa | sửa mã nguồn]

Chlamydia trachomatis không phát triển ngoài tế bào sống được nên không thể xét nghiệm theo phương pháp cấy thường dùng cho các vi khuẩn khác.

  • Mẫu thử:
    • Bệnh đường sinh dục: chất nhờn từ cổ tử cung, cửa ống dẫn tiểu. Nước tiểu cũng có thể dùng để xét nghiệm (chú ý là cần lấy nước tiểu đoạn đầu - không phải đoạn giữa).
    • Bệnh mắt: ghèn mắt
    • Bệnh phổi trẻ sơ sinh: hút chất nhờn từ khí quản
  • Phương thức xét nghiệm: Cấy và rà axít nhân của vi khuẩn sau khi phóng đại bằng PCR (phản ứng chuỗi Polymeraza)[4].
  • Ngoài ra còn có một số phương thức xét nghiệm bằng các thử nghiệm nhanh của SD khá hiệu quả, cho kết quả rất chính xác.

Điều trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Những kháng sinh có thể chữa Chlamydia trachomatis:

  • Doxycycline
  • Erythromycin.
  • Azithromycin
  • Ofloxacin
  • Penicillin

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c J.P. Euzéby. “Chlamydia”. List of Prokaryotic names with Standing in Nomenclature. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2008.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2006.
  3. ^ “www.chlamydiae.com (professional) - Taxonomy diagram”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2007.
  4. ^ http://www.rcpamanual.edu.au/sections/pathologytest.asp?s=33&i=123