Bước tới nội dung

Hongdu JL-10

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
JL-10 (L-15)
Kiểu Máy bay huấn luyện / Máy bay chiến đấu hạng nhẹ
Quốc gia chế tạo Trung Quốc
Hãng sản xuất Hongdu Aviation Industry Corporation
Chuyến bay đầu tiên Ngày 13 tháng 3 năm 2006
Ra mắt Năm 2013[1]
Tình trạng Đang hoạt động
Trang bị cho Không quân Trung Quốc
Không quân Zambia
Không quân Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
L-15 trong buổi lễ bàn giao

Hongdu JL-10, ban đầu còn được gọi là Hongdu L-15 Falcon,[2] là một loại máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến và máy bay chiến đấu hạng nhẹ siêu thanh được phát triển bởi Hongdu Aviation Industry Corporation (Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hongdu) (HAIC).[3][4] Nó được Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) sử dụng làm máy bay huấn luyện chiến đấu dẫn đầu (LIFT).[5]

Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

China Aviation Industry Corporation II (Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc II) (AVIC II) hướng tới phát triển một máy bay huấn luyện tiên tiến mới cho quân đội Trung Quốc (PLA) vào năm 2000; AVIC II đã ký hợp đồng với Cục thiết kế Yakovlev của Nga — nhà thiết kế máy bay huấn luyện Yak-130 — với tư cách là cố vấn khoa học và kỹ thuật cho chương trình L-15.[6] L-15 sẽ cạnh tranh với Guizhou JL-9 được phát triển song song bởi China Aviation Industry Corporation I (Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc I).[7] Nguyên mẫu L-15 hoàn thành vào tháng 9 năm 2005,[8] bay lần đầu ngày 13 tháng 3 năm 2006. Các phiên bản ban đầu là máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến cận âm và máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến siêu âm.

Việc phát triển L-15B, một biến thể siêu thanh cho LIFT, đã được công bố năm 2010.[3] Nó thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 21 tháng 12 năm 2017.[9]

China National Aero-Technology Import & Export Corporation (Tập đoàn Xuất Nhập khẩu Công nghệ Hàng không Quốc gia Trung Quốc) (CATIC) đã đặt hàng 12 chiếc L-15 vào tháng 11 năm 2012; không rõ liệu những chiếc máy bay này có phải được chuyển cho một bên thứ ba hay không.[10]

Zambia đặt hàng 6 máy bay L-15Z hồi năm 2014 với tổng giá trị hợp đồng 100 triệu USD;[11] chúng được bàn giao năm 2016 và 2017.[9]

PLA sử dụng một vài chiếc L-15 để đánh giá bay thử nghiệm trước năm 2018.[9] Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân (PLAN) tiếp nhận 12 chiếc L-15 vào tháng 8 năm 2018.[12] PLAAF bắt đầu sử dụng JL-10 cho LIFT vào năm 2019. So với JL-9 kém tinh vi hơn, JL-10 giảm thời gian đào tạo chuyển đổi và thời gian đào tạo ứng viên cho các máy bay PLAAF.[5]

Ngày 23 tháng 2 năm 2022, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất thông báo có ý định mua 12 chiếc L-15, với tùy chọn mua thêm 36 chiếc nữa.[13][14] Giá trị của thỏa thuận không được tiết lộ, nhưng tờ The National (Abu Dhabi) đưa tin Trung Quốc bán L-15 với giá 10–15 triệu USD mỗi chiếc.[15]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

L-15 sử dụng các hệ thống kiểm soát bay (FBW) và buồng lái màn hình hiển thị.[5]

Các nguyên mẫu được trang bị động cơ tuốc bin phản lực Lotarev DV-2.

Máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến cận âm L-15A trang bị động cơ Ivchenko-Progress AI-222-25 và có 7 giá treo vũ khí.[9] Phiên bản máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến siêu âm trang bị động cơ đốt sau AI-222K-25. Theo một nguồn tin của Ukraina, 25% cấu tạo máy bay được làm bằng vật liệu composite, tuổi thọ của nó là 10.000 giờ.[16]

Máy bay tấn công hạng nhẹ L-15B trang bị động cơ AI-222K-25F[17] cho tốc độ tối đa Mach 1,4 (1.670 km/h).[3] So với L-15A, L-15B có độ dài quãng đường cất cánh và hạ cánh ngắn hơn cũng như có thêm 2 giá treo vũ khí.[4]

L-15A và L-15B sử dụng radar mảng quét điện tử thụ động PESA.[9]

Biến thể

[sửa | sửa mã nguồn]
  • L-15AW: Phiên bản máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến cận âm với 7 giá treo vũ khí. Trước đây được bán trên thị trường là L-15A.[3][4]
  • Máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến L-15: Phiên bản siêu thanh của L-15A.
  • L-15Z: Tên định danh máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến L-15 trong biên chế không quân Zambia.
  • L-15B: Biến thể tấn công hạng nhẹ siêu thanh[9] với 9 giá treo vũ khí.[3]
  • JL-10: Tên định danh của PLAAF.[17]

Quốc gia sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
 Trung Quốc
 Zambia
 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
 Ethiopia[20]

Thông số kỹ thuật (L-15B)

[sửa | sửa mã nguồn]
L-15 top view
L-15 nhìn từ trên xuống

Đặc điểm tổng quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệu suất bay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vận tốc tối đa: Mach 1,4 (1.670 km/h)[3]

Trang bị vũ khí

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống điện tử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Radar mảng quét điện tử thụ động PESA[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Makichuk, Dave (3 tháng 1 năm 2020). “China's L-15 Falcon: Cut-rate warfare on a budget”. Asia Times. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ “猎鹰L15高级教练机”. Hongdu Aviation Industry Group (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ a b c d e f Waldron, Greg (1 tháng 11 năm 2016). “Airshow China : AVIC advanced trainers in the spotlight”. Flightglobal.com. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2019.
  4. ^ a b c d e Waldron, Greg (6 tháng 11 năm 2018). “AVIC burnishes combat credentials of L-15 family”. Flight Global. Zhuhai. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2018.
  5. ^ a b c Solen, Derek (tháng 2 năm 2021). “Initial Fighter Pilot Training in the PLA Air Force” (PDF). United States Air Force Air University. China Aerospace Studies Institute. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ “YAK-130 combat trainer of new century”. Yakovlev. tháng 6 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2021.
  7. ^ “Zhuhai 2004 - Chinese jet trainer pair square up”. Flight Global. 8 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  8. ^ Francis, Leithen; Sobie, Brendan (26 tháng 9 năm 2005). “Hongdu completes L-15 prototype assembly”. Flight Global. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  9. ^ a b c d e f g Chuanren, Chen (7 tháng 3 năm 2018). “Uruguay Interested in Chinese L-15 Trainer”. Aviation International News.
  10. ^ Hoyle, Craig (20 tháng 11 năm 2012). “CATIC lines up first international L-15 sale after agreeing to buy 12 trainers”. Flight International. 182 (5367): 23.
  11. ^ Fisher, Richard D., Jr. (30 tháng 12 năm 2015). “Zambia to receive first Hongdu L-15 trainer”. Jane's Defence Weekly. Surrey, UK: Jane's Information Group. 53 (8). ISSN 0265-3818.
  12. ^ Waldron, Greg (15 tháng 8 năm 2018). “Beijing boosts naval pilot training with L-15 acquisition”. Flight Global. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  13. ^ أحمد النعيمي; زكريا محيي الدين (23 tháng 2 năm 2022). “وزارة الدفاع تنوي شراء 12 طائرة صينية من طراز” [The Ministry of Defense intends to buy 12 Chinese L15 aircraft]. Emirates News Agency (bằng tiếng Ả Rập). Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2022.
  14. ^ a b c Hoyle, Craig (23 tháng 2 năm 2022). “UAE poised to order up to 48 Chinese L-15 jet trainers”. Flight Global. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  15. ^ “UAE's Ministry of Defence to buy L-15 Falcon jets from China”.
  16. ^ “Ukraine conveys first engines for L-15 trainer airplane to China”. Kyiv Post.
  17. ^ a b c d e f Yeo, Mike (1 tháng 9 năm 2016). “China's Air Force Apparently Receives First L-15 Jet Trainer”. Aviation International News. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  18. ^ The Military Balance 2021. Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược. tr. 225.
  19. ^ The Military Balance 2021. Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược. tr. 254.
  20. ^ “Military Watch Magazine”. militarywatchmagazine.com. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]