Bước tới nội dung

Họ Cun cút

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Cun cút
Cun cút ngực đen (Turnix melanogaster)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Charadriiformes
Họ (familia)Turnicidae
GR Gray, 1840
Phân bố của cun cút.
Phân bố của cun cút.
Các chi

Họ Cun cút (danh pháp khoa học: Turnicidae) là một họ nhỏ bao gồm một số loài chim trông tương tự, nhưng không có họ hàng gì với chim cút[1] thật sự.

Các loài cun cút theo truyền thống được đặt trong bộ Sếu (Gruiformes) hay bộ Gà (Galliformes)[2]. Phân loại Sibley-Ahlquist nâng cấp chúng lên thành một bộ và gọi là bộ Cun cút (Turniciformes)[3]. Nhưng ở đây có vấn đề, hoặc là do tỷ lệ tiến hóa phân tử của chúng quá nhanh, vượt qua các giới hạn của độ nhạy trong kỹ thuật lai ghép DNA-DNA hoặc là do các tác giả đã không thực hiện các so sánh cặp đủ rộng lớn ở mức độ thích hợp hoặc cả hai lý do trên. Các nghiên cứu di truyền ở mức phân tử gần đây chỉ ra rằng các loài chim cun cút chính xác là thuộc về bộ Choi choi (Charadriiformes)[4][5][6].

Đây là nhóm chim thuộc về Cựu thế giới, sinh sống trong các vùng đồng cỏ có khí hậu ấm áp. Chúng là các loài chim có kích thước rất nhỏ, mình tròn, đuôi ngắn, có xu hướng chạy nhiều hơn bay, thường chỉ nhìn thấy khi chúng bay ra khỏi bụi rậm. Chân không có ngón sau. Chim đực ấp trứng và nuôi con thay chim cái. Chim cái màu sáng hơn chim đực và là con khởi đầu trong quan hệ sinh dục. Chúng thường có tiếng kêu trầm vang.

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ này có 17 loài, phân bố trong 2 chi như dưới đây.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Một số tác giả gọi chim cút này là chim cay, trong khi từ chim cay gần như không tìm thấy trong bất kỳ quyển từ điển tiếng Việt nào, có lẽ là cách phiên âm từ tiếng Pháp caille hay tiếng Anh quail
  2. ^ K. Rotthowe, J. M. Starck, 1998, Evidence for a phylogenetic position of button quails (Turnicidae: Aves) among the Gruiformes, Journal of Zoological Systematics and Evolutionary Research 36:1-2, 39–51, 3/1998, doi:10.1111/j.1439-0469.1998.tb00776.x
  3. ^ Sibley C.G. & Ahlquist J.E. (1990): Phylogeney and Classification of Birds. Ấn bản Đại học Yale, New Haven.
  4. ^ Paton T. A.; Baker A. J.; Groth J. G. & Barrowclough G. F. (2003). RAG-1 sequences resolve phylogenetic relationships within charadriiform birds. Mol. Phyl. Evol. 29:2, 268-278. doi:10.1016/S1055-7903(03)00098-8
  5. ^ Fain M.G., P. Houde (2007), Multilocus perspectives on the monophyly and phylogeny of the order Charadriiformes, BMC Evol. Biol. 7:35, doi:10.1186/1471-2148-7-35.
  6. ^ Baker A. J., S. L. Pereira, T. A. Paton (2007), Phylogenetic relationships and divergence times of Charadriiformes genera: multigene evidence for the Cretaceous origin of at least 14 clades of shorebirds, Biol. Lett. 3:2, 205-210, doi:10.1098/rsbl.2006.0606.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]