Bước tới nội dung

Epsilon Eridani b

Tọa độ: Sky map 03h 32m 55.8442s, −09° 27′ 29.744″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Epsilon Eridani b / AEgir
Ấn tượng của họa sĩ về Epsilon Eridani b là một hành tinh khí khổng lồ với các vành đai. Vật thể ở bên dưới chính là mặt trăng giả thuyết của nó.
Khám phá[1]
Khám phá bởiHatzes và cộng sự
Nơi khám pháHoa Kỳ
Ngày phát hiện7 tháng 8 năm 2000
Kĩ thuật quan sát
Phổ Doppler
Đặc trưng quỹ đạo
3,52±0,04 AU[2]
Độ lệch tâm0,16±0,01[3]
2.775 ± 5 ngày (7,598 ± 0,014 năm)[3]
Độ nghiêng quỹ đạo45°±[3]
302°±13°[3]
2460963±26[3]
202°±[3]
Bán biên độ104±01 m/s[3]
SaoEpsilon Eridani
Đặc trưng vật lý
Khối lượng0,63+0,12
−0,04
 MJ
[3]
Nhiệt độ~150 K (−123 °C; −190 °F)[4]

Epsilon Eridani b, còn gọi là AEgir [sic],[5] là một ngoại hành tinh cách Trái Đất xấp xỉ 10,5 năm ánh sáng. Nó quay quanh sao Epsilon Eridani trong chòm sao Ba Giang ở khoảng cách 3,5 AU trong 7,6 năm và có khối lượng bằng 0,6 lần Sao Mộc.[3] Hành tinh này được phát hiện vào năm 2000, và cho đến nay vẫn là hành tinh duy nhất đã được xác nhận của hệ hành tinh này. Tính đến năm 2023, cả Extrasolar Planets EncyclopaediaNASA Exoplanet Archive đều liệt kê hành tinh này là 'đã xác nhận'.[6][7]

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Hành tinh này và sao chủ của nó là một trong những hệ hành tinh được chọn bởi Liên đoàn Thiên văn Quốc tế cho dự án NameExoWorlds, một quá trình để công chúng chọn ra tên riêng cho các ngoại hành tinh và sao chủ (đối với những chủ thể chưa có tên riêng).[8][9] Quá trình này bao gồm việc đề cử và bỏ phiếu công khai để chọn ra cái tên mới.[10] Tháng 12 năm 2015, IAU thông báo những cái tên thắng cuộc là AEgir [sic] (phát âm là /ˈər/ [Anh hóa] hoặc /ˈjɪər/, gần giống với từ Bắc Âu cổ là Ægir) (cho hành tinh) và Ran (cho sao chủ của nó).[11] James Ott, 14 tuổi, chính là người đề xuất những tên gọi này.[12]

Vệ tinh Aegir của Sao Thổ cũng được đặt tên theo nhân vật thần thoại Ægir, và có cách đánh vần khác nhau chỉ bởi cách viết hoa.[13]

Phát hiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Một nhóm các nhà khoa học Canada đã nghi ngờ về sự tồn tại của Epsilon Eridani b vào đầu thập niên 1990, nhưng những quan sát của họ lại không đủ chắc chắn để khẳng định điều đó. Sau này, vào ngày 7 tháng 8 năm 2000, hành tinh chính thức được phát hiện bởi một nhóm các nhà khoa học do Artie Hatzes dẫn đầu. Họ cho rằng hành tinh này có khối lượng bằng 1,2 ± 0,33 lần Sao Mộc, với khoảng cách trung bình tới sao chủ là 3,4 AU.[1] Những người quan sát, trong đó có Geoffrey Marcy, cho rằng cần có thêm thông tin về hành vi nhiễu Doppler của ngôi sao được tạo ra bởi từ trường lớn và biến thiên của nó trước khi có thể xác nhận sự hiện diện của hành tinh này.[14]

Năm 2006, Kính viễn vọng không gian Hubble đã thực hiện các phép đo thiên văn và xác nhận sự tồn tại của hành tinh.[15] Các quan sát này chỉ ra rằng AEgir có khối lượng gấp 1,5 lần Sao Mộc và nằm trên mặt phẳng của đĩa bụi xung quanh ngôi sao.[16] Ngoài ra, hành tinh này có quỹ đạo lệch tâm với độ lệch là 0,25[16] hoặc 0,7.[17]

Trong khi đó, Kính viễn vọng không gian Spitzer đã phát hiện một vành đai tiểu hành tinh cách ngôi sao khoảng 3 AU.[18] Năm 2009, một nhóm các nhà thiên văn học tuyên bố rằng độ lệch tâm được đề xuất của hành tinh và vành đai này không nhất quán: hành tinh có thể băng qua vành đai và nhanh chóng dọn dẹp các vật chất của nó.[19] Epsilon Eridani b và vành đai bên trong có thể được điều hòa nếu vật chất của vành đai đó đến từ vành đai sao chổi bên ngoài (cũng được biết là có tồn tại).[20]

Các nhà thiên văn học tiếp tục thu thập và phân tích dữ liệu vận tốc xuyên tâm, đồng thời tinh chỉnh các giới hạn trên có được từ non-detection (tạm dịch: phi phát hiện) thông qua phương pháp chụp ảnh trực tiếp, đối với Epsilon Eridani b. Một bài báo được công bố vào tháng 1 năm 2019 đã cho thấy giá trị độ lệch tâm quỹ đạo nhỏ hơn các ước tính trước đây, vào khoảng 0,07, phù hợp với quỹ đạo gần tròn và rất tương đồng với độ lệch tâm của quỹ đạo Sao Mộc là 0,05.[4] Điều này đã giải quyết vấn đề về sự ổn định đối với vành đai tiểu hành tinh bên trong. Các phép đo được cập nhật cũng bao gồm những ước tính mới cho khối lượng và độ nghiêng của hành tinh, vào khoảng 0,78 lần Sao Mộc nhưng do độ nghiêng đã bị ràng buộc kém ở 89°, nên đây chỉ là ước tính sơ bộ về khối lượng tuyệt đối.[4] Nếu thay vào đó, hành tinh chuyển động cùng độ nghiêng với đĩa sao (34°), như Benedict và đồng nghiệp từng đề xuất vào năm 2006,[16] khối lượng của nó sẽ là 1,19 lần Sao Mộc.[4]

Sử dụng dữ liệu thu thập được từ Kính thiên văn robot của Đài quan sát Hải quân Mỹ (URAT), cộng với dữ liệu trước đó từ sứ mệnh Hipparcos và dữ liệu Gaia EDR3 vừa được công bố, một nhóm các nhà khoa học tại Đài quan sát Hải quân Mỹ tin chắc rằng họ đã xác nhận sự tồn tại của một ngoại hành tinh với chu kỳ dài quay quanh Epsilon Eridani.[21]

Một bài báo xuất bản vào tháng 10 năm 2021 xác định rằng, sử dụng các phép đo thiên văn tuyệt đối từ Hipparcos, dữ liệu Gaia DR2 và các phép đo vận tốc xuyên tâm mới từ những bức ảnh sử dụng vortex coronagraph Ms-band Keck/NIRC2, Epsilon Eridani b có khối lượng bằng 0,65 lần Sao Mộc, độ lệch tâm gần bằng 0,055, khoảng cách trung bình đến sao chủ là khoảng 3,53 AU và độ nghiêng là 78°.[2][22][nb 1] Những phát hiện tương tự đã được công bố trong một bài báo vào tháng 7 năm 2021, xác định khối lượng tối thiểu của nó là 0,651 lần Sao Mộc, bán trục lớn của hành tinh là 3,5 AU với độ lệch tâm là 0,044.[7][23] Một bài báo khác vào tháng 3 năm 2022 cho kết quả độ nghiêng là 45°, thấp hơn các ước tính trước đây, với khối lượng bằng 0,63 lần Sao Mộc và độ lệch tâm là 0,16.[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Số liệu độ lệch tâm được trích dẫn từ bảng 3 trong một bài báo năm 2021 của Llop-Sayson và đồng nghiệp,[2] được tính toán chỉ từ các phép đo vận tốc xuyên tâm mà không có giả định về tuổi. Nếu các phép đo thiên văn và phương pháp chụp ảnh trực tiếp cũng được tính đến, như trong bảng 4, với tuổi giả định cho Epsilon Eridani là 800 triệu năm, thì khối lượng tuyệt đối của hành tinh là 0,66+0,12
    −0,09
     MJ
    , và nó đang chuyển động với độ lệch tâm là 0,07+0,08
    −0,05
    .

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Hatzes, Artie P.; và đồng nghiệp (2000). “Evidence for a Long-Period Planet Orbiting ε Eridani”. The Astrophysical Journal. 544 (2): L145–L148. arXiv:astro-ph/0009423. Bibcode:2000ApJ...544L.145H. doi:10.1086/317319. S2CID 117865372.
  2. ^ a b c Llop-Sayson, Jorge; Wang, Jason J.; Ruffio, Jean-Baptiste; Mawet, Dimitri; và đồng nghiệp (6 tháng 10 năm 2021). “Constraining the Orbit and Mass of epsilon Eridani b with Radial Velocities, Hipparcos IAD-Gaia DR2 Astrometry, and Multiepoch Vortex Coronagraphy Upper Limits”. The Astronomical Journal. 162 (5): 181. arXiv:2108.02305. Bibcode:2021AJ....162..181L. doi:10.3847/1538-3881/ac134a. eISSN 1538-3881. ISSN 0004-6256. S2CID 236924533.
  3. ^ a b c d e f g h i j Benedict, G. Fritz (tháng 3 năm 2022). “Revisiting HST/FGS Astrometry of epsilon Eridani”. Research Notes of the AAS. 6 (3): 45. Bibcode:2022RNAAS...6...45B. doi:10.3847/2515-5172/ac5b6b.
  4. ^ a b c d Mawet, Dimitri; Hirsch, Lea; và đồng nghiệp (2019). “Deep Exploration of ϵ Eridani with Keck Ms-band Vortex Coronagraphy and Radial Velocities: Mass and Orbital Parameters of the Giant Exoplanet” (PDF). The Astronomical Journal. 157 (1): 33. arXiv:1810.03794. Bibcode:2019AJ....157...33M. doi:10.3847/1538-3881/aaef8a. ISSN 1538-3881. OCLC 7964711337. S2CID 119350738.
  5. ^ Carroll, Michael (2017), “Zeroing in on Earth 2.0”, Earths of Distant Suns (bằng tiếng Anh), Springer, tr. 79, doi:10.1007/978-3-319-43964-8_5, ISBN 978-3-319-43963-1, Planet name: AEgir | Original designation: Epsilon Eridani b
  6. ^ “Planet eps Eridani b”. exoplanet.eu. Extrasolar Planets Encyclopaedia. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2021. Planet Status: Confirmed
  7. ^ a b “eps Eri Overview”. NASA Exoplanet Archive. NASA Exoplanet Science Institute. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2021. Status: Confirmed Planet
  8. ^ “NameExoWorlds: An IAU Worldwide Contest to Name Exoplanets and their Host Stars”. IAU.org. 9 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2017.
  9. ^ “The ExoWorlds”. nameexoworlds.iau.org: IAU. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2017.
  10. ^ “NameExoWorlds”. nameexoworlds.iau.org: IAU. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2017.
  11. ^ “Final Results of NameExoWorlds Public Vote Released”. International Astronomical Union. 15 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2017.
  12. ^ “Mountainside wins competition to name planet, star”. Spokesman.com. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2016.
  13. ^ “Planetary Names”. planetarynames.wr.usgs.gov. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.
  14. ^ Marcy, Geoffrey W.; và đồng nghiệp (August 7–11, 2000). “Planetary Messages in the Doppler Residuals (Invited Review)”. Trong A. Penny (biên tập). Planetary Systems in the Universe, Proceedings of IAU Symposium #202. Manchester, United Kingdom. tr. 20–28. Bibcode:2004IAUS..202...20M.
  15. ^ “Hubble Zeroes in on Nearest Known Exoplanet”. Hubble News Desk. 9 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2006.
  16. ^ a b c Benedict; và đồng nghiệp (2006). “The Extrasolar Planet ε Eridani b: Orbit and Mass”. The Astronomical Journal. 132 (5): 2206–2218. arXiv:astro-ph/0610247. Bibcode:2006AJ....132.2206B. doi:10.1086/508323. S2CID 18603036. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2008.
  17. ^ Butler; và đồng nghiệp (2006). “Catalog of Nearby Exoplanets”. The Astrophysical Journal. 646 (1): 505–522. arXiv:astro-ph/0607493. Bibcode:2006ApJ...646..505B. doi:10.1086/504701. S2CID 119067572.
  18. ^ Backman, D.; và đồng nghiệp (2009). “Epsilon Eridani's Planetary Debris Disk: Structure and Dynamics Based on Spitzer and Caltech Submillimeter Observatory Observations”. The Astrophysical Journal. 690 (2): 1522–1538. arXiv:0810.4564. Bibcode:2009ApJ...690.1522B. doi:10.1088/0004-637X/690/2/1522. S2CID 18183427.
  19. ^ Brogi, M.; và đồng nghiệp (2009). “Dynamical stability of the inner belt around Epsilon Eridani”. Astronomy and Astrophysics. 499 (2): L13–L16. Bibcode:2009A&A...499L..13B. doi:10.1051/0004-6361/200811609.
  20. ^ Martin Reidemeister; và đồng nghiệp (2010). “The cold origin of the warm dust around epsilon Eridani”. Astronomy & Astrophysics. 527: A57. arXiv:1011.4882. Bibcode:2011A&A...527A..57R. doi:10.1051/0004-6361/201015328. S2CID 56019152.
  21. ^ Makarov, Valeri V.; Zacharias, Norbert; Finch, Charles T. (2021). “Looking for Astrometric Signals below 20 m s−1: A Jupiter-mass Planet Signature in ε Eri”. Research Notes of the AAS. 5 (6): 155. arXiv:2107.01090. Bibcode:2021RNAAS...5..155M. doi:10.3847/2515-5172/ac0f59. We conclude that the newest astrometric results confirm the existence of a long-period exoplanet orbiting ε Eri....The results are consistent with the previously reported planet epsEri-b of approximately Jupiter mass and a period of several years.
  22. ^ “Planet eps Eridani b”. exoplanet.eu. Extrasolar Planets Encyclopaedia. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2021.
  23. ^ Rosenthal, Lee J.; Fulton, Benjamin J.; và đồng nghiệp (1 tháng 7 năm 2021). “The California Legacy Survey. I. A Catalog of 178 Planets from Precision Radial Velocity Monitoring of 719 Nearby Stars over Three Decades”. The Astrophysical Journal Supplement Series. American Astronomical Society. 255 (1): 8. arXiv:2105.11583. Bibcode:2021ApJS..255....8R. doi:10.3847/1538-4365/abe23c. ISSN 0067-0049. S2CID 235186973.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]