Bạc(I) fluoride
Bạc(I) fluoride | |
---|---|
Tên khác | bạc monofluoride agentum(I) fluoride agentum monofluoride |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số RTECS | VW4250000 |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | AgF |
Khối lượng mol | 126,8664 g/mol |
Bề ngoài | chất rắn màu vàng nâu[1] |
Khối lượng riêng | 5,85 g/cm³,[2] rắn |
Điểm nóng chảy | 435 °C (708 K; 815 °F) |
Điểm sôi | 1.150 °C (1.420 K; 2.100 °F) |
Độ hòa tan trong nước | 1,8 kg/L (20 ℃) |
Độ hòa tan | tan trong amonia (tạo phức) |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | lập phương |
Các nguy hiểm | |
Nguy hiểm chính | [2][3] |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Bạc(I) oxit Bạc(I) chloride |
Cation khác | Đồng(I) fluoride Vàng(I) fluoride |
Hợp chất liên quan | Bạc subfluoride Bạc(II) fluoride |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Bạc(I) fluoride (AgF) là một hợp chất của bạc và fluor. Nó là một chất rắn màu vàng nâu (như màu gừng), nhiệt độ nóng chảy ở 435 ℃, và chuyển màu đen khi tiếp xúc với không khí ẩm. Không giống như các muối halogen khác của bạc như bạc chloride, nó có thể hòa tan trong nước đến 1,8kg/L ở nhiệt độ 15,5 °C,[2] và thậm chí còn có khả năng hòa tan trong acetonitrile. AgF được tạo thành từ phản ứng giữa bạc(I) cacbonat (Ag2CO3), bạc(I/III) oxide (AgO) hoặc bạc(I) oxide (Ag2O) với acid hydrochloric:[4]
Hay:
Hoặc:
Sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Do tính nhạy với tia cực tím nên AgF được sử dụng để phủ lên các loại phim màu đặc biệt.
Việc sử dụng AgF rất nguy hiểm, vì nó có thể phản ứng với nhiều chất, ví dụ silic, titan và calci hydride gây tỏa nhiệt cao. Thậm chí, trong trường hợp tiếp xúc với bo và natri còn có nguy cơ gây nổ. Hơn nữa, nó ăn mòn da, mắt hoặc khi hít vào phổi.[2]
Hợp chất khác
[sửa | sửa mã nguồn]AgF còn tạo một số hợp chất với NH3, như AgF·2NH3·2H2O (CAS#: 34445-07-3) là tinh thể màu trắng dễ hút ẩm[5], có tính nổ cao.[6] Nó còn được viết tắt là SDF và thường được sử dụng trong nha khoa; cụ thể hơn, nó được sử dụng như là một loại thuốc để chữa trị và ngăn ngừa sâu răng.[7]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nils Wiberg, Egon Wiberg, Arnold Fr. Holleman: Lehrbuch der Anorganischen Chemie. 102 Auflage. de Gruyter, Berlin 2007, ISBN 978-3-11-017770-1, S. 1344.
- ^ a b c d Thông tin từ CAS-Nr. 7775-41-9 trong GESTIS-Stoffdatenbank của IFA, truy cập vào 21.01.07
- ^ Bản dữ liệu Silver(I) fluoride của Sigma-Aldrich, truy cập lúc 23. April 2011 (PDF).
- ^ G. Brauer (Hrsg.), Handbook of Preparative Inorganic Chemistry 2nd ed., vol. 1, Academic Press 1963, S. 240-1.
- ^ Fluorine Chemistry, Tập 1 (Joseph H. Simons; Academic Press, 1950), trang 33 – [1]. Truy cập 20 tháng 6 năm 2020.
- ^ The chemistry of fluorine and its inorganic compounds, Tập 2 (Iosif Grigorʾevich Ryss; State Pub. House for Scientific, Technical and Chemical Literature, 1956), trang 646 – [2]. Truy cập 20 tháng 6 năm 2020.
- ^ Rosenblatt A, Stamford TC, Niederman R (February 2009). "Silver diamine fluoride: a caries "silver-fluoride bullet"". Journal of Dental Research. 88 (2): 116–25.doi:10.1177/0022034508329406.PMID 19278981.