Bước tới nội dung

Atalanta

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Atalanta
Công chúa của Arcadia
Thành viên của đoàn thủy thủ Argonaut
Bức tượng điêu khắc nhân vật Atalanta
Nơi ngự trịArcadia
Biểu tượngQuả táo vàng, gấu, sư tử
Thông tin cá nhân
Cha mẹ
Phối ngẫuMeleager
Ares (có thể)
Hippomenes (hoặc Melanion)
Hậu duệParthenopaeus

Atalanta (tiếng Hy Lạp: Ἀταλάντη, Atalántē) là một nữ anh hùng trong thần thoại Hy Lạp. Có hai cốt truyện về nữ thợ săn Atalanta, đó là cốt truyện thứ nhất có nguồn gốc từ Arcadia[1], theo đó, cô có cha mẹIasusClymene[2][3] và người nữ anh hùng này nổi danh từ những câu chuyện về cuộc săn lợn rừng Calydon và với các anh hùng Argonaut[4] và một cốt truyện khác đến từ Boeotia, theo dó, cô là con gái của Vua Schoeneus[5][6] và chủ yếu được chú ý nhờ kỹ năng chạy bộ điêu luyện[5]. Trong cả hai phiên bản, nữ anh hùng Atalanta là một cư dân địa phương đã liên minh với nữ thần Artemis[7] trong những câu chuyện truyền miệng như vậy, các nhân vật phụ thường được đặt những cái tên khác nhau, dẫn đến những khác biệt nhỏ trong cách gọi tên từng khu vực[8].

Câu chuyện

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi sinh ra, Atalanta được đưa đến Núi Parthenion để làm phép tiếp xúc vì cha cô mong muốn có một đứa con trai.[3]. Một con gấu cái vốn một trong những biểu tượng của Artemis khi những đàn con của cô gần đây đã bị thợ săn giết chết đã đến đưa Atalanta đi và chăm sóc cô cho đến khi chính những người thợ săn đó phát hiện ra cô và tự mình nuôi cô trên núi[1]. Atalanta sau đó lớn lên trở thành một trinh nữ nhanh nhẹn, tránh xa đàn ông và cống hiến hết mình cho nữ thợ săn Artemis. Cô nàng Atalanta tự bắt chước theo Artemis, cô thường mặc một chiếc áo dài cộc tay dài đến đầu gối và sống ở vùng hoang dã[1][2]. Khi sống ở nơi hoang dã, nàng Atalanta đã từng giết chết hai nhân mã, RhoecusHylaios, bằng cây cung của mình sau khi vẻ đẹp của cô thu hút sự chú ý của chúng và chúng định cưỡng hiếp[1][2][3].

Nữ anh hùng Atalanta thỉnh thoảng chỉ được nhắc đến trong truyền thuyết về các anh hùng Argonaut[8][9], tuy nhiên, sự tham gia của cô được ghi nhận trong lời kể của Pseudo-Apollodorus, kể rằng trong quá trình tìm kiếm Bộ lông cừu vàng thì nàng Atalanta người đã được mời và kêu gọi sự bảo vệ của Artemis cũng đi thuyền cùng nhóm Argonaut với tư cách là nữ nhân duy nhất trong số họ[10]. Theo lời kể của Diodorus Siculus thì Atalanta không chỉ được ghi nhận là đã đi thuyền cùng những người Argonaut mà còn chiến đấu bên cạnh họ trong trận chiến ở Colchis, nơi cô cùng với Jason, Laertes và các con trai của Thesipae bị thương và sau đó được Medea chữa lành[11]. Theo lời kể của Apollonius của Rhodes, thì Jason đã ngăn cản Atalanta tham gia không phải vì cô thiếu kỹ năng mà vì là phụ nữ, cô có khả năng gây ra hiềm tỵ giữa những người đàn ông trên tàu[12]. Sau cái chết của Vua PeliasIolcus thì Atalanta đã đánh bại Peleus trong một trận đấu vật[3]. Trận đấu này đã trở thành một chủ đề phổ biến trong nghệ thuật Hy Lạp[7].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
Họa phẩm về nàng Atalanta của danh họa John William Godward vào năm 1908
Atalanta tìm quả táo vàng
  1. ^ a b c d “Aelian: Various Histories. Book XIII, Ch. 1”. penelope.uchicago.edu. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ a b c “CALLIMACHUS, HYMNS 1-3 - Theoi Classical Texts Library, HYMN 3”. www.theoi.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ a b c d “APOLLODORUS, THE LIBRARY BOOK 3.9.2 - Theoi Classical Texts Library”. www.theoi.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ “APOLLODORUS, THE LIBRARY BOOK 1.8.2-3, Theoi Classical Texts Library”. www.theoi.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2021.
  5. ^ a b “HESIOD, CATALOGUES OF WOMEN FRAGMENTS, FRAGMENT 14 - Theoi Classical Texts Library”. www.theoi.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2021.
  6. ^ “Hyginus, Fabulae. 173-174 and 185”. topostext.org. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2021.
  7. ^ a b Boardman, John (1983). “Atalanta”. Art Institute of Chicago Museum Studies. 10: 3–19. doi:10.2307/4104327. JSTOR 4104327.
  8. ^ a b Howell, Reet A.; Howell, Maxwell L. (1989). “The Atalanta Legend in Art and Literature”. Journal of Sport History. 16 (2): 127–139. JSTOR 43609443.
  9. ^ Barringer, Judith M. (1996). “Atalanta as Model: The Hunter and the Hunted”. Classical Antiquity. 15 (1): 48–76. doi:10.2307/25011031. ISSN 0278-6656. JSTOR 25011031.
  10. ^ “Apollodorus, Library, book 1, chapter 9, section 16”. www.perseus.tufts.edu. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2021.
  11. ^ “DIODORUS SICULUS, LIBRARY OF HISTORY BOOK 4.48.5 - Theoi Classical Texts Library”. www.theoi.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2021.
  12. ^ “APOLLONIUS RHODIUS, ARGONAUTICA BOOK 1.768 - Theoi Classical Texts Library”. www.theoi.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2021.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Họa phẩm của Nicolas Colombel
  • Aelian: Various Histories. Book XIII. Translated by Thomas Stanley,
  • Aeschylus, Prometheus Bound, Suppliants, Seven Against Thebes. Translation by Vellacott, P. The Penguin Classics. London. Penguin Books
  • Apollodorus, The Library of Greek Mythology. Translation by Aldrich, Keith. Lawrence, Kansas: Coronado Press, 1975.
  • Apollodorus, The Library. English Translation by Sir James George Frazer, F.B.A., F.R.S. in 2 Volumes. Cambridge, MA, Harvard University Press; London, William Heinemann Ltd. 1921. Includes Frazer's notes.
  • Apollonius Rhodius, Argonautica. Translation by Rieu, E. V. The Penguin Classics. London: Penguin Books.
  • Barringer, Judith M. (1996). “Atalanta as Model: The Hunter and the Hunted”. Classical Antiquity. 15 (1): 48–76. doi:10.2307/25011031. JSTOR 25011031.
  • Boardman, John (1983). “Atalanta”. Art Institute of Chicago Museum Studies. 10: 3–19. doi:10.2307/4104327. JSTOR 4104327.
  • Callimachus, Hymns & Epigrams. Translation by Mair, A. W. & Mair, G. R. Loeb Classical Library Volume 129. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press.
  • Diodorus Siculus, Library of History. Translation by Oldfather, C. H. Loeb Classical Library Volumes 303, 377. Cambridge, Massachusetts : Harvard University Press.
  • Hesiod, The Homeric Hymns, Translation by Evelyn-White, H. G. Loeb Classical Library Vol 57. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press.
  • Howell, Reet A.; Howell, Maxwell L. (1989). “The Atalanta Legend in Art and Literature”. Journal of Sport History. 16 (2): 127–139. JSTOR 43609443.
  • Ovid, Metamorphoses. Translation by Melville, A. D
  • Hyginus, Fabulae from The Myths of Hyginus, translated and edited by Mary Grant. University of Kansas Publications in Humanistic Studies, no. 34. https://topostext.org/work/206
  • Pausanias. Description of Greece. English Translation by W.H.S. Jones, Litt.D., and H.A. Ormerod, M.A., in 4 Volumes. Cambridge, MA, Harvard University Press; London, William Heinemann Ltd. 1918.
  • Philostratus Elder, Philostratus Younger, Callistratus. Translation by Fairbanks, A. Loeb Classical Library Vol 256. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press.
  • Bolen, Jean Shinoda. Artemis: The Indomitable Spirit in Everywoman, Conari Press, 2014.
  • Faraone, C. A. (1990). “Aphrodite's ΚΕΣΤΟΣ and Apples for Atalanta: Aphrodisiacs in Early Greek Myth and Ritual”. Phoenix. 44 (3): 219–243. doi:10.2307/1088934. JSTOR 1088934.
  • Mathews, Richard (1971). “Heart's Love and Heart's Division: The Quest for Unity in "Atalanta in Catydon"”. Victorian Poetry. 9 (1/2): 35–48. JSTOR 40001587.
  • Reid, Heather (1 tháng 9 năm 2020). “Plato on women in sport”. Journal of the Philosophy of Sport. 47 (3): 344–361. doi:10.1080/00948705.2020.1811713. S2CID 225230978.
  • Salinger, Margaretta (1944). “Rubens's Atalanta and Meleager”. The Metropolitan Museum of Art Bulletin. 3 (1): 8–13. doi:10.2307/3257236. JSTOR 3257236.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]