Bước tới nội dung

Robert Boyle

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản để in ra không còn được hỗ trợ và có thể có lỗi kết xuất. Xin hãy cập nhật các dấu trang của bạn và sử dụng chức năng in bình thường của trình duyệt thay thế.
Robert Boyle

Robert Boyle, FRS,[1] (25 tháng 1 năm 162730 tháng 12 năm 1691) là một nhà nghiên cứu thiên nhiên người Ireland.[2] Ông được coi là người đồng sáng lập ra vật lýhóa học hiện đại, cũng như các ngành khoa học tự nhiên khác qua nhiều thí nghiệm. Ông đã phát hiện ra mối liên hệ giữa áp suấtthể tích của chất khí qua định luật có tên ông.

Tiểu sử

Robert Boyle là con trai thứ 7 (14) trong gia đình Richard Boyle tại County Waterford, Ireland. 8 tuổi ông đi học tại trường Eton, 12 tuổi sang học tại Genève, Pháp, sau đấy là Firenze, Ý. Với các bộ môn yêu thích của ông là khoa học tự nhiên, toán học, y học, ngôn ngữ cổ và thần học; ông đã nghiên cứu các công trình của Galileo Galilei trong thời gian lưu lại Ý. Sau khi bố ông mất năm 1644, ông sống tại Stalbridge, 1655 chuyển đến Oxford. Ông không lập gia đình, sống từ 1668 tại nhà chị gái.

Ông mất ngày 30 tháng 12 năm 1691 tại Luân Đôn, đúng 1 tuần sau chị gái ông; Isaac Newton cũng có mặt tại lễ an táng. Mộ ông được đặt trong khuôn viên một nhà thờ, nhưng sau đó bị tàn phá, đến giờ không còn lại dấu vết gì.

Các đóng góp chính

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤ

Ngoài định luật Boyle-Mariotte, ông còn có nhiều đóng góp khác cho vật lý và hóa học. Bằng các thí nghiệm ông đã chứng minh âm thanh không lan truyền được trong chân không, và vận tốc rơi của mọi vật trong chân không là như nhau (định luật rơi tự do của Galileo).

Quan điểm của ông trong hóa học được chấp nhận cho đến giờ: các nguyên tố là những phần không thể chia cắt được của vật chất. Ông đã nhận ra được sự khác biệt giữa hỗn hợphợp chất, tiến hành nhiều thí nghiệm phân tích thành phần các chất, vì thế ông được coi là cha đẻ của chuyên ngành hóa phân tích.

Trong thí nghiệm con chuột và đèn cầy năm 1660, cả hai trong cùng một lồng kín, khi đèn tắt cũng là khi chuột chết, lý do là thiếu khí oxy, nguyên tố mà hơn 100 năm sau mới được phát hiện.

Tác phẩm của Boyle

Chú thích

  1. ^ “Fellows of the Royal Society”. London: Royal Society. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ http://www.britannica.com/EBchecked/topic/76496/Robert-Boyle