Bước tới nội dung

Omicron Scorpii

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản để in ra không còn được hỗ trợ và có thể có lỗi kết xuất. Xin hãy cập nhật các dấu trang của bạn và sử dụng chức năng in bình thường của trình duyệt thay thế.
ο Scorpii
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Thiên Yết
Xích kinh 16h 20m 38,18068s[1]
Xích vĩ −24° 10′ 09,5491″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) +4.57[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổA4II/III[3]
Chỉ mục màu B-V0,5125[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)−8,2[4] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: −4,32[1] mas/năm
Dec.: −14,15[1] mas/năm
Thị sai (π)3,71 ± 0,54[1] mas
Khoảng cách900 ly
(270 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)−4,0[2]
Chi tiết
Khối lượng7,9±0,1[3] M
Bán kính15[5] R
Độ sáng3.162[2] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)2,42[2] cgs
Nhiệt độ8.128[2] K
Tốc độ tự quay (v sin i)23[6] km/s
Tuổi39,8±4,9 triệu[3] năm
Tên gọi khác
ο Sco, 19 Scorpii, CD−23° 12849, HD 147084, HIP 80079, HR 6081, SAO 184329.[7]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Omicron Scorpii (o Sco, o Scorpii) là một ngôi sao trong chòm sao hoàng đạo Thiên Yết. Với cấp sao biểu kiến là +4,57,[2] nó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các phép đo thị sai cho thấy khoảng cách khoảng 900 năm ánh sáng. Nó nằm ở gần đám mây sẫm màu Rho Ophiuchi.[8]

Đây là một sao khổng lồ sáng loại A màu trắng với phân loại sao A4II/III.[3] Nó là một trong những thành viên sáng hơn của lớp sao hiếm hoi này, khiến nó được quan tâm nghiên cứu.[8] Omicron Scorpii có khối lượng gấp 8 lần Mặt Trời, gấp 10 lần về bán kính,[5] và khoảng 40 triệu năm tuổi.[3] Ngôi sao này đang phát sáng với khoảng 3.200 lần độ sáng của Mặt Trời từ bầu khí quyển bên ngoài của nó ở nhiệt độ hiệu dụng khoảng 8.128 K.[2] Nó không thể hiện dư thừa hồng ngoại do bụi xung quanh sao hoặc ngôi sao đồng hành có thể phát sáng hồng ngoại, nhưng ánh sáng từ ngôi sao này chịu sự tiêu quang do bụi liên sao.[8]

Omicron Scorpii đôi khi được đề cập như một thành viên có thể của nhóm phụ Thượng Thiên Yết trong quần hợp OB Scorpius-Centaurus trong thế kỷ 20.[2] Tuy nhiên, nó không xuất hiện trong các danh sách thành viên gần đây hơn của nhóm này,[9] do chuyển động thực rất nhỏ của nó cũng như thị sai lượng giác nhỏ như được Hipparcos đo đạc. Điều này cho thấy rằng nó là một ngôi sao nền không liên quan đến Scorpius-Centaurus.

Tham khảo

  1. ^ a b c d e van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357.
  2. ^ a b c d e f g h i de Geus, E. J.; và đồng nghiệp (tháng 6 năm 1989), “Physical parameters of stars in the Scorpio-Centaurus OB association”, Astronomy and Astrophysics, 216 (1–2): 44–61, Bibcode:1989A&A...216...44D.
  3. ^ a b c d e Tetzlaff, N.; và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2011), “A catalogue of young runaway Hipparcos stars within 3 kpc from the Sun”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 410 (1): 190–200, arXiv:1007.4883, Bibcode:2011MNRAS.410..190T, doi:10.1111/j.1365-2966.2010.17434.x.
  4. ^ Evans, D. S. (June 20–24, 1966), Batten, Alan Henry; Heard, John Frederick (biên tập), “The Revision of the General Catalogue of Radial Velocities”, Determination of Radial Velocities and their Applications, Proceedings from IAU Symposium no. 30, University of Toronto: International Astronomical Union, Bibcode:1967IAUS...30...57E.
  5. ^ a b Pasinetti Fracassini, L. E.; và đồng nghiệp (2001), “Catalogue of Apparent Diameters and Absolute Radii of Stars (CADARS) - Third edition - Comments and statistics”, Astronomy & Astrophysics, 367: 521–24, arXiv:astro-ph/0012289, Bibcode:2001A&A...367..521P, doi:10.1051/0004-6361:20000451.
  6. ^ Royer, F.; và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2012), “Rotational velocities of A-type stars in the northern hemisphere. II. Measurement of v sin i”, Astronomy and Astrophysics, 393: 897–911, arXiv:astro-ph/0205255, Bibcode:2002A&A...393..897R, doi:10.1051/0004-6361:20020943.
  7. ^ “omi Sco”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2016.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  8. ^ a b c Whittet, D. C. B. (tháng 2 năm 1988), “On the nature and environment of Omicron Scorpii”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 230: 473–478, Bibcode:1988MNRAS.230..473W, doi:10.1093/mnras/230.3.473.
  9. ^ de Zeeuw, P.T.; và đồng nghiệp (1999). “A Hipparcos Census of Nearby OB Associations”. Astronomical Journal. 117 (1): 354–399. arXiv:astro-ph/9809227. Bibcode:1999AJ....117..354D. doi:10.1086/300682.Quản lý CS1: postscript (liên kết)