Bước tới nội dung

Hệ phương trình tuyến tính

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Tttrung (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 15:13, ngày 22 tháng 3 năm 2005. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Trong toán học (cụ thể là trong đại số tuyến tính), một hệ phương trình tuyến tính là một tập hợp n các phương trình tuyến tính với k biến số:

a1,1x1 + ... + a1,kxk = b1
a2,1x1 + ... + a2,kxk = b2
...
an,1x1 + ... + an,kxk = bn

Hệ phương trình trên có thể được viết theo dạng phương trình ma trận:

Ax=b

Với Ama trận chứa các hệ số ai,j (ai,j là phần tử ở hàng thứ i, cột thứ j của A); xvector chứa các biến xj; bvector chứa các hằng số bi. Tức là:

Hệ phương trình tuyến tính có thể thấy trong nhiều ứng dụng trong khoa học.

Nghiệm

Nếu các biến số của hệ phương trình tuyến tính nằm trong các trường đại số vô hạn (ví dụ số thực hay số phức), thì chỉ có ba trường hợp xảy ra:

  • hệ không có nghiệm (vô nghiệm)
  • hệ có duy nhất một nghiệm
  • hệ có vô số nghiệm

Dưới đây liệt kê vài phương pháp tìm nghiệm của hệ phương trình tuyến tính:

Các trường hợp

  • Nếu k<n, hệ phương trình, trong trường hợp tổng quát, sẽ không có nghiệm.
  • Nếu k bằng n, và ma trận Akhả nghịch thì hệ có nghiệm duy nhất:
x = A-1 b
với A-1ma trận nghịch đảo của A.
  • Nếu k > n, hệ có vố số nghiệm. Có thể sử dụng biến đổi ma trận để biểu diễn n biến qua biểu thức chứa (k-n) biến số còn lại.
  • Nếu b=0 (mọi bi bằng 0), hệ được gọi là đồng nhất. Tất cả các nghiệm của một hệ phương trình đồng nhất gọi là không gian không của ma trận A, viết là null(A).


Xem thêm


Các chủ đề chính trong toán học
Nền tảng toán học | Đại số | Giải tích | Hình học | Lý thuyết số | Toán học rời rạc | Toán học ứng dụng |
Toán học giải trí | Toán học tô pô | Xác suất thống kê