Bước tới nội dung

François Englert

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do SongVĩ.Bot II (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 18:53, ngày 2 tháng 9 năm 2024 (Task 3: Sửa lỗi chung (GeneralFixes2) (#TASK3QUEUE)). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
François Englert
Francois Englert tại Israel, 2007
Sinh6 tháng 11, 1932 (92 tuổi)
Etterbeek, Bruxelles, Bỉ[1]
Quốc tịchBỉ
Trường lớpUniversité Libre de Bruxelles
Giải thưởngFrancqui Prize (1982)
Giải Wolf Vật lý (2004)
Sakurai Prize (2010)
Giải Nobel vật lý (2013)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý lý thuyết
Nơi công tácUniversité Libre de Bruxelles
Tel Aviv University[2][3]

François, Nam tước Englert (tiếng Pháp: [ɑ̃glɛʁ]; là một nhà vật lý người Bỉ. Ông được trao Giải Nobel Vật lý năm 2013

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

François Englert sinh ngày 6 tháng 11 năm 1932. Ông sinh ra trong một gia đình người Bỉ gốc Do Thái.[4] Năm 1955, Ông tốt nghiệp kỹ sư điện tại Đại học Libre de Bruxelles (ULB), ông cũng nhận bằng tiến sĩ khoa học vật lý tại đây vào năm 1959.

Từ năm 1959 đến năm 1961, ông làm việc tại Đại học Cornell, thuộc bang New York, Hoa Kỳ. Sau đó ông trở về Đại học Libre de Bruxelles làm giáo sư ở đó.

Năm 1980, ông cùng với Robert Brout làm trưởng nhóm vật lý lý thuyết tại ULB.

Năm 1984, Giáo sư Englert làm việc tại Đại học Tel-Aviv.

Năm 2011, Englert tham gia làm việc tại Viện Đại học Chapman với việc nghiên cứu lượng tử.

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

François Englert và Peter W. Higgs (người Anh) cùng được phát chung giải thưởng Nobel về Vật lý 2013. Cả hai, không lệ thuộc vào nhau, tuyên đoán vào năm 1964 là có sự tồn tại và tính chất của một hạt nhỏ xíu, đóng một vai trò quan trọng trong sự hiểu biết về nguồn gốc của vật thể.
Cho tới 48 năm sau các nghiên cứu gia tại trung tâm nghiên cứu nguyên tử Âu châu (CERN) mới có thí nghiệm chứng minh sự hiện diện của nó.
Với sự chứng minh sự tồn tại của hạt này, được gọi là hạt Higgs-Boson, mô hình tiêu chuẩn cho ngành Vật lý hạt được chứng minh qua thí nghiệm. Mô hình này giải thích sự cấu tạo của vật chất từ những hạt nhỏ xíu và các tác động của các hạt này với nhau.[5]


  1. ^ “CV”. Francquifoundation.be. ngày 17 tháng 4 năm 1982. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2013.
  2. ^ Tel Aviv U. affiliated prof. who is a Holocaust survivor wins Nobel for physics, The Jerusalem Post, Danielle Ziri, 10/08/2013
  3. ^ Tel Aviv University professor shares Nobel for physics, Haaretz, ngày 8 tháng 10 năm 2013
  4. ^ USC Shoah Foundation Institute testimony of Francois Englert - USHMM Collections Search
  5. ^ Physik-Nobelpreis für Higgs-Boson Heise, 08.10.2013

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]