Bước tới nội dung

Lực G

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do NgocAnMaster (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 09:29, ngày 9 tháng 7 năm 2024 (Đã lùi lại sửa đổi của 116.105.152.115 (thảo luận) quay về phiên bản cuối của Ryder1992). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Một chiếc xe đua có thể tăng tốc từ 0 lên 160km/h trong 0.86 giây tương đương gia tốc 5.3 g

Lực g hay lực G (tiếng Anh: g-force) là một lực ảo dạng quán tính dùng để giải thích gia tốc tương đối của một vật khi đổi hướng hoặc thay đổi tốc độ so với khi rơi tự do. Đơn vị đo lực g ký hiệu là g (hoặc G)[1]. Cần phân biệt đơn vị đo lực g ký hiệu là g với gia tốc rơi tự do cũng ký hiệu là g và có giá trị bằng 9,8 m/s2. Lực G bằng 1 g tương đương với trọng lực tiêu chuẩn.

Lực G của một vật là 0 g trong một môi trường không trọng lực chẳng hạn như một vệ tinh bay xung quanh Trái Đất và là 1 g của một vật đang nằm cân bằng trên mặt đất. Tuy nhiên, lực G có thể mạnh hơn 1 g nhiều ví dụ như đối với các tên lửa hoặc tàu lượn cao tốc đang tăng tốc.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]