Bước tới nội dung

Người Miến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do 2001:ee0:4bb5:8860:49f6:3f17:db04:87e9 (thảo luận) sửa đổi vào lúc 05:32, ngày 12 tháng 7 năm 2023. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Bản mẫu:Có chứa chữ viết Myanmar

Người Miến
ဗမာလူမျိုး
Khu vực có số dân đáng kể
Myanmar
Ngôn ngữ
Tiếng Myanmar
Tôn giáo
Thượng tọa bộ
Sắc tộc có liên quan
Người Yi (Di), Nakhi, Tạng, và ở mức độ ít hơn người BodKaren

Người Miến, còn gọi là người Miến Điện, người Bamar, người Bama, người Mranma, người Myanma hoặc người Myanmar (tiếng Miến Điện: ဗမာလူမျိုး; chuyển tự Latinh: ba ma lu myui:; phiên âm quốc tế: [bəmà lùmjó]) là sắc tộc đông dân nhất ở Myanmar, với tổng số khoảng 30 triệu người, chiếm 68% dân số cả nước. Người Miến, nói chung, tóc đen thẳng, da sáng. Người Miến nhiều khi được gọi là người Myanmar. Tuy nhiên, cách gọi này không rõ ràng, bởi vì những công dân Myanmar không thuộc sắc tộc Miến cũng được gọi chung là người Myanmar.

Người Miến nói tiếng Miến Điện - một ngôn ngữ mà phần lớn từ vựng là từ đơn âm tiết và có thanh điệu, thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến. Phần đông (90%) người Miến theo Phật giáo Thượng tọa bộ. Tổ tiên người Miến di cư từ Vân Nam hiện đại tới phần lưu vực sông AyeyarwadyThượng Miến cách nay khoảng 1200–1500 năm. Họ dần thay thế người Mônngười Pyu thành sắc tộc thống trị ở lưu vực sông Ayeyarwady. Ở Myanmar hiện nay, người Miến sinh sống chủ yếu ở lưu vực sông Ayeyarwady từ trung lưu xuống phía nam, lưu vực sông Sittaung, vùng ven biển. Nhiều người Miến định cư ở nước ngoài, nhất là Vương quốc Anh và các nước nói tiếng Anh khác.

Trong lịch sử Myanmar, các triều đại của người Miến liên tục thống nhất và cai trị Myanmar.

Người Myanmar có quan hệ gần với người Rakhine.

Tham khảo

  • Khin Myo Chit (1980). Flowers and Festivals Round the Burmese Year.
  • Tsaya (1886). Myam-Ma, The Home of the Burman. Calcutta: Thacker, Spink and Co. tr. 36–37.