Bước tới nội dung

Chi Hoàng dương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do InternetArchiveBot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 16:11, ngày 12 tháng 5 năm 2023 (Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.9.3). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Chi Hoàng dương
Hoàng dương châu Âu (Buxus sempervirens)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Buxales
Họ (familia)Buxaceae
Chi (genus)Buxus
L., 1753
Loài điển hình
Buxus sempervirens
L., 1753
Các loài
Khoảng 70-100 loài; xem văn bản
Danh pháp đồng nghĩa
  • Buxanthus Tiegh., 1897
  • Buxella Tiegh., 1897
  • Crantzia Sw., 1788 nom. illeg. không Scop. (1777)
  • Notobuxus Oliv., 1882
  • Tricera Sw. ex Schreb., 1791
  • Macropodandra Gilg

Chi Hoàng dương (danh pháp khoa học Buxus), là một chi thực vật của khoảng 70 loài trong họ Hoàng dương (Buxaceae). Tên gọi chung của chúng là hoàng dương.

Các loài hoàng dương có nguồn gốc ở miền tây và miền nam châu Âu, miền tây nam, nam và đông châu Á, châu Phi, Madagascar, khu vực phía bắc Nam Mỹ, Trung Mỹ, MéxicoCaribe, với phần lớn các loài sinh sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới; chỉ có các loài ở châu Âu và một số loài châu Á là chịu được lạnh. Trung tâm đa dạng có tại Cuba (khoảng 30 loài), Trung Quốc (17 loài) và Madagascar (9 loài).

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng là các cây bụi hay cây gỗ nhỏ thường xanh lớn chậm, cao khoảng 2–12 m (ít khi tới 15 m). Các lá mọc đối, hình từ tròn tới mũi mác, bóng mặt; ở phần lớn các loài lá khá nhỏ, thường dài 1,5–5 cm và rộng 0,3-2,5 cm, nhưng ở B. macrocarpa thì lá dài tới 11 cm và rộng 5 cm. Hoa nhỏ màu vàng lục, đơn tính cùng gốc (cả hoa đực lẫn hoa cái trên cùng một cây). Quả là loại quả nang nhỏ dài 0,5-1,5 cm (tới 3 cm ở B. macrocarpa), chứa vài hạt nhỏ.

Chi này được chia thành ba tổ khác nhau về mặt di truyền, mỗi tổ có mặt tại các khu vực khác nhau, với các loài Á-Âu ở một tổ, các loài châu Phi (ngoại trừ các loài ở tây bắc châu lục này) và Madagasca thuộc tổ thứ hai và các loài châu Mỹ thuộc tổ thứ ba. Các loài châu Phi và châu Mỹ về mặt di truyền là gần gũi với nhau hơn các loài Á-Âu.[1]

Một số loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu tượng và sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng dương nói chung được sử dụng làm hàng rào hay cây cảnh tạo hình, gỗ rất nặng của nó có giá trị trong chạm khắc gỗ và làm chữ in bằng gỗ trong in ấn. Hoa rất nhỏ của chúng có nghĩa là hoàng dương được trồng chủ yếu vì tán lá của chúng.

Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ von Balthazar M.; Endress P. K.; Qiu Y. -L. (2000). “Phylogenetic relationships in Buxaceae based on nuclear internal transcribed spacers and plastid ndhF sequences”. International Journal of Plant Sciences. 161 (5): 785–792. doi:10.1086/314302.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]