Bước tới nội dung

Soyuz TMA-02M

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Keo010122Bot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 11:55, ngày 19 tháng 8 năm 2021 (→‎top: clean up, general fixes using AWB). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Soyuz TMA-02M
Союз ТМА-02М
Tập tin:Soyuz-TMA-02M-Mission-Patch.png

Tàu vũ trụ Soyuz TMA-02M và Progress M-10M tại trạm ISS
Tàu vũ trụ Soyuz TMA-02M và Progress M-10M tại trạm ISS
Nhà vận hành: Roscosmos
ID COPSAR: 2011-023A
Số SATCAT: 37633
Thời gian chuyến bay: 166 ngày, 6 giờ, 12 phút
Thuộc tính tàu vũ trụ
Loại tàu: Soyuz TMA-M
Nhà sản xuất: RKK Energia
Khối lượng (khi phóng): 7150 kg
Phi hành đoàn
Số người: 3
Thành viên: Sergei A. Volkov
Michael E. Fossum
Satoshi Furukawa
Tên gọi: Eridanus
Phi hành đoàn Soyuz TMA-02M. Từ trái sang phải: Phi hành gia Michael E. Fossum, Sergei A. Volkov và Satoshi Furukawa.
Phi hành đoàn Soyuz TMA-02M. Từ trái sang phải: Phi hành gia Michael E. Fossum, Sergei A. Volkov và Satoshi Furukawa.
Bắt đầu
Ngày phóng: 7 tháng 6 năm 2011
20:12:44.924 UTC[1]
Tên lửa: Soyuz-FG
Nơi phóng: Bệ phóng 1/5
Sân bay vũ trụ Baikonur
Kết nối với ISS
Cổng kết nối: Mô-đun Rassvet
Ngày kết nối: 9 tháng 6 năm 2011
21:17:49 UTC
Ngày rời trạm: 21 tháng 11 năm 2012
23:00:17 UTC
Thời gian kết nối: 165 ngày, 1 giờ, 42 phút
Kết thúc
Ngày hạ cánh: 21 tháng 11 năm 2011
02:24:50 UTC
Nơi hạ cánh: 51°02′55,08″B 67°11′3,54″Đ / 51,03333°B 67,18333°Đ / 51.03333; 67.18333
Thông số quỹ đạo
Loại quỹ đạo: Qũy đạo Trái Đất thấp
Cận điểm: 366 km
Viễn điểm: 419 km
Độ nghiêng quỹ đạo: 51.64 độ
Chương trình Soyuz
Chuyến bay trước: Soyuz TMA-21
Tập tin:Soyuz-TMA-21-Mission-Patch.png
Chuyến bay sau: Soyuz TMA-22
Tập tin:Soyuz-TMA-22-Mission-Patch.png

Soyuz TMA-02M là một chuyến bay tàu vũ trụ Soyuz đến Trạm Vũ trụ Quốc tế, vận chuyển ba thành viên của phi hành đoàn Expedition 28 lên trạm[2]. Soyuz TMA-02M là chuyến bay thứ 110 của tàu vũ trụ Soyuz, chuyến bay đầu tiên phóng vào năm 1967. Đây là chuyến bay thứ hai của tàu vũ trụ Soyuz-TMA-M cải tiến, chuyến đầu tiên là Soyuz TMA-01M vào ngày 7 tháng 10 năm 2010. Tàu Soyuz vẫn ở trên trạm không gian trong suốt khoảng thời gian của Expedition 28-29 để phục vụ như là một phương tiện thoát hiểm khẩn cấp.

Tàu vũ trụ Soyuz đã phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur vào thứ ba, ngày 7 tháng 6 năm 2011 lúc 20:12 UTC (08 tháng sáu 2011, 02:12 giờ địa phương)[3].Hai ngày sau khi phóng, tàu Soyuz đã cập vào Trạm Vũ trụ Quốc tế lúc khoảng 5:22 EDT (21:17:49 UTC), thứ Năm ngày 9 tháng 6[4][5]. Tàu vũ trụ mang theo một phi hành đoàn ba người (Sergey Volkov người Nga; Michael E. Fossum người Mỹ; Satoshi Furukawa người Nhật Bản). Tàu đã hạ cánh tại Kazakhstan lúc 02:26 UTC ngày 22 tháng 11 năm 2011.[6]

Phi hành đoàn

Vị trí Phi hành gia
Chỉ huy Nga Sergei A. Volkov, Roscosmos
  • Thành viên phi hành đoàn Expedition 28
  • Chuyến bay vũ trụ thứ 2
Kỹ sư chuyến bay 1 Hoa Kỳ Michael E. Fossum, NASA
  • Thành viên phi hành đoàn Expedition 28
  • Chuyến bay vũ trụ thứ 3 và cuối cùng
Kỹ sư chuyến bay 2 Nhật Bản Satoshi Furukawa, JAXA
  • Thành viên phi hành đoàn Expedition 28
  • Chuyến bay vũ trụ đầu tiên

Phi hành đoàn dự phòng

Vị trí Phi hành gia
Chỉ huy Nga Oleg D. Kononenko, Roscosmos
Kỹ sư chuyến bay 1 Hoa Kỳ Donald R. Pettit, NASA
Kỹ sư chuyến bay 2 Hà Lan André Kuipers, ESA

Tham khảo

  1. ^ http://www.spacefacts.de/mission/english/soyuz-tma-02m.htm
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên exp28
  3. ^ Soyuz Blasts Off To International Space Station. Lưu trữ 2011-06-14 tại Wayback Machine Irish Weather Online, ngày 8 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2011
  4. ^ Station-bound Soyuz space capsule climbs into orbit. Spaceflight Now, ngày 7 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2011
  5. ^ 3 traveling to space station safely in orbit, USA Today, ngày 7 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2011
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên space.com