Bước tới nội dung

Spa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do NDKDDBot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 23:56, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (Liên kết ngoài: clean up). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Tuyên truyền, hướng dẫn spa nước nóng
Trị liệu Ayurveda tại Taj Exotica ở Goa, Ấn Độ

Spa là nơi có nước suối giàu muối khoáng (và đôi khi là nước biển) được sử dụng để tắm cho người. Các thị trấn spa hoặc khu nghỉ dưỡng spa (bao gồm các khu nghỉ mát suối nước nóng) thường cung cấp các liệu pháp chăm sóc sức khoẻ khác nhau. Niềm tin vào khả năng chữa bệnh của nước khoáng bắt đầu từ thời tiền sử. Những spa như vậy đã phổ biến khắp thế giới, nhưng đặc biệt phổ biến ở châu Âu và Nhật Bản. Spa ngày nay cũng khá phổ biến và cung cấp các phương pháp chăm sóc cá nhân khác nhau.

Từ nguyên

Từ spa có thể bắt nguồn từ tên của một ngôi làng tại Bỉ mang tên Spa, gần ngôi làng ấy người ta đã phát hiện ra suối nước khoáng thu hút nhiều người đến nghỉ dưỡng.[1]

Lịch sử nguồn gốc

Thời trung cổ, nước khoáng được xem là phương thuốc chữa trị các chứng bệnh liên quan đến thiếu chất sắt. Nước được xem là chất liệu chính trong nhiều nghi thức thanh tẩy của người Ai Cập, Ba Tư, Hy Lạp và La Mã. Ngày nay nước giữ vai trò quan trọng trong nghi thức tế tự của Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáoẤn Độ giáo. Nền văn minh Hy Lạp đã biết chăm sóc sức khoẻ bằng nước, người La Mã đã phát triển điều đó lên tầm cao, Spa gồm một chuỗi những nghi thức từ việc cởi bỏ xiêm y, trầm mình vào nước nóng, xông hơi, massage, nghỉ ngơi và lại tiếp tục tắm.

Có thể hiểu spa về mặt ngữ nghĩa là suối nước khoáng, về mặt thuật ngữ được hiểu là cách trị bệnh bằng hơi nước và nước khoáng thiên nhiên. Theo cách hiểu và vận dụng thông thường ngày nay thì spa là dịch vụ chăm sóc sức khoẻlàm đẹp bằng nước và massage kết hợp với những sản phẩm làm đẹp có nguồn gốc thiên nhiên.

Hình ảnh

Tham khảo

  1. ^ Journal of the History of Medicine and Allied Sciences, George Rosen, Yale University Dept. of the History of Science and Medicine, Project Muse, H. Schuman, 1954

Liên kết ngoài