Hãng hàng không quốc gia
Hãng hàng không quốc gia là một thuật ngữ trong ngành vận tải hàng không, dùng để chỉ một công ty được đăng ký thành lập ở một quốc gia nhất định và là công ty khai thác vận tải hàng không chính của quốc gia đó. Một trường hợp ngoại lệ ở Hoa Kỳ, do truyền thống chống độc quyền, việc có một hãng duy nhất khai thác vận tải hàng không chính của quốc gia là bất hợp pháp, vì vậy, không có hãng hàng không quốc gia nào dù có đến 5 hãng vận tải hàng không quốc tế lớn của Hoa Kỳ là American Airlines, Delta Air Lines, United Airlines, Continental Airlines và US Airways, được xem là có quy mô tương đương, thậm chí lớn hơn nhiều hãng hàng không quốc gia của các quốc gia khác.
Nguồn gốc hình thành
Trong tiếng Anh, thuật ngữ "flag carrier" được xem là gần tương đương, được dùng trong cả vận tải hàng hải lẫn vận tải hàng không. Nó bắt nguồn từ truyền thống trong luật hàng hải quy định các hãng vận tải (sau mở rộng cho cả hàng hải lẫn hàng không) phải đặt cờ hiệu quốc gia nơi đăng ký của hãng.[1].
Một thuật ngữ khác chính xác hơn nhưng ít thông dụng hơn là "national airline" hoặc "national carrier". Nó được xem là bắt nguồn ở thời sơ khai của ngành hàng không, khi mà các quốc gia thành lập hãng hàng không thuộc sở hữu nhà nước. Điều này xuất phát từ việc chỉ có các chính phủ mới đủ tiềm lực tài chính để chi phí cho ngành hàng không rất đắt đỏ cũng như có đủ năng lực chế tài để bảo vệ đặc quyền khai thác.
Theo thời gian, sự phát triển của hàng không dẫn đến sự tham gia đầu tư của các công ty tư nhân trong lĩnh vực này. Ngoại trừ một vài quốc gia kiểm soát hãng hàng không quốc gia độc quyền nhằm hỗ trợ nền kinh tế của đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch; trong nhiều trường hợp, các chính phủ thường hỗ trợ cho các hãng hàng không quốc gia của họ thông qua trợ cấp trực tiếp hoặc các ưu đãi tài chính khác. Ngay cả khi các hãng hàng không tư nhân có thể được phép thành lập và chia sẻ thị trường khai thác, các hãng hàng không quốc gia vẫn có thể nhận được quyền chỉ định ưu tiên, đặc biệt là trong phân bổ quyền khai thác vận tải hàng không trong nội địa hoặc đến các thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, hình thức đầu tư của các hãng hàng không quốc gia cũng dần đa dạng hơn. Từ hình thức hãng quốc doanh 100% hoặc sở hữu nhà nước chiếm tỷ lệ khống chế, các hãng hàng không quốc gia có thể là một hãng cổ phần đại chúng hoặc cũng có thể là một hãng hàng không tư nhân được nhà nước chỉ định khai thác ưu đãi. Từ đó, "hãng hàng không quốc gia" chỉ còn là một thuật ngữ lỏng lẻo và ít quan trọng hơn so với quá khứ của nó, nhằm để chỉ bất kỳ hãng hàng không do một quốc gia chi phối, hoặc được các đặc quyền ưu tiên khai thác vận tải hàng không ở một quốc gia hoặc lãnh thổ.
Danh sách các hãng hàng không quốc gia
Danh sách dưới đây liệt kê các hãng vận tải hàng không được xem là hãng hàng không quốc gia chính thức hay dựa trên lịch sử, dù hiện tại có mang cờ hiệu quốc gia trên nó hay có phải quốc doanh hay không.
Tham khảo
- ^ “flag carrier definition”. Businessdictionary.com. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2009.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2010.
- ^ Liên doanh với Eagle Aviation España và TAP Portugal
- ^ Được tư hữu hóa từ 1988.
- ^ Được tư hữu hóa từ 1989.
- ^ a b c Hiện là thành viên của TACA
- ^ Được tư hữu hóa từ 2009.
- ^ Được chỉ định tạm thời từ 30 tháng 4 năm 2010, thay cho hãng Air Jamaica được tư hữu hóa và sáp nhập với Caribbean Airlines.
- ^ a b c SAS là liên doanh của 3 chính phủ Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển, và được chỉ định là hãng hàng không quốc qua của cả ba quốc gia trên.
- ^ “LOT Corporate Information”. PLL LOT. 2007. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2007.
- ^ “TAP Portugal”. Flytap.com. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2009.
- ^ Ngừng hoạt động từ năm 1991
- ^ “Participaciones significativas - Iberia”. Grupo.iberia.es. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2009.
- ^ Trước năm 2002, Swissair được chỉ định là hãng hàng không quốc gia.
- ^ Sử dụng cờ Trung Hoa Dân quốc cho đến năm 1995. Tuy nhiên, sau đó hãng không sử dụng cờ hiệu này để tránh những rắc rối về ngoại giao.
- ^ UAE: Etihad Airways thuộc sở hữu của tiểu vương quốc Abu Dhabi, một thành viên của UAE.
- ^ UAE: Emirates Airline thuộc sở hữu của tiểu vương quốc Dubai, một thành viên của UAE.
- ^ UAE: Air Arabia có cổ phần đại diện của Sharjah, một thành viên của UAE.
- ^ UAE: RAK Airways thuộc sở hữu của Ras al-Khaimah, một thành viên của UAE.
- ^ Được tư hữu hóa từ 1987.
- ^ "World Airline Directory", Flight International 1 tháng 4 năm 1989, p55 (online archive version), truy cập 18 tháng 11 năm 2009
- ^ Chính phủ Yemen sở hữu 51%, chính phủ Saudi Arabia sở hữu 49%.