Bước tới nội dung

Sophia Dorothea của Đại Anh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do ThitxongkhoiAWB (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 13:56, ngày 24 tháng 8 năm 2020 (top: clean up, replaced: → (10) using AWB). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Sophia Dorothea của Hannover
Tranh vẽ bởi Antoine Pesne, 1726
Hoàng hậu phối ngẫu của Phổ
Electress consort của Brandenburg
Tại vị25 tháng 2 năm 171331 tháng 5 năm 1740
Thông tin chung
Sinh(1687-03-16)16 tháng 3 năm 1687
Hannover, Thân vương quốc Calenberg
Mất28 tháng 6 năm 1757(1757-06-28) (70 tuổi)
Cung điện Monbijou Palace, Berlin
Phối ngẫuFrederick William I của Phổ
Hậu duệHoàng tử Frederick Louis
Wilhelmine, Nữ Bá tước Brandenburg-Bayreuth
Hoàng tử Friedrich William
Frederick II Đại đế
Công chúa Charlotte Albertine
Friederike Luise, Nữ Bá tước Brandenburg-Ansbach
Philippine Charlotte, Nữ Công tước Brunswick-Wolfenbüttel
Hoàng tử Ludwig Charles Wilhelm
Sophia Dorothea, Nữ Bá tước Schwedt
Luise Ulrike, Hoàng hậu Thụy Điển
Hoàng tử August Wilhelm
Amalia, Nữ Giám mục của Quedlinburg
Hoàng tử Henry
Hoàng tử August Ferdinand
Hoàng tộcHannover
Thân phụGeorge I của Anh
Thân mẫuSophia Dorothea của Celle

Sophia Dorothea của Hannover (26 Tháng 3 [lịch cũ 16 Tháng 3] năm 1687[1]28 tháng 6 năm 1757) là Hoàng hậu phối ngẫu ở Phổ, vợ nhà vua Frederick William I. Bà cũng là em gái của vua George II nước Anh và thân mẫu của Frederick II của Phổ.

Cuộc sống ban đầu

Sophia Dorothea chào đời ngày 16 Tháng 3 1687 (O.S.), tại Hannover. Bà là con gái duy nhất của George Louis xứ Hannover, về sau trở thành Vua George I của Anh, và Sophia Dorothea của Celle. Bà bị người anh trai là vua George II của Anh về sau, rất ganh ghét.[2]

Thái tử phi nước Phổ

Sophia Dorothea kết hôn với người anh em họ, Hoàng thái tử Frederick William của Phổ, người sẽ kế vị ngai vàng ở Phổ, vào ngày 28 tháng 11, 1706. Họ đã từng gặp mặt nhau vào thời trẻ khi mà Sophia Dorothea được chăm sóc bởi bà nội, Sophia của Hannover, và họ không ưa nhau. Sophia Dorothea đối lập với chồng bà về mọi thứ và cuộc hôn nhân có vẻ như bị gượng ép. Một trong những sự đối lập lớn giữa họ là Sophia thích những trò giải trí; trái với chồng bà.[3] Frederick William đã có ý định li hôn ngay vào năm đầu tiên sau khi thành hôn, và chỉ trích những bức thư của Sophia Dorothea, ông cáo buộc rằng bà không muốn kết hôn với mình.[4]. Không hiểu vì sao mà họ không li hôn khi đó.

Hoàng hậu Phổ

Sophia Dorothea của Hannover tại chuyến viếng thăm của nhà vua Ba Lan đến Berlin.

Frederick William lên ngôi vua vào năm 1713 và Sophia Dorothea trở thành Vương hậu. Bà có biệt danh là "Olympia" vì phương diện hoàng tộc của bà. Những người con của bà thường xuyên bị mắng chửi và đánh đập bởi người cha Frederick William, có lẽ ông có dấu hiệu về thần kinh, cụ thể là chứng porphyria.[2][5][6]

Frederick William không hài lòng khi Sophia Dorothea muốn hai cuộc hôn nhân giữa thái tử Frederick và Công chúa Amelia của Anh, tiếp đó là công chúa Wilhelmine với Frederick, Hoàng tử xứ Wales. Ông cũng cáo buộc vợ mình phá hoại mối quan hệ của ông với con cái họ và cấm những đứa trẻ gặp mặt Hoàng hậu mà không có mặt ông ở đó. Những đứa trẻ không tuân theo chỉ dụ này và thường lén gặp bà; ít nhất một lần Frederick và Wilhelmine phải nấp vào tủ đồ của mẹ khi Frederick William bất ngờ đến phòng bà.[4] Bà có quan hệ tốt với con trai trưởng, Frederick, về sau chính là "Frederick Đại đế", một người rất thân thiết với mẫu thân và đã rất đau khổ khi bà qua đời. Bà dũng dành nhiều thời gian trò chuyện với con trai trong thư viện và được Frederick thông báo về kế hoạch trốn thoát khỏi sự giam giữ của người cha độc ác năm 1728. Sau khi thái tử bị trục xuất khỏi triều đìn, bà thường trao đổi thư từ với ông từ pháo đài Küstrin.

Sophia Dorothea quan tâm đến khoa học, hội họa, văn học và thời trang. Bà không phải là một giai nhân tuyệt sắc, bà có một vết sẹo do di chứng của bệnh đậu mùa. Tuy nhiên bà vẫn có nhiều điểm hấp dẫn mặc dù mang thai nhiều lần. Bà còn được xem là một người tự trọng và đầy tham vọng, song chồng bà không để cho bà có bất kì ảnh hưởng nào đến triều chính vì ông cho rằng nếu không như thế thì người phụ nữ có thể dễ dàng thống trị chồng của họ. Theo ý kiến của con gái bà, Wilhelmine thì phụ thân cô đã đối xử một cách bấy công với mẫu thân. Frederick William không ưa những sở thích của Sophia Dorothea, ông cho đó là phù phiếm, chẳng hạn như xem kịch và đánh bạc, ông cũng không thích những gì ông coi là một cuộc sống bà sống độc lập với triều đình của ông. Sở thích cờ bạc của bà bị ghét bởi người chồng, và có lời tường thuật lại rằng bà và những người xung quanh để sẵn những hạt cà phê trên bàn, nếu nhà vua đã xuất hiện, họ có thể giả vờ cá cược bằng chúng chứ không phải bằng tiền[4] Cách nhà vua đối xử với bà được coi là thô bỉ, và ông thường dùng những lời lẽ khiếm nhã nói về vợ của mình, dần khiến cho Sophia Dorothea cảm thấy rằng điều ngược lại là không thể. Năm 1726, Sophia Dorothea bất ngờ nhận được một khoản thừa kế lớn 3 triệu từ mẹ bà, và Frederick William đột nhiên đối xử với bà rất tốt. Điều này được coi là bất thường, và sứ giả của Hoàng đế báo rằng nguyên nhân của sự việc chỉ là do nhà vua muốn có phần tiền của hoàng hậu. Nhưng rốt cục bà không nhận được khoản tiền đó vì anh trai bà từ chối đưa đến, Frederick William lại đối xử thô lỗ với vợ mình như trước.[4]

Con cái

Tổ tiên

Ghi chú và nguồn tham khảo

  1. ^ The Peerage – Sophie Dorothy
  2. ^ a b John David Griffith Davies: A king in toils, L. Drummond, ltd., 1938
  3. ^ The Education của the Enlightened Despots
  4. ^ a b c d Reiners, Ludwig (Swedish): Fredrik den store (Fredrick Đại đế). Bokindustri Aktiebolag (1956) Stockholm
  5. ^ W. F. Reddaway: Frederick Đại đế và sự trỗi dậy của Phổ, READ BOOKS, 2008, ISBN 1-4437-2467-X
  6. ^ Alexander J. Nemeth: Voltaire's tormented soul: a psychobiographic inquiry, Associated University Presse, 2008, ISBN 0-934223-92-0

Liên kết ngoài

Tư liệu liên quan tới Sophia Dorothea of Hanover tại Wikimedia Commons

Sophia Dorothea của Đại Anh
Nhánh thứ của Nhà Welf
Sinh: 26 Tháng 3, 1687 Mất: 28 Tháng 6, 1757
Hoàng thất Đức
Tiền nhiệm
Sophia Louise của Mecklenburg-Schwerin
Hoàng hậu ở Phổ
1713-1740
Kế nhiệm
Elisabeth Christine của Brunswick-Bevern