Bước tới nội dung

Nguyễn Xuân Phúc

Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Nguyễn Quang Hiển 1984 (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 07:53, ngày 7 tháng 4 năm 2020 (Nhiệm kỳ chính phủ 2011-2016 không tồn tại chức danh Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ .). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Nguyễn Xuân Phúc
Chức vụ
Nhiệm kỳ7 tháng 4 năm 2016 – nay
8 năm, 266 ngày
Chủ tịch nướcTrần Đại Quang (2016-2018)
Đặng Thị Ngọc Thịnh (Quyền, 9-10/2018)
Nguyễn Phú Trọng (2018-nay)
Phó Thủ tướng
Tiền nhiệmNguyễn Tấn Dũng
Kế nhiệmĐương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ13 tháng 8 năm 2016 – nay
8 năm, 138 ngày
Chủ tịchTrần Đại Quang (2016-2018)
Đặng Thị Ngọc Thịnh (Quyền, 9-10/2018)
Nguyễn Phú Trọng (2018-nay)
Tiền nhiệmNguyễn Tấn Dũng
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ3 tháng 8 năm 2011 – 7 tháng 4 năm 2016
4 năm, 248 ngày
Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng
Tiền nhiệmNguyễn Sinh Hùng
Kế nhiệmTrương Hòa Bình
Vị trí Việt Nam
Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII
Nhiệm kỳ19 tháng 1 năm 2011 – nay
13 năm, 345 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Nhiệm kỳ17 tháng 12 năm 2012 – 13 tháng 6 năm 2016
3 năm, 179 ngày
Tiền nhiệmchức vụ thành lập
Kế nhiệmTrương Hòa Bình
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ3 tháng 8 năm 2011 – 13 tháng 6 năm 2016
4 năm, 315 ngày
Phó Chủ tịchĐinh La Thăng
Nguyễn Hoàng Hiệp
Kế nhiệmTrương Hòa Bình
Vị trí Việt Nam
Chủ tịch Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS
Nhiệm kỳ3 tháng 8 năm 2011 – 2 tháng 4 năm 2014
2 năm, 242 ngày
Phó Chủ tịchTrần Đại Quang
Nguyễn Thị Kim Tiến
Phạm Thị Hải Chuyền
Hà Thị Liên
Tiền nhiệmTrương Vĩnh Trọng
Kế nhiệmVũ Đức Đam
Vị trí Việt Nam
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Nhiệm kỳ2 tháng 8 năm 2007 – 3 tháng 8 năm 2011
4 năm, 1 ngày
Tiền nhiệmĐoàn Mạnh Giao
Kế nhiệmVũ Đức Đam
Vị trí Việt Nam
Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ
Nhiệm kỳtháng 6 năm 2006 – 2 tháng 8 năm 2007
Chủ nhiệmĐoàn Mạnh Giao
Vị trí Việt Nam
Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII
Nhiệm kỳtháng 4 năm 2006 – nay
Tổng Bí thưNông Đức Mạnh (2001-2011)
Nguyễn Phú Trọng (2011-nay)
Nhiệm kỳtháng 3 năm 2006 – tháng 5 năm 2006
Tổng Thanh traQuách Lê Thanh
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ(2002-2007) – 
(2011-nay)
Vị trí Việt Nam
Đại diệnQuảng Nam (2002-2007)
Quảng Nam (2011-2016)
Hải Phòng (2016-nay)
Tỉ lệkhóa XI :
khóa XIII : 94,59 %
khóa XIV : 99,48 %
Thông tin cá nhân
Sinh20 tháng 7, 1954 (70 tuổi)
Quế Sơn, Quảng Nam, Quốc gia Việt Nam
Nơi ởHà Nội
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
VợTrần Nguyệt Thu[1]
ChaNguyễn Hiền
Họ hàng
  • Nguyễn Quốc Dũng (anh, s. 1947)
  • Nguyễn Thị Thuyền (chị, s. 1952)
Con cái
  • Nguyễn Thị Xuân Trang (s. 1986)
  • Nguyễn Xuân Hiếu
Học vấnCử nhân Kinh tế
Alma materTrường Đại học Kinh tế Quốc dân
Học viện Hành chính Quốc gia
Đại học Quốc gia Singapore
Websitenguyenxuanphuc.chinhphu.vn
Chữ ký

Nguyễn Xuân Phúc (sinh ngày 20 tháng 7 năm 1954) hiện là Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông còn là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu thành phố Hải Phòng. Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011-2016, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Quảng Nam. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ.

Thân thế

Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm 1954, tại xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông được gọi theo thông lệ miền Nam là Bảy do là người con thứ sáu và là con út trong gia đình.

Cha ông là Nguyễn Hiền, sinh năm 1918, hoạt động cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1954, tập kết ra Bắc theo Hiệp định Genève. Ông cùng mẹ và các anh chị ở lại quê nhà, thuở nhỏ theo học ở trường làng. Mẹ và các anh chị của ông hoạt động bí mật cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một người chị của ông bị quân đội Hoa KỳViệt Nam Cộng hòa giết sau một trận đánh vào năm 1965. Năm 1966, mẹ ông cũng bị giết. Ông sống cùng người chị gái tại quê nhà một thời gian, sau đó được những người đồng chí của cha mẹ ông bí mật đưa ra Bắc học theo chế độ của học sinh miền Nam (năm 1967).[2]

Ông hiện cư trú ở Nhà công vụ số 11 Chùa Một Cột, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.[3]

Giáo dục

Sự nghiệp

Công tác tại tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng

Từ năm 1973, ông theo học tại Đại học Kinh tế Quốc dân, tham gia hoạt động trong phong trào Đoàn thanh niên, từng làm Bí thư Chi đoàn.

Sau khi tốt nghiệp năm 1978, ông trở về và được nhận vào làm việc tại tỉnh nhà (bấy giờ là Quảng Nam - Đà Nẵng). Từ năm 1980 đến 1993, ông thăng dần từ các chức vụ Cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, lên đến Chuyên viên, Phó Văn phòng rồi Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 12 tháng 5 năm 1982, chính thức là ngày 12 tháng 11 năm 1983[5]; lên đến chức vụ Bí thư Đảng ủy cơ quan, Đảng ủy viên Đảng ủy khối Dân Chính Đảng Quảng Nam – Đà Nẵng khóa I, II. Thời gian này, ông có theo học ngành Quản lý hành chính nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia.

Từ năm 1993 đến 1996, ông lần lượt giữ các chức vụ Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Tỉnh ủy viên khóa XV, XVI tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Ông được cử theo học ngành Quản lý Kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.

Công tác tại tỉnh Quảng Nam

Từ năm 1997 đến 2001, sau khi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng chia tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII, XVIII; Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam kiêm Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI.

Năm 2001, ông được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam. Ông cũng được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XI, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế – Ngân sách của Quốc hội khóa XI.

2004 – 2006: Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam khoá XIX; Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam khoá VII; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khoá VII; Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế – Ngân sách Quốc hội khoá XI.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam

Tháng 3 năm 2006, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 6 năm 2006, ông được điều động sang giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chính phủ. Tháng 8 năm 2007, ông được Quốc hội phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam.[6]

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 Quảng Nam

Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc được tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, được bầu vào Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 22 tháng 5 năm 2011, Nguyễn Xuân Phúc trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 tại đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Quảng Nam gồm huyện Duy Xuyên, huyện Quế Sơn, huyện Nông Sơn, huyện Thăng Bình, huyện Hiệp Ðức và thành phố Hội An với tỉ lệ 94,59% số phiếu hợp lệ.

Phó Thủ tướng Việt Nam

Ngày 3 tháng 8 năm 2011, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, ông được Quốc hội phê chuẩn làm Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tại Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, ông được đề cử là một trong các ứng viên cho chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.[7]

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 Hải Phòng

Ngày 22 tháng 5 năm 2016, Nguyễn Xuân Phúc trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 tại đơn vị bầu cử số 3 thành phố Hải Phòng gồm các quận Kiến An, Đồ Sơn, huyện An Lão, Tiên LãngVĩnh Bảo với tỉ lệ 99,48% phiếu bầu tán thành.

Hoạt động

Sáng ngày 18 tháng 6 năm 2018, Nguyễn Xuân Phúc có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng sau kì họp thứ 5 Quốc hội khóa 14.[8] Ông lắng nghe ý kiến của các cử tri Vũ Minh Đức, Ngô Ngọc Khánh (Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), Lưu Quang Yên (nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VII, nguyên Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Lãng), Ngô Thị Bích Huyền.[9][10][11][12]

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12, tái đắc cử Ủy viên Bộ Chính trị.

Ngày 7 tháng 4 năm 2016, với số phiếu tán thành là 446 phiếu, chiếm 90% đại biểu, ông Nguyễn Xuân Phúc trúng cử chức vụ Thủ tướng, kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng điều hành Chính phủ.[13]

Ngày 13 tháng 6 năm 2016, ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, kế nhiệm ông là Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình.[14]

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ba trợ lý là Đỗ Ngọc Huỳnh (Vụ trưởng Vụ Thư ký - Biên tập, Văn phòng Chính phủ, bổ nhiệm tháng 12 năm 2018), Bùi Huy Hùng, Cao Xuân Thành và hai thư ký là các ông Cấn Đình Tài và Nguyễn Hoàng Anh.[15]

Đại dịch bệnh COVID - 19

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID 19 trên phạm vi toàn cầu và số ca nhiễm gia tăng từng ngày tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành chỉ thị 16 về việc thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.[16]Ngày 01/4/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc[17]

Chương trình hành động

Chính phủ kiến tạo

Ông là người đề ra khái niệm "chính phủ kiến tạo" mới so với "chính phủ điều hành" trước đó. Chính phủ này có 4 đặc điểm chính là:

1) Chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật, chính sách, thể chế tốt để nuôi dưỡng phát triển kinh tế chứ không chỉ điều hành trên những gì pháp luật có sẵn;

2) Nhà nước không làm thay thị trường;

3) Kiến thiết môi trường kinh doanh thuận lợi;

4) Siết chặt kỉ luật cán bộ, xây dựng chính quyền điện tử.[18]

Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp

Gia đình

Vợ ông là bà Trần Thị Nguyệt Thu.[19][20] Ông có hai con, con gái là Nguyễn Thị Xuân Trang (sinh năm 1986, kết hôn với Vũ Chí Hùng năm 2009), con trai là Nguyễn Xuân Hiếu.[21]

Ông có anh trai tên Nguyễn Quốc Dũng, sinh năm 1947, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng. Ông có chị gái tên Nguyễn Thị Thuyền (em kế ông Nguyễn Quốc Dũng sinh năm 1952) và một chị gái đầu đi du kích bị địch bắn chết.[22]

Tổ Tư vấn Kinh tế nhiệm kì 2016-2021

Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhiệm kì 2016-2021 được thành lập ngày 28 tháng 7 năm 2017 theo Quyết định 1120/QĐ-TTg gồm có 15 người, sau đó vào cuối tháng 11 năm 2017 bổ sung thêm một thành viên (Trần Hoàng Ngân[23]). Tháng 4 năm 2018, Nguyễn Xuân Thắng xin rút, Tổ tư vấn còn 15 thành viên. Danh sách Tổ tư vấn gồm có:[24]

  1. Vũ Viết Ngoạn, Tiến sĩ tài chính (Hoa Kỳ, hệ từ xa), nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia được bổ nhiệm làm tổ trưởng tổ tư vấn.
  2. Trần Ngọc Anh, Phó giáo sư, tiến sĩ chính sách công (Hoa Kỳ), Đại học Indiana (Mỹ).
  3. Vũ Thành Tự Anh, Tiến sĩ kinh tế học (Hoa Kỳ), Giám đốc Trường chính sách công và quản lý thuộc Đại học Fulbright Việt Nam.
  4. Vũ Bằng, Tiến sĩ kinh tế, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
  5. Nguyễn Đình Cung, Tiến sĩ kinh tế (Việt Nam), Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
  6. Trần Thọ Đạt, Giáo sư, tiến sĩ kinh tế (Úc) và tiến sĩ thống kê (Việt Nam), Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân.
  7. Nguyễn Đức Khương, Giáo sư, Tiến sĩ tài chính (Pháp), Phó giám đốc, Trưởng khoa tài chính, Học viện quản lý và quản trị kinh doanh (Pháp).
  8. Vũ Minh Khương, Phó giáo sư, tiến sĩ về chính sách và kinh tế (Đại học Harvard, Hoa Kỳ), Đại học Quốc gia Singapore.
  9. Trần Du Lịch, Tiến sĩ kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế TP.HCM.
  10. Trương Văn Phước, Tiến sĩ kinh tế (Việt Nam), Quyền chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.
  11. Nguyễn Xuân Thắng, Giáo sư, tiến sĩ kinh tế, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (ông rút khỏi Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng từ tháng 4 năm 2018[25]).
  12. Trần Đình Thiên, Phó giáo sư, tiến sĩ kinh tế chính trị (Liên Xô), Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam.
  13. Trần Văn Thọ, Giáo sư, tiến sĩ kinh tế (Nhật), Đại học Waseda (Nhật Bản).
  14. Nguyễn Quang Thuấn, Giáo sư, tiến sĩ kinh tế (Nga), Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
  15. Trần Hoàng Ngân, Phó giáo sư, tiến sĩ kinh tế (Việt Nam), Giám đốc Học viện cán bộ TP.HCM.
  16. Bùi Quang Vinh, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Phát biểu

  • Tại cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức ngày 26.01.2013 với tư cách là Phó Thủ tướng:
  • Đối thoại về phòng chống tham nhũng lần thứ 13 với chủ đề "Các giải pháp phòng chống tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng" do Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Tư pháp và Đại sứ quán Vương quốc Anh tổ chức tại Hà Nội sáng 26/11/2014:

(Tại buổi tiếp xúc cử tri TP. Hải Phòng hai ngày hôm sau, cử tri Nguyễn Trọng Lô (84 tuổi, lão thành cách mạng) bày tỏ: Thưa đồng chí, trên toàn quốc có hiện tượng tìm người nhà, TP. Hải Phòng của chúng tôi cũng có hiện tượng tìm người nhà. Tôi có thể dẫn ra đây hàng chục trường hợp.[33])

  • Đổi mới về tư duy Kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa so với thời Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định về quan điểm của Chính phủ đối với quá trình cổ phần hóa một số doanh nghiệp Nhà nước lớn hiện nay, trước mắt là hai doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương là Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco):
  • Về vấn đề giao thông tại Hà Nội trong phiên họp Chính phủ chiều 28/12/2016:
  • Chia sẻ tại Hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT-DL) năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017:

Tham khảo

  1. ^ “BST áo dài Lan Hương ra mắt phu nhân nguyên thủ các nước tới Hà Nội”. Thế giới & Việt Nam.
  2. ^ “Chuyện chưa kể về Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”. baogiaothong. ngày 8 tháng 4 năm 2016.
  3. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở 63 tỉnh thành
  4. ^ “Tiểu sử tóm tắt của ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam. 26 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2018.
  5. ^ Theo VPCP ông vào Đảng chính thức là 12/5/1983, còn theo thông tin gốc bên BNV là 15/11/1983
  6. ^ Tiểu sử tại website Chính phủ Việt Nam
  7. ^ “Xác nhận 3 ứng viên Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội”.
  8. ^ Viết Tuân. “Thủ tướng mong người dân 'tỉnh táo, tránh hiểu nhầm luật pháp'. VnExpress. 2018-06-18. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2018.
  9. ^ Lê Tân. “Thủ tướng: Người dân cần bình tĩnh, tỉnh táo để không bị kẻ xấu lôi kéo, xúi giục”. Báo Thanh niên. 2018-06-18. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2018.
  10. ^ Tiến Thắng. “Thủ tướng mong dân tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc”. Báo Tuổi trẻ. 2018-06-18. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2018.
  11. ^ Hà Nguyệt. "Huyện Tiên Lãng không phá nhà ông Vươn". Báo Người đưa tin. 2012-12-27. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2018.
  12. ^ Hà Thế Lực. “Mạo danh nguyên Bí thư Huyện ủy kiến nghị về vụ việc tại Tiên Lãng”. Báo chính phủ. 2012-02-07. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2018.
  13. ^ “Ông Nguyễn Xuân Phúc nhậm chức Thủ tướng”.
  14. ^ “Kiện toàn nhân sự Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia”.
  15. ^ “Bổ nhiệm 3 Trợ lý Thủ tướng, Phó Thủ tướng”. Dân trí. 2018-12-20. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2019.
  16. ^ “Việt Nam 'cách ly toàn xã hội' trong 15 ngày”.
  17. ^ “Công bố dịch Covid-19 toàn quốc”.
  18. ^ Hồng Trà (18 tháng 11 năm 2017). "Chính phủ kiến tạo" tại Việt Nam qua định nghĩa của Thủ tướng”. VnEconomy. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2017.
  19. ^ “BST áo dài Lan Hương ra mắt phu nhân nguyên thủ các nước tới Hà Nội”. Thế giới & Việt Nam, Bộ ngoại giao Việt Nam. 27 tháng 10 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2017.
  20. ^ Hồ Quang Phương (28 tháng 4 năm 2017). “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Phi-líp-pin dự hội nghị cấp cao ASEAN 30”. Báo Quân đội Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.
  21. ^ “Nguyễn Xuân Phúc chính thức thay Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng”. Báo Người Việt. 7 tháng 4 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2017.
  22. ^ Xuân Huy - Thanh Oai - Tấn Việt (8 tháng 4 năm 2016). “Chuyện chưa kể về Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”. Báo Giao thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.
  23. ^ “Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng có thêm thành viên”. Zing. 30 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2018.
  24. ^ Hiếu Công - Tuệ Minh (30 tháng 11 năm 2017). “Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng có thêm thành viên”. Zing. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2018.
  25. ^ Chí Kiên (19 tháng 4 năm 2018). “GS.TS Nguyễn Xuân Thắng rút khỏi Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng”. Chính phủ Việt Nam. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2018.
  26. ^ “PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC:"30% số công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về". Lao động. 26 tháng 1 năm 2013.
  27. ^ “Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chính nghĩa bao giờ cũng thắng”. Tiền Phong. 12 tháng 6 năm 2014.
  28. ^ “Phó thủ tướng: 'Doanh nghiệp không được đưa tiền cho quan chức'. VnExpress. 27 tháng 11 năm 2014.
  29. ^ “Mọi tài sản tham nhũng phải được thu hồi”. baodientu.chinhphu.vn. 26 tháng 11 năm 2014.
  30. ^ “​Báo chí phản ánh kịp thời những vấn đề bức xúc”. zero width space character trong |title= tại ký tự số 1 (trợ giúp)
  31. ^ “Họ không phải vì môi trường và sự ổn định cuộc sống của người dân”. 7 tháng 4 năm 2016.
  32. ^ “Thủ tướng: 'Không mua xe mới, không nhận hoa chúc mừng'. vnexpress. 8 tháng 1 năm 2016.
  33. ^ "Thưa đồng chí, trên toàn quốc có hiện tượng tìm người nhà". tuoitre. 8 tháng 3 năm 2016.
  34. ^ "Chính phủ không đi bán bia, bán sữa". vneconomy. 9 tháng 1 năm 2016.
  35. ^ “Thủ tướng phê bình Hà Nội cho xây quá nhiều nhà cao tầng nội đô”. vneconomy.vn. 29 tháng 12 năm 2016.
  36. ^ “Việt Nam: Không thể 'tiếp tay' cho thủ tướng chỉ trích tỷ phú”. www.nguoi-viet.com. 31 tháng 12 năm 2016.
  37. ^ “Thủ tướng: Việt Nam còn có thứ văn hóa "không nhúc nhích". nld.com.vn. 12 tháng 1 năm 2017.

Liên kết ngoài