Bước tới nội dung

Đại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Aybeg (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 18:59, ngày 15 tháng 7 năm 2018. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Hội nghị Đại quốc dân Thổ Nhĩ Kỳ
Türkiye Büyük Millet Meclisi
Huy hiệu hoặc biểu trưng
Dạng
Mô hình
Một viện
Lãnh đạo
Số ghế550
Trụ sở
Tòa nhà Hội nghị Đại quốc dân, Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ
Trang web
http://www.tbmm.gov.tr/english/english.htm
Thổ Nhĩ Kỳ

Chính trị và chính phủ
Thổ Nhĩ Kỳ


Các nước khác

Hội nghị Đại quốc dân Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türkiye Büyük Millet Meclisi - TBMM, thường viết tắt đơn giản là Meclis - "Quốc hội") là quốc hội một viện của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, là cơ quan duy nhất thực hiện vai trò lập pháp theo quy định của Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ. Cơ quan này được thành lập ở Ankara vào ngày 23 tháng 4 năm 1920 giữa cuộc Chiến tranh Độc lập Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc hội này là mấu chốt cơ bản trong các nỗ lực của Mustafa Kemal Atatürk để thành lập một quốc gia mới từ tàn tích còn lại của Đế quốc Ottoman sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Có 550 đại biểu quốc hội được bầu nhiệm kỳ 5 năm bằng phương pháp D'Hondt, một hệ thống đại diện theo tỷ lệ danh sách đảng phái (tên tiếng Anh: party-list proportional representation), từ 85 quận bầu cử đại diện cho 81 tỉnh Thổ Nhĩ Kỳ (İstanbul được chia ra thành 3 quận bầu cử còn Ankaraİzmir được chia ra mỗi nơi hai đơn vị vì những thành phố này có dân số lớn). Để tránh một quốc hội treo và sự chia rẽ chính trị thái quá, chỉ có các đảng giành được ít nhất 10% phiếu bầu trong cuộc bầu cử nghị viện này mới giành được quyền vào quốc hội. Kết quả là, chỉ có hai đảng có thể giành được quyền đại diện này trong quốc hội trong các cuộc bầu cử năm 2002 và có 3 đảng trong cuộc bầu của năm 2007.[1] Các ứng viên độc lập có thể đứng ra tranh cử, tuy nhiên họ phải giành ít nhất 10% phiếu bầu ở đơn vị bầu cử của mình.[2] Ngưỡng bầu cử cao này đã bị quốc tế phê phán nhưng một bản khiếu nại với Tòa án Nhân quyền châu Âu đã bị bác bỏ.

Kể từ cuộc tổng tuyển cử năm 2002, một tỷ lệ đa số tuyệt đối ghế đã thuộc về Đảng Phát triển và Công lý (AKP), chính đảng lãnh đạo một chính phủ một đảng.[3] Đảng Cộng hòa Nhân dân (CHP) là đảng duy nhất ngoài Đảng Phát triển và Công lý giành được ghế trong quốc hội năm 2002. Đến thời điểm ngày 1 tháng 7 năm 2007, có 7 đảng có đại diện trong quốc hội và có 9 đại biểu độc lập do từ chức hoặc chuyển giao, tuy nhiên CHP vẫn là đảng đối lập lớn nhất. Trong cuộc bầu cử năm 2007, 3 đảng giành được ngưỡng 10%: AKP, CHP, và Đảng Phong trào Dân tộc (MHP). Ngoài ra, các chính trị gia người Kurd từ Đảng Xã hội Dân chủ (DTP) đã phá vỡ ngưỡng này bằng cách tham gia cuộc bầu cử với tư cách độc lập và 24 người trong số này đã được bầu.

Tham khảo

  1. ^ Roger Hardy (ngày 4 tháng 11 năm 2002). “Turkey leaps into the unknown”. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2006.
  2. ^ Turkish Directorate General of Press and Information (ngày 24 tháng 8 năm 2004). “Political Structure of Turkey”. Turkish Prime Minister's Office. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2006.
  3. ^ “Turkey's old guard routed in elections”. British Broadcasting Corporation. ngày 4 tháng 11 năm 2002. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2006.