Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp danh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 30: Dòng 30:
|}
|}


=="Pháp danh" trong những truyền thống khác==
Ở [[Trung Hoa]] những người theo [[đạo Lão]] như các [[đạo sĩ]] cũng có pháp danh. Tăng ni Phật giáo thì thường dùng danh từ "pháp hiệu".

Ở [[Nhật Bản]] thì tương đương pháp danh là "giới danh" (戒名). Ai quá cố cũng được nhà chùa ban cho giới danh để dùng khi cúng lễ.
==Tham khảo==
==Tham khảo==
*[http://www.erct.com/4-ChiaSe/SuuTam/Tinh_danh-PhapDanh.htm "Pháp danh"]
*[http://www.erct.com/4-ChiaSe/SuuTam/Tinh_danh-PhapDanh.htm "Pháp danh"]

Phiên bản lúc 05:33, ngày 18 tháng 11 năm 2018

Pháp danh theo Phật giáo Đại thừa của người Việttên đặt cho một người theo đạo Phật chịu làm lễ quy y và thọ năm giới căn bản gồm:

  1. Không sát sanh
  2. Không trộm cắp
  3. Không tà dâm
  4. Không nói dối
  5. Không uống rượu

Khi quy y, tín đồ nguyện sống theo đạo lý của nhà Phật. Người nào dù không đi tu mà phát nguyện theo Tam bảo đều được ban pháp danh.

Pháp danh là do vị chứng giám đặt cho người thụ lễ như một thể thức truyền thừa cho đệ tử một lý tưởng chung. Vì vậy pháp danh thường chiếu theo một hệ thống rút từ kinh điển ví dụ như một bài kệ, một câu kinh, dùng một chữ chung khởi đầu. Những chữ thường dùng là Huệ, Diệu, Tâm, Trí, Tuệ với ý nghĩa cao đẹp.

Pháp danh được dùng trong mọi việc giữa cá nhân đó và nhà chùa từ lúc sinh thời cho đến sau khi mất.

Theo Phật giáo thì cần phân biệt pháp danh, Pháp tựPháp hiệu. Người Phật tử nhận pháp danh khi thụ năm giới; nhận Pháp tự khi thụ 10 giới; và Pháp hiệu khi làm tỳ kheo tức xuất gia đi tu.[1] Nam giới thì lấy thêm họ "Thích" còn nữ giới lấy "Thích Nữ" để nhắc nhở mối ràng buộc trực tiếp với đức Thích Ca. Lệ này có từ thế kỷ thứ 4 do thiền sư Đạo An người Trung Hoa khởi xướng. Tuy nhiên đối với người Việt thì Pháp hiệu với chữ "Thích" thì đến thế kỷ 20 mới thịnh hành.[2]

Pháp hiệu cũng do vị sư chứng giám đặt cho người đi tu. Tăng ni khi nhận một vị thầy khác cũng có thể nhận pháp danh và pháp hiệu mới.

Thể thức tên gọi, Pháp danh và Pháp hiệu
Thế danh Pháp danh Pháp hiệu
Lâm Văn Tức Thị Thủy Thích Quảng Đức
Đỗ Thị Cửu Nguyên Huệ Thích Nữ Diệu Định[3]
Lê Đình Nhàn Như An (1935)
Ngọc Tân (1937)
Thích Huyền Quang[4]

"Pháp danh" trong những truyền thống khác

Trung Hoa những người theo đạo Lão như các đạo sĩ cũng có pháp danh. Tăng ni Phật giáo thì thường dùng danh từ "pháp hiệu".

Nhật Bản thì tương đương pháp danh là "giới danh" (戒名). Ai quá cố cũng được nhà chùa ban cho giới danh để dùng khi cúng lễ.

Tham khảo

Chú thích