Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hươu sao”
Không có tóm lược sửa đổi |
n Xoá khỏi Category:Động vật lớn Ấn-Âu dùng Cat-a-lot |
||
Dòng 53: | Dòng 53: | ||
[[Thể loại:Động vật có vú Đài Loan]] |
[[Thể loại:Động vật có vú Đài Loan]] |
||
[[Thể loại:Động vật có vú Nhật Bản]] |
[[Thể loại:Động vật có vú Nhật Bản]] |
||
[[Thể loại:Động vật lớn Ấn-Âu]] |
|||
[[Thể loại:Động vật có vú châu Á]] |
[[Thể loại:Động vật có vú châu Á]] |
||
[[Thể loại:Động vật được mô tả năm 1838]] |
[[Thể loại:Động vật được mô tả năm 1838]] |
Phiên bản lúc 14:55, ngày 4 tháng 9 năm 2018
Cervus nippon | |
---|---|
Con đực | |
Con cái | |
Tình trạng bảo tồn | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Mammalia |
Bộ (ordo) | Artiodactyla |
Họ (familia) | Cervidae |
Phân họ (subfamilia) | Cervinae |
Chi (genus) | Cervus |
Loài (species) | C. nippon |
Danh pháp hai phần | |
Cervus nippon Temminck, 1838 | |
Phân loài | |
Xem trong bài. |
Hươu sao (danh pháp hai phần: Cervus nippon), còn được gọi là hươu đốm, là một loài hươu bản địa của nhiều vùng thuộc khu vực Đông Á và được du nhập đến nhiều nơi khác nhau của thế giới. Trước đây tìm thấy từ miền Bắc Việt Nam ở phía nam đến Viễn Nga ở phía bắc, hiện nay trên bờ vực tuyệt chủng trong tất cả các khu vực ngoại trừ Nhật Bản, nơi loài này có nhiều[2].
Hình dáng
Lông da hươu sao có màu vàng đậm, con cái nhạt màu hơn con đực. Trên da ở thân có những đốm trắng, hình tròn còn gọi là các “sao”. Độ lớn của hình tròn tăng dân từ phía lưng và lớn ở phía bụng và hông. Dọc sống lưng chạy từ vai xuống hông là hai hàng sao, còn các sao trên mình không tạo thành hàng rõ rệt. Từ gáy xuống cổ và dọc sông lưng chạy giữa hai hàng sao là vệt lông mầu sẫm. Chân, đầu và bụng của hươu không có sao.
Đuôi hươu có túm lông màu trắng với viền lông đen gần góc đuôi, mặt dưới đuôi trần. Phía dưới gốc đuôi và mặt sau đùi có những sợi lông màu trắng dài từ 4 – 6 cm, tạo thành “gương” có hình tam giác.
Tứ chi của hươu sao màu vàng xám, thẫm ở mặt trước và nhạt ở mặt sau. Mặt ngoài ống chân gần kheo của chi sau thường có các tấm chai chân được hình thành trong đời sống của hươu, giúp hươu làm chỗ tỳ khi đứng lên hoặc nằm xuống.
Sừng hươu sao là đặc điểm và biểu tượng về sức mạnh của hươu. Điều này không giống với các động vật có sừng khác, chỉ có hươu đực mới có sừng, hươu cái không có sừng. Sừng hươu đực mọc lần đầu khi hươu được một năm tuổi gọi là sừng sơ sinh. Mọc sừng cũng thể hiện thành thục về tính và sự trưởng thành của hươu đực. Sừng hươu cũng là loại sừng duy nhất có khả năng tái sinh hàng năm. Khi sừng mới mọc gọi là lộc nhung. Nhung hươu có giá trị sinh học và dược liệu mà các động vật khác ít khi có.
Hình ảnh
Tham khảo
- ^ Harris, R.B. (2008). Cervus nippon. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2009. Database entry includes a brief justification of why this species is of least concern.
- ^ Kaji, Koichi. “Adaptive management of sika deer populations in Hokkaido, Japan: theory and practice” (pdf). Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ
|coauthors=
(gợi ý|author=
) (trợ giúp)