Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công đoàn Việt Nam”
n phá hoại Thẻ: Lùi tất cả |
|||
(Không hiển thị 48 phiên bản của 20 người dùng ở giữa) | |||
Dòng 1: | Dòng 1: | ||
{{POV}} |
|||
[[Tập tin:Villa, 29 Quang Trung Street, Da Lat.JPG|nhỏ|Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng tại 29, đường Quang Trung, thành phố [[Đà Lạt]].]] |
|||
[[Tập tin:Huy hiệu |
[[Tập tin:Huy hiệu Công đoàn Việt Nam.svg|nhỏ|Huy hiệu Công đoàn Việt Nam]] |
||
'''Công đoàn Việt Nam''' là [[Tổ chức chính trị Việt Nam|tổ chức chính trị – xã hội]] rộng lớn của [[giai cấp công nhân]], đội ngũ [[trí thức]] và những [[người lao động]] tự nguyện lập ra nhằm mục đích [[Tập hợp (toán học)|tập hợp]], đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên [[chủ nghĩa xã hội]]. Công đoàn Việt Nam là |
'''Liên đoàn Lao động Việt Nam (hay còn gọi là: Công đoàn Việt Nam)''' là một [[Tổ chức chính trị Việt Nam|tổ chức chính trị – xã hội]] rộng lớn của [[giai cấp công nhân]], đội ngũ [[trí thức]] và những [[người lao động]] tự nguyện lập ra nhằm mục đích [[Tập hợp (toán học)|tập hợp]], đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên [[chủ nghĩa xã hội]]. Công đoàn Việt Nam là một cơ quan của [[Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam]] trong [[Mặt trận Tổ quốc Việt Nam]], là trung tâm tập hợp, đoàn kết, [[giáo dục]], rèn luyện, xây dựng đội ngũ [[giai cấp công nhân]], lao động.<ref name="cdvn">{{Chú thích web |url=http://www.congdoanvn.org.vn/gioi-thieu/chuc-nang-nhiem-vu-tld-492 |ngày truy cập=2017-02-15 |tựa đề=Bản sao đã lưu trữ |archive-date=2017-02-15 |archive-url=https://web.archive.org/web/20170215124439/http://www.congdoanvn.org.vn/gioi-thieu/chuc-nang-nhiem-vu-tld-492 |url-status=dead }}</ref> |
||
==Tên gọi== |
==Tên gọi== |
||
*Công hội Đỏ ( |
*Công hội Đỏ (1929–1935) |
||
*Nghiệp đoàn Ái hữu ( |
*Nghiệp đoàn Ái hữu (1935–1939) |
||
*Hội Công nhân Phản đế ( |
*Hội Công nhân Phản đế (1939–1941) |
||
*Hội |
*Hội Công nhân Cứu quốc (1941–1946) |
||
*Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ( |
*Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946–1961) |
||
*Tổng Công đoàn Việt Nam ( |
*Tổng Công đoàn Việt Nam (1961–1988) |
||
*Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (từ 1988 đến ngày nay)<ref>http://www.congdoanvn.org.vn/gioi-thieu/lich-su-cdvn-489/ten-goi-to-chuc-cong-doan-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-32027.tld</ref> |
*Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (từ 1988 đến ngày nay)<ref>{{Chú thích web |url=http://www.congdoanvn.org.vn/gioi-thieu/lich-su-cdvn-489/ten-goi-to-chuc-cong-doan-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-32027.tld |ngày truy cập=2017-02-15 |tựa đề=Bản sao đã lưu trữ |archive-date=2017-02-15 |archive-url=https://web.archive.org/web/20170215123255/http://www.congdoanvn.org.vn/gioi-thieu/lich-su-cdvn-489/ten-goi-to-chuc-cong-doan-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-32027.tld |url-status=dead }}</ref> |
||
==Lịch sử== |
==Lịch sử== |
||
{{Main|Lịch sử công đoàn Việt Nam}} |
|||
Ngày 28 tháng 7 năm 1929, hội nghị đại biểu Công hội Đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất họp tại trụ sở của Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ số 15 Hàng Nón, Hà Nội. Hội nghị đã nhất trí thông qua chương trình, điều lệ và phương hướng hoạt động của Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ và bầu ra Ban Chấp hành lâm thời do [[Nguyễn Đức Cảnh]] phụ trách. Đại hội quyết định xuất bản Báo Lao động làm cơ quan thông tin, tuyên truyền và tạp chí “Công hội Đỏ” làm cơ quan lý luận truyền bá quan điểm, chủ trương của Công hội Đỏ trong giai cấp công nhân (Năm 1983, Đại hội V Công đoàn Việt Nam quyết định lấy ngày 28/7/1929 làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam). |
|||
Việc đẩy mạnh [[công nghiệp hóa]], hiện đại hóa và phát triển nền [[kinh tế hàng hóa]] nhiều thành phần theo xu hướng [[thị trường]] định hướng [[Hệ thống xã hội chủ nghĩa|xã hội chủ nghĩa]] đã làm cho [[Giai cấp công nhân|giai cấp công nhân Việt Nam]] có nhiều biến đổi về cơ cấu số lượng và [[chất lượng]]. Xây dựng [[giai cấp công nhân]] trở thành lực lượng đi đầu trong quá trình [[công nghiệp hóa]], hiện đại hóa là một nhiệm vụ cấp bách, một hướng trọng tâm trong [[chiến lược]] phát triển nguồn nhân lực. Đó cũng là một nhiệm vụ nặng nề đặt ra cho Công đoàn Việt Nam. |
|||
===Thời Pháp thuộc=== |
|||
==== 1925–1930 ==== |
|||
Năm [[1921]], [[Tôn Đức Thắng]] bắt tay vào cuộc vận động thành lập Công hội Ba Son. Mục đích của hội là: Đấu tranh bênh vực quyền lợi của công nhân, đấu tranh chống đế quốc tư bản. Công hội Đỏ đã trở thành linh hồn của phong trào bãi công của công nhân Ba Son, Sài Gòn – Chợ Lớn vào những năm 1920–1925, mà điển hình là cuộc bãi công của công nhân Ba Son [[Tháng tám|tháng 8]] năm [[1925]]. Cuộc bãi công này ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân Thượng Hải, Trung Quốc. Vì thế đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân ta mang tính chính trị quốc tế. |
|||
Ngoài tổ chức Công hội Đỏ do Tôn Đức Thắng sáng lập, còn có '''Liên đoàn Công nhân lái tàu trên các bến Viễn Đông''' (gọi tắt là '''Hải viên Công Hội'''). Tôn chỉ, mục đích của hội là “Mưu lợi ích và giúp đỡ anh em lao động Hải viên, đòi những điều kiện cần thiết cho anh em lao động Hải viên, đoàn kết toàn thể anh chị em lao động”. Hải viên công hội đã thu hút phần lớn các thủy thủ Việt Nam làm trên những con tàu chạy từ Pháp qua Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác. |
|||
Khoảng năm 1922, trên tàu biển của hãng hàng hải Pháp có hàng nghìn thủy thủ Việt Nam tổ chức Hội ái hữu để tương trợ giúp đỡ nhau khi xa quê hương. Thủy thủ người Pháp và người Việt Nam trên các con tàu chạy từ Pháp đến Việt Nam đã liên lạc với một bộ phận công nhân Việt Nam trên đất liền Sài Gòn - Chợ Lớn. Trong cuộc mít tinh chào mừng thắng lợi đấu tranh của thủy thủ trên 8 tàu buôn Pháp đậu tại Cảng Sài Gòn năm 1922 đã nêu khẩu hiệu “Công đoàn muôn năm”. Sài Gòn - Chợ Lớn đã hưởng ứng khẩu hiệu đó và cùng nhau bí mật tổ chức ra Hội tương tế, ái hữu của mình. |
|||
Khác với công đoàn ở các nước dân chủ tư sản, các tổ chức công đoàn sơ khai ở Việt Nam ngay từ khi ra đời đã phải hoạt động bí mật. Song, bằng nhiều biện pháp khôn khéo các tổ chức này đã gắn bó mật thiết với công nhân, lao động góp phần rút ngắn giai đoạn đấu tranh “tự phát” của phong trào công nhân Việt Nam.<ref name=ls1>http://www.congdoanvn.org.vn/gioi-thieu/lich-su-cdvn-489/tom-tat-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-giai-cap-cong-nhan-va-to-chuc-cong-doan-viet-nam-(phan-1)-32026.tld</ref> |
|||
=====Bắc Kỳ===== |
|||
Quá trình hình thành phát triển của Công Hội đỏ Bắc kỳ gắn liền với hoạt động của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, Người đã đặt nền móng, cơ sở lý luận cho sự ra đời của các tổ chức quần chúng của giai cấp công nhân Việt Nam. Từ năm 1914 đến năm 1917, Nguyễn Aí Quốc hoạt động ở Luân Đôn tham gia công đoàn hải ngoại Anh; cuối năm 1917, Người trở về Pháp, tham gia Đảng xã hội Pháp và là đoàn viên của công đoàn Kim khí Pháp; năm 1919 đã hướng dẫn cho Nguyễn Tạo (Việt kiều tại Pháp) thành lập công đoàn thủy thủ Việt Nam tại Mác-xây. |
|||
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam thanh niên cách mạng ở Quảng Châu - Trung Quốc và trực tiếp giảng dạy cho các hội viên. Trong cuốn “Đường cách mệnh” có nói đến tính chất nhiệm vụ của Công hội: “ Tổ chức công hội trước hết là để công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”. Sau khi được học tập lý luận hầu hết các hội viên đã trở về nước hoạt động, phát triển những hội quần chúng như hội hiếu hỉ, tương tế, chơi họ... thành tổ chức công hội. |
|||
Từ năm 1928, kì bộ Bắc kì của Việt Nam cách mạng thanh niên phát động phong trào “Vô sản hoá”, phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam ngày càng sôi nổi, đã thúc đẩy tổ chức công hội phát triển cả về hình thức lẫn nội dung hoạt động và trở thành tổ chức công đoàn cách mạng của giai cấp công nhân. |
|||
Tại các khu công nghiệp thuộc các tỉnh miền Bắc, nhiều xí nghiệp đã có công hội như: nhà máy Diêm, hãng sửa chữa ôtô Aviát (Hà Nội), nhà máy Sợi, nhà máy xi măng (Hải Phòng), Hòn Gai, Quảng Yên (khu mỏ Quảng Ninh... Công nhân làm việc ở các bến tàu, nhà ga cũng có tổ chức công hội. ở miền Nam, tổ chức công hội cũng đã hình thành và hoạt động, chủ yếu ở các khu công nghiệp Sài Gòn - Chợ Lớn và đồn điền cao su. |
|||
Năm 1929, phong trào công nhân và hoạt động công hội ở Việt Nam phát triển sôi nổi, đặc biệt là ở miền Bắc. Các cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra liên tục ở nhiều xí nghiệp, có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất hành động giữa các cuộc đấu tranh ở xí nghiệp này với xí nghiệp khác trong cùng một địa phương, giữa các địa phương này với địa phương khác trong toàn xứ, kết hợp với phong trào đấu tranh chống thuế của nông dân, bãi thị của tiểu thương, bãi khoá của học sinh. |
|||
Tháng 3 năm 1929 chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hà Nội. Ngày17/6/1929, Đông Dương cộng sản Đảng ra đời và lấy phong trào công nhân làm nòng cốt cho phong trào cách mạng, lấy việc vận động công nhân làm trung tâm công tác của Đảng, Đảng cử hàng loạt cán bộ vào nhà máy, hầm mỏ, nắm các công hội do Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã lập từ trước để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, phổ biến tôn chỉ, mục đích Điều lệ của công hội đỏ, chọn lọc những quần chúng tích cực kết nạp vào Công hội đỏ. |
|||
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động công nhân tăng cường sự thống nhất về tổ chức và hành động của tổ chức công hội, Ban chấp hành TW lâm thời Đông Dương Cộng sản đảng quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu Tổng Công hội đỏ Bắc Kì lần thứ I ngày 28/7/1929. Hội nghị được tổ chức tại trụ sở Tổng công hội Bắc kỳ, số nhà 15 phố Hàng Nón - Hà Nội. Tham dự Đại hội có các đại biểu các Tổng công hội tỉnh và thành phố: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, khu mỏ Đông Triều, Mạo Khê. |
|||
Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời Tổng Công hội đỏ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, ủy viên BCH TW lâm thời Đông Dương công sản Đảng đứng đầu. Đại hội cũng đã thông qua chương trình, điều lệ của Công hội đỏ và quyết định cho xuất bản tờ Lao động (số đầu tiên ngày 14/8/1929 do chính đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Trần Học Hải phụ trách). Ban chấp hành lâm thời còn có các đồng chí Trần Hồng Vận, Trần Văn Các, Nguyễn Huy Thảo, Nguyễn Văn Đoài... |
|||
Việc thành lập Tổng công hội đỏ Bắc kỳ có ý nghĩa hết sức to lớn đối với phong trào công nhân Việt Nam. Đó vừa là kết quả tất yếu của sự trưởng thành về chất lượng của phong trào công nhân Việt Nam vừa là thắng lợi của đường lối công vận của Nguyễn ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tổ chức của phong trào công nhân Việt Nam. Việc thành lập tổ chức công đoàn đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam góp phần vào sự lớn mạnh của phong trào cộng sản công nhân quốc tế. Mối quan hệ giữa phong trào công nhân Việt Nam với phong trào công nhân thế giới, đặc biệt là với công nhân và công đoàn Pháp đã được công hội đỏ thiết lập.<ref name=ls1/> |
|||
==== 1930–1936 ==== |
|||
Vừa ra đời, bất chấp sự kiểm soát gắt gao của thực dân Pháp, Công hội đỏ vẫn tích cực tuyên truyền, vận động, tổ chức CNLĐ liên tục đấu tranh chống áp bức bóc lột, lãnh đạo công nhân đoàn kết cùng nhân dân lao động bước vào cuộc đấu tranh cách mạng sôi nổi, liên tục để giành độc lập cho dân tộc. Mở đầu thời kỳ đấu tranh oanh liệt đó là cao trào cách mạng 1930–1931 với trận ra quân đầu tiên của công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy Cưa, nhà máy Diêm Bến Thủy ([[Vinh|thành phố Vinh]] – [[Nghệ An]]) đúng vào ngày [[1 tháng 5]] năm [[1930]], tiến tới thành lập Xô Viết công nông ở [[Nghệ An]] và [[Hà Tĩnh]]. Trong thời gian này, Công hội đỏ đã cử hơn 300 cán bộ về nông thôn phối hợp tranh đấu, xây dựng khối liên minh công nông trong chiến đấu. |
|||
Trong năm [[1930]], đã có 98 cuộc đấu tranh với trên 6 vạn lượt thợ thuyền tham gia. Ở Nhà máy Sợi Nam Định số hội viên đã tăng từ 400 lên 1.000 người. Ở Vinh – Bến Thủy đã có 15 tổ Công hội đỏ với 125 hội viên. ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn, đã có 12 cơ sở Công hội đỏ với 700 hội viên. Phong trào đấu tranh của công nhân và sự phát triển của tổ chức Công Hội đỏ Việt Nam, đã được Đại hội V Quốc tế Công hội đỏ tại Matxcơva ngày 15/8/1930 biểu dương, khích lệ. |
|||
[[Tháng mười|Tháng 10]] năm [[1930]], [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Cộng sản Đông Dương]] triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ nhất, thông qua '''''Luận cương chính trị''''' của Đảng. Ngày [[20 tháng 1]] năm [[1931]], Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở Hội nghị Công vận Đông Dương tại Sài Gòn do đồng chí [[Trần Phú]] chủ trì. Hội nghị xác định công tác vận động công nhân là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu của toàn Đảng đề ra quy tắc tổ chức Công hội theo ngành sản nghiệp, từng phân bộ tỉnh, Liên hiệp Công hội các tỉnh, từng xứ đến Tổng Công hội Đông Dương. Hội nghị bầu Ban Công vận Trung ương do đồng chí Trần Phú làm trưởng ban. |
|||
Từ đầu năm [[1931]], thực dân Pháp tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam. Cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp đã bắt giam, bắn chết hàng vạn chiến sĩ cộng sản và quần chúng cách mạng tham gia phong trào 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đến cuối năm 1931, hầu hết số cán bộ Đảng và Công hội đỏ đều bị địch bắt, khiến cho mối liên lạc giữa Đảng và quần chúng, giữa Công hội đỏ và phong trào công nhân tưởng như bị đứt đoạn. Thêm vào đó, nạn khủng hoảng kinh tế vẫn trầm trọng và kéo dài làm cho 8 vạn người thất nghiệp, tiền lương của những công nhân còn có việc làm không ngừng bị bớt xén. Chủ tư bản dùng mọi mánh khóe để bóc lột công nhân. |
|||
Nhờ sự nỗ lực, kiên cường của Đảng và nhiệt tình [[cách mạng]] của [[giai cấp công nhân]], từ năm [[1932]], phong trào cách mạng trong cả nước đã bắt đầu được phục hồi. Năm [[1932]], cơ quan thanh tra lao động Pháp đã phải giải quyết 230 vụ đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống [[khủng bố]] của [[công nhân]]. Năm 1933 có 244 vụ. Riêng ở Bắc Kì, từ năm 1931 đến năm 1935 có 551 vụ. Các cuộc đấu tranh đã thu hút công nhân của nhiều ngành tham gia, trong đó đáng chú ý là các cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền trồng cây công nghiệp. Từ tháng 6/1932 đến tháng 1 năm 1933 có 5 cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền thuộc các tỉnh Biên Hòa, Hà Tiên, Pleiku, Gia Định, Quảng Nam... Từ giữa năm 1934, phong trào công nhân đã khôi phục trở lại, mở đầu bằng cao trào bãi công của công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn. Hội nghị Trung ương tháng 6 năm 1934 của Đảng và Đại hội Đảng lần thứ nhất ([[Tháng ba|tháng 3]] năm [[1935]]) đã đề ra nhiệm vụ của Công hội Đỏ là phát triển và củng cố các Công hội, chủ trương đưa cán bộ công hội xâm nhập vào nhà máy, sản nghiệp...<ref name=ls2>http://www.congdoanvn.org.vn/gioi-thieu/lich-su-cdvn-489/tom-tat-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-giai-cap-cong-nhan-va-to-chuc-cong-doan-viet-nam-(phan-2)-32025.tld</ref> |
|||
==== 1936–1939 ==== |
|||
Từ năm 1936 đến năm 1939, phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam có những thay đổi lớn. Năm 1935, phong trào cách mạng thế giới phải đối đầu với [[chủ nghĩa phát xít]], hình thức chuyên chính cực đoan nhất của [[chủ nghĩa đế quốc]] và nguy cơ [[chiến tranh thế giới]] đã đến gần. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự thay đổi chỉ đạo chiến lược của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cộng sản và công nhân thế giới. ở Việt Nam giai cấp công nhân đã lập ra các tổ chức ái hữu (1936–1937) chủ yếu theo nghề nghiệp, làm bước trung gian tiến tới đòi tự do nghiệp đoàn. |
|||
Tổ chức Công hội đỏ đổi tên thành '''Hội Ái hữu''', chuyển sang thời kì hoạt động bán công khai. Mục tiêu của phong trào công nhân thời kì này là đòi tự do nghiệp đoàn, đòi thực hiện dân sinh dân chủ, nhằm tập hợp quần chúng rộng rãi, Hội ái hữu chủ trương thu nhận mọi công nhân lao động miễn là họ chấp nhận Điều lệ hoạt động nghiệp đoàn. Nhiều hình thức tổ chức có tính linh hoạt như: '''Hội Ái hữu, Hội Tương tế, Hội Nghề nghiệp,...''' được thành lập. |
|||
Nhờ tổ chức linh hoạt, thích hợp, công khai và bán công khai, phong trào công nhân phát triển mạnh. Từ năm 1936 đến năm 1939, có hàng vạn cuộc đấu tranh của công nhân buộc thực dân Pháp phải chấp nhận một số yêu cầu: tăng lương, giảm giờ làm, tự do hoạt động nghiệp đoàn, tự do hội họp, chống chủ sa thải và đánh đập công nhân. Đến năm 1938, cả nước có 12 vạn đoàn viên nghiệp đoàn, chủ yếu ở Bắc kì và Nam kì. Một số nơi có phong trào công nhân phát triển mạnh như: Hòn Gai, Nam Định, Hà Nội, Vinh – Bến Thủy, Cao su Phú Riềng... |
|||
Tóm lại, tổ chức Hội Ái hữu thời kỳ 1936–1939, đã trực tiếp dẫn dắt phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam, mở rộng tính quần chúng của tổ chức công đoàn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức Hội ái hữu đã tiến hành một cuộc vận động sôi nổi trong phong trào công nhân, kết hợp đấu tranh công khai và bán công khai, mở rộng đấu tranh ở nghị trường, buộc thực dân Pháp phải thi hành một số cải cách xã hội chưa từng có trong xã hội Việt Nam. Trong thời kì này, [[Chủ nghĩa Marx-Lenin]] được công khai truyền bá trong công nhân, nhân dân lao động, trực tiếp giáo dục chính trị cho hàng triệu quần chúng, tạo nên một cao trào cách mạng trong cách mạng Việt Nam.<ref name=ls2/> |
|||
==== 1939–1945 ==== |
|||
Năm [[1939]], lấy cớ phục vụ chiến tranh, bọn phản động thuộc địa ban hành nhiều chính sách cưỡng bức lao động. Công nhân bị ép buộc đi xây dựng đường chiến lược, [[pháo đài]], giao thông hào. Ngày [[28 tháng 9]] năm [[1939]], thực dân Pháp ra sắc lệnh giải tán các Hội Ái hữu, bắt trên 2.000 hội viên. Ngày [[10 tháng 11]] năm [[1939]], [[Toàn quyền Đông Dương]] ra nghị định tăng giờ làm việc: 60 giờ đối với công nhân nam, 54 giờ/ tuần đối với công nhân nữ và trẻ em; và còn đe dọa tăng lên 72 giờ/tuần đối với một số xưởng kỹ nghệ có liên quan đến [[chiến tranh]]. Số quyền lợi ít ỏi về chế độ lao động và tự do, dân chủ mà công nhân giành được trong cao trào 1936 -1939 đã bị bọn phản động thuộc địa thủ tiêu. |
|||
Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập “Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương”. Tổ chức “Hội công nhân phản đế” chủ trương tổ chức các nhóm 3 người gọi là “Tam tam chế” do một đảng viên phụ trách, với nhiệm vụ là đấu tranh bảo vệ lợi ích hàng ngày của công nhân, làm cách mạng lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến, giải phóng giai cấp và dân tộc. Trong điều kiện ấy, các cuộc bãi công vẫn nổ ra; từ giữa năm 1939 đến giữa năm 1940, công nhân còn lợi dụng Hội đồng hòa giải để đấu tranh hợp pháp chống các hành động bóc lột, đàn áp của chủ tư bản. Theo thống kê, Hội đồng hoà giải đã phải giải quyết 1.647 vụ xung đột cá nhân và 100 vụ xung đột tranh chấp tập thể. |
|||
Cuối năm 1940, Nhật kéo quân vào Đông Dương, tình thế cách mạng chuyển sang một bước mới. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TW Đảng(tháng 5-1941) quyết định thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh” (gọi tắt là Việt Minh); “Hội công nhân phản đế” đổi tên thành “ Hội công nhân cứu quốc”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với hình thức tổ chức thích hợp, mục tiêu đấu tranh rõ ràng, phong trào công nhân cứu quốc phát triển mạnh mẽ ở Bắc Kì, Trung kì, nhất là ở các địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Hòn Gai... |
|||
Bước sang năm 1941, các nơi đã xuất hiện hình thức tiền vũ trang của công nhân. Ngoài các cuộc đấu tranh chống sự bóc lột về kinh tế của chủ tư bản, phong trào đấu tranh của công nhân đã mang nội dung chống phát xít, chống chiến tranh tiến tới thành lập các tổ chức tự vệ vũ trang chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến. |
|||
Năm 1942, một số cuộc bãi công có quy mô lớn như: Cuộc bãi công của 700 công nhân các đồn điền cao su An Lộc, Xuân Lộc (Biên Hoà), các cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy giấy Việt Trì, công nhân công trường sân bay Gia Lâm... Bên cạnh các khẩu hiệu đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập... đã xuất hiện các khẩu hiệu đòi Pháp - Nhật bán nhiều gạo. |
|||
Năm 1943, đời sống và việc làm của công nhân gặp rất nhiều khó khăn. Song với tinh thần cách mạng kiên cường, giai cấp công nhân và Hội công nhân cứu quốc vẫn phát triển. Phong trào đấu tranh trên các địa bàn trọng yếu như Hà Nội, Việt Trì, Nghệ An... được tổ chức với quy mô lớn. Với sự kết hợp các hình thức đấu tranh chính trị và nửa vũ trang theo tổ, nhóm. |
|||
Đến năm 1944 đã hình thành nhiều xưởng quân giới bí mật, nòng cốt là công nhân cứu quốc chiến khu Đông Triều, Vinh - Bến Thuỷ và ở thời điểm này, tổng số hội viên Hội công nhân cứu quốc có trên 13 vạn, trở thành lực lượng nòng cốt của cách mạng. |
|||
Đầu năm 1945, Hội Công nhân cứu quốc đã lãnh đạo cuộc đấu tranh phá kho thóc của Nhật ở Bắc Ninh, Hà Nội... chia cho dân nghèo. Từ giữa tháng 3 năm 1945, phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh mẽ kết hợp với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần ở nhiều nơi. Tháng 8 năm 1945, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng với nhân dân cả nước đánh đổ phát xít Nhật và chính quyền phong kiến, giành độc lập dân tộc, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.<ref name=ls2/> |
|||
===Kháng chiến chống Pháp=== |
|||
Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của cách mạng, ngày 20/6/1946, Hội nghị Cán bộ công đoàn cứu quốc toàn quốc đã quyết định đổi tên“Hội công nhân cứu quốc” thành “Công đoàn” và thành lập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do đồng chí Trần Danh Tuyên làm Tổng thư ký. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, công đoàn các cấp đã động viên công nhân tham gia chiến đấu, vận động công nhân di chuyển hàng vạn tấn máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu ra vùng căn cứ để xây dựng cơ sở sản xuất, phục vụ kháng chiến lâu dài. Đến cuối năm 1947, ngành công nghiệp quốc phòng đã xây dựng được 57 cơ sở sản xuất mới, chủ yếu là xưởng sản xuất, sửa chữa vũ khí. Vấn đề củng cố và phát triển Công đoàn được gắn chặt với nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu ổn định đời sống của công nhân. Tính đến năm 1950, TLĐLĐ Việt Nam đã có 241.720 đoàn viên. Trong đó số đoàn viên công đoàn ở vùng tự do là 194.000 người. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam tập hợp, đoàn kết rộng rãi CNLĐ trong cả nước cùng toàn dân đấu tranh xây dựng, bảo vệ chính quyền nhân dân, bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Từ ngày 1/1/1950 đến ngày 15/1/1950, tại chiến khu Việt Bắc, Đại hội lần thứ I Công đoàn Việt Nam đã họp và đề ra nhiệm vụ mới của giai cấp công nhân và Công đoàn trong kháng chiến. Đại hội đã bầu đồng chí Hoàng Quốc Việt, ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng làm Chủ tịch, đồng chí Trần Danh Tuyên được bầu làm Tổng thư ký Tổng LĐLĐ Việt Nam. Sau đại hội, phong trào công nhân và hoạt động công đoàn ở vùng tự do có nhiều chuyển biến. Phong trào “ Thi đua sản xuất, thi đua xây dựng”,” Cải tiến kĩ thuật, phát huy sáng kiến, trau dồi nghề nghiệp”… phát triển sâu rộng. Công nhân các nhà máy, công xưởng đã sản xuất ra nhiều vũ khí, khí tài phục vụ chiến đấu. Song song với việc đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, chiến đấu, công đoàn đặc biệt coi trọng công tác giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp, ý thức giai cấp cho công nhân, bước đầu tổ chức thực hiện chế độ công nhân tham gia quản lý sản xuất, quản lý lao động, thực hiện dân chủ hoá trong quá trình sản xuất. Trong vùng địch tạm chiến, đa số công nhân, lao động vẫn tìm mọi cách tham gia các hoạt động ủng hộ kháng chiến. Tổ chức công đoàn ở các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ được giữ vững; đã tranh thủ vận dụng mọi hình thức tổ chức và đấu tranh để tuyên truyền, giác ngộ công nhân; đẩy mạnh phong trào phá hoại kinh tế địch; đấu tranh chống âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của địch; chống địch phá hoại và di chuyển máy móc, tạo thuận lợi cho việc tiếp quản các thành phố, thị xã sau giải phóng. Từ năm 1951, Công đoàn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn của giai cấp công nhân và công đoàn các nước anh em và bầu bạn khắp năm châu, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.<ref>http://www.congdoanvn.org.vn/gioi-thieu/lich-su-cdvn-489/tom-tat-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-giai-cap-cong-nhan-va-to-chuc-cong-doan-viet-nam-(phan-3)-32024.tld</ref> |
|||
===Kháng chiến chống Mỹ=== |
|||
==== 1954–1960 ==== |
|||
=====Miền Bắc===== |
|||
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng đã nhanh chóng bắt tay tiến hành khôi phục kinh tế. |
|||
Năm 1955, ở miền Bắc lực lượng công nhân, viên chức thuộc khu vực sản xuất vật chất có khoảng 76.000 người. Số công nhân, viên chức trong các ngành công nghiệp quốc doanh là 21.200 người, trong đó số công nhân trực tiếp sản xuất là 17.000 người, và hơn 16.000 công nhân làm thuê trong các xí nghiệp tư bản tư doanh thuộc nhiều ngành và một lực lượng thợ thủ công khoảng 298.000 người. TLĐLĐ Việt Nam có 1.100 công đoàn cơ sở và 14 vạn đoàn viên công đoàn. Hội nghị cán bộ công đoàn toàn miền Bắc, năm 1956, đã xác định công đoàn phải chuyển dần toàn bộ hoạt động của mình vào việc tổ chức và động viên công nhân, lao động tham gia khôi phục sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống, tăng cường ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân lao động miền Nam chống lại sự đàn áp khủng bố của Mĩ- Diệm. Những hoạt động tích cực của phong trào công nhân và Công đoàn đã góp phần khôi phục kinh tế ở miền Bắc nói chung và công nghiệp miền Bắc nói riêng. Đến cuối năm 1957, tỉ trọng công nghiệp tuy còn thấp nhưng đã chiếm 17,28% thu nhập quốc dân. Để có cơ sở pháp lý cho hoạt động công đoàn, ngày 5-11-1957, Chủ tịch nước ra Sắc lệnh số 108-SL/L10 ban hành Bộ luật Công đoàn. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong việc kiện toàn tổ chức và nâng cao vị thế của Công đoàn Việt Nam. Cho đến năm 1960, số lượng đoàn viên công đoàn có 308.386 người với 2.501 công đoàn cơ sở được phân bổ ở hầu hết các xí nghiệp, công trường, nông trường, cơ quan. Số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách từ cơ sở đến Trung ương là 2653 người. Đội ngũ cán bộ công đoàn không những phát triển về số lượng mà còn tăng nhanh cả về chất lượng. Trong thời kì 1954-1960, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tăng cường các hoạt động đối ngoại nhằm trao đổi kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực với các tổ chức Công đoàn các nước trên thế giới, đặc biệt là tổ chức Công đoàn các nước XHCN. Thông qua hoạt động quốc tế, mối quan hệ hữu nghị, hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau giữa giai cấp công nhân Việt Nam với giai cấp công nhân thế giới được tăng cường, tạo điều kiện cho nhân dân ta tiến hành cách mạng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.<ref name=ls4>http://www.congdoanvn.org.vn/gioi-thieu/lich-su-cdvn-489/tom-tat-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-giai-cap-cong-nhan-va-to-chuc-cong-doan-viet-nam-(phan-4)-32023.tld</ref> |
|||
=====Miền Nam===== |
|||
Ở miền Nam, công nhân, lao động tiếp tục cuộc đấu tranh chống Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm trong điều kiện vô cùng khó khăn. Hàng hóa Mỹ và một số nước tư bản tràn vào miền Nam làm cho các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp miền Nam bị đình đốn. Năm 1958, có hơn 80% công nhân ngành Dệt bị sa thải. Năm 1959, số người thất nghiệp ở toàn miền Nam lên tới 1,5 triệu người. Trong khi đó, Mỹ-Diệm ra sức khủng bố “chống cộng”, “Thanh khiết nghiệp đoàn”, thực hiện chiêu bài “hòa hợp giai cấp”, “lao tư hưởng lợi”, “nghiệp đoàn không làm chính trị”, nhằm tiếp tục chia rẽ phong trào công nhân lao động, loại trừ tư tưởng tiến bộ và hạn chế ảnh hưởng của cách mạng trong công nhân. Trước tình hình cực kỳ khó khăn của cách mạng miền Nam, Đảng đã chỉ đạo các cơ sở trong nội thành, trong các đồn điền phải tìm mọi cách bám đất, bám dân phát triển lực lượng, tổ chức cho công nhân đấu tranh. Vì vậy, từ năm 1954 đến cuối năm 1960 trên toàn miền Nam đã có trên 2.300 cuộc đấu tranh của CNLĐ, tiêu biểu là cuộc xuống đường biểu tình của gần 50 vạn CNLĐ Sài Gòn ngày 1/5/1958, cuộc biểu dương lực lượng của CNLĐ, ngày 1/5/1959 của hơn 20 vạn CNLĐ và nhân dân ở các thành phố lớn ở miền Nam như: Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Sài Gòn- Chợ Lớ...Phong trào CNLĐ miền Nam trong những năm 1954-1960 đã diễn ra mạnh mẽ, đều khắp với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng có tác dụng to lớn đối với phong trào đấu tranh chung của các tầng lớp nhân dân miền Nam nhằm đánh đổ đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai. Phong trào đã liên kết được công nhân nhiều ngành nghề, nhiều địa phương, nhiều tầng lớp nhân dân lao động tham gia. Qua đó, đội ngũ CNLĐ miền Nam được tôi luyện, trưởng thành.<ref name=ls4/> |
|||
==== 1960–1975 ==== |
|||
Đây là thời kì giai cấp công nhân ở miền Bắc thi đua lao động sản xuất và chiến đấu, tích cực chi viện cho miền Nam, góp phần thực hiện hai ngọn cờ là Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam do đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Ba của Đảng đề ra. |
|||
Từ ngày 23-27/2/1961 Đại hội công đoàn Việt Nam lần thứ II đã được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam. Đồng chí Hoàng Quốc Việt - ủy viên TW Đảng được bầu lại làm Chủ tịch đoàn Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam, đồng chí Trần Danh Tuyên được bầu lại làm Tổng thư ký. |
|||
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội, Tổng Công đoàn Việt Nam đã động viên CNVCLĐ thi đua “phấn đấu trở thành tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa”, hưởng ứng phong trào “3 xây, 3 chống”, “Mỗi người làm việc bằng hai”. Các phong trào này đã được đông đảo công nhân, lao động trong các nhà máy xí nghiệp tham gia, điển hình là: Nhà máy cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng) và Hợp tác xã thủ công nghiệp Thành Công (Thanh Hóa). Đây là những đơn vị có thành tích xuất sắc trong khối công nghiệp và thủ công nghiệp. |
|||
Công đoàn các cấp, thường xuyên tổ chức những buổi nói chuyện thời sự, toạ đàm qua đó làm cho đoàn viên thấy rõ trách nhiệm của mình, quyết tâm hoàn thành kế hoạch nhà nước; vận động công nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật và tổ chức, nâng cao năng suất lao động. Những phong trào thi đua được công đoàn cơ sở đề ra kịp thời, thiết thực như: “tiến quân giành 3 điểm cao” của nhà máy cơ khí Hà Nội, “ Tất cả cho 91 ngày sản xuất an toàn” của Nhà máy Điện Việt Trì…đã thu hút, lôi cuốn đoàn viên hăng say sản xuất, công tác. |
|||
Nhiều cán bộ công nhân viên thuộc các ngành Cơ khí, Thương nghiệp, Giao thông… đăng ký tình nguyện giành ba điểm cao: năng suất, chất lượng và tiết kiệm; không khí lao động sản xuất rất sôi nổi trong các công trường, xí nghiệp, cơ quan. Các phong trào thi đua không những đem lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần giáo dục cho CNVC miền Bắc tình cảm ruột thịt Nam Bắc một nhà. |
|||
Từ cuối năm 1964 sang đầu năm 1965 nhịp điệu lao động sản xuất trên các công trường, nhà máy, xí nghiệp càng sôi động và mạnh mẽ. Dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, công đoàn cơ sở phối hợp chặt chẽ với đoàn thanh niên, động viên quần chúng đẩy mạnh sản xuất, cải tiến quản lý kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất. Các cấp công đoàn không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, lấy bảo vệ và phát huy quyền làm chủ tập thể XHCN của công nhân, viên chức làm động lực xây dựng tổ chức Công đoàn lớn mạnh. |
|||
Những bước tiến mới của phong trào công nhân và Công đoàn trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã góp phần làm cho công nghiệp miền Bắc có những chuyển đổi quan trọng. So với năm 1960, tổng sản phẩm xã hội năm 1965 tăng 52,9% trong đó công nghiệp tăng 84,6%, xây dựng cơ bản tăng 72%. Đến cuối năm 1965, những cơ sở đầu tiên về cơ khí luyện kim, hóa chất được xây dựng và dần đi vào sản xuất. Công nghiệp phát triển thêm nhiều ngành mới, sản xuất thêm nhiều mặt hàng mới, đáp ứng được 90% nhu cầu hàng tiêu dùng của nhân dân… |
|||
Ngày 5 tháng 8 năm 1964, Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân, nhiệm vụ của miền Bắc là vừa xây dựng vừa trực tiếp chiến đấu, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng vừa chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. |
|||
Hội nghị lần thứ 13 Ban chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam (tháng 4 năm 1965) đã xác định giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn nêu cao ý chí tiên phong cách mạng cùng toàn dân quyết tâm chiến đấu chống Mỹ và thắng Mỹ nhằm xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tích cực chi viện cho cách mạng miền Nam tiến tới thống nhất nước nhà. |
|||
Tháng 10 năm 1965, đoàn đại biểu Tổng Công đoàn Việt Nam và đại diện Liên hiệp Công đoàn giải phóng miền Nam Việt Nam đã tham dự Đại hội Công đoàn thế giới lần thứ IV họp ở Ba Lan. Đại hội thông qua nghị quyết kêu gọi các tổ chức công đoàn thế giới và nhân dân thế giới ủng hộ giúp đỡ công nhân Việt Nam chống Mỹ xâm lược. |
|||
Với tinh thần “Vững tay búa, chắc tay súng”, “Địch đến là đánh, địch đi là sản xuất”, “Tất cả cho tiền tuyến”, CNLĐ cùng quân dân miền Bắc đã phát huy truyền thống lao động cần cù và sáng tạo, chiến đấu mưu trí, dũng cảm đã góp phần bảo vệ, dựng xây, củng cố vững chắc hậu phương lớn và làm tròn nghĩa vụ đối với tiền tuyến lớn miền Nam. |
|||
Trong những năm chiến tranh ác liệt, đội ngũ công nhân ngành Giao thông vận tải cùng với lực lượng vận tải quân sự và dân công đã đảm bảo chi viện cho miền Nam theo phương châm “Địch đánh ta cứ đi”, "Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến", “Hàng không thiếu một cân, quân không thiếu một người: “Sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm”. |
|||
Dưới sự chỉ đạo của Tổng Công đoàn Việt Nam, các Công đoàn ngành TW, các Liên hiệp Công đoàn địa phương đã đề ra nhiều biện pháp vận động công nhân tăng năng suất lao động. Liên hiệp Công đoàn Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh phát động CNVC tiến quân vào khoa học, thi đua cải tiến kĩ thuật, khuyến khích tự trang tự chế để tăng năng suất lao động, tăng giờ làm có ích, tiết kiệm nguyên vật liệu. Liên hiệp Công đoàn Hải Phòng, khu Việt Bắc, Hòa Bình, Hà Tây, Nam Định, Hà Nội… đã kịp thời tổ chức hội nghị sơ kết rút kinh nghiệm về cuộc vận động nâng cao năng suất lao động. Công đoàn ngành: Bưu điện, Đường sắt, Kiến trúc, Y tế đã có sáng kiến tổ chức hội nghị liên tịch giữa Công đoàn với chuyên môn, xây dựng kế hoạch hướng dẫn quần chúng thi đua lao động, sản xuất và công tác. |
|||
Trong giai đoạn 1965-1968, trên mặt trận sản xuất, mặc dù có nhiều khó khăn mới nảy sinh trong điều kiện cả nước có chiến tranh, CNVC và tổ chức Công đoàn đã nêu cao tinh thần tự lực tự cường, dũng cảm sáng tạo trong sản xuất, kiên cường trong chiến đấu, đã đảm bảo giữ vững sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, giữ vững mạch máu giao thông, vừa sản xuất vưà chiến đấu, tích cực tham gia xây dựng lực lượng tự vệ, huấn luyện quân sự. Hàng ngàn CNVC đã xung phong gia nhập quân đội, trực tiếp chiến đấu trên các chiến trường. |
|||
Từ năm 1969 đến năm 1971, CNVC đã có nhiều đóng góp to lớn vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định sản xuất. CNVC ngành giao thông vận tải đã tu sửa, mở mới 233.000 km đường, cầu phà, bến cảng, bến sông vận chuyển trên 111.000 tấn hàng hóa và vũ khí vào chiến trường. Tổng cục Hậu cần, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tăng trên 10.000 cán bộ, chiến sĩ phục vụ các tuyến đường giao thông. Các ngành Nông nghiệp, Thương nghiệp, Bưu điện, Y tế, Giáo dục… đều đạt được những thành tích quan trọng trong phong trào thi đua chống Mĩ, cứu nước. |
|||
Tổng Công đoàn Việt Nam chủ động và kịp thời đề ra mục tiêu, nội dung và biện pháp thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất, chăm lo giải quyết những vấn đề cấp thiết về đời sống, sẵn sàng chiến đấu. Tháng 4 năm 1972, đế quốc Mỹ lại đánh phá miền Bắc với quy mô ác liệt hơn, tàn bạo hơn. Công đoàn vận động công nhân, bảo đảm giờ công, ngày công giữ vững và đẩy mạnh sản xuất, bám chỉ tiêu, định mức lao động, giữ vững nội quy kỉ luật lao động và tham gia quản lý sản xuất. Tổng Công đoàn, các Liên hiệp Công đoàn và Công đoàn ngành phân công cán bộ về cơ sở, giúp công đoàn cơ sở chuyển hướng hoạt động và xây dựng tổ chức. Hàng vạn CNVC đã tình nguyện ra mặt trận. Các binh đoàn thợ mỏ, binh đoàn công nhân gang thép đã ra đời trong những năm chiến tranh chống Mĩ và đã lập được nhiều chiến công oanh liệt. Nhiều công đoàn cơ sở đã tổ chức phong trào “ Tiếng hát át tiếng bom” với những buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng được tổ chức với hình thức đa dạng, phong phú. |
|||
Từ ngày 11 đến 14-2-1974, Đại hội lần thứ III Công đoàn Việt Nam đã họp tại Hà Nội. Đại hội xác định phương hướng, nhiệm vụ của công tác công đoàn và phong trào công nhân trong giai đoạn mới. Đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch danh dự Tổng Công đoàn Việt Nam. Đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu lại làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam. Tổng thư ký là đồng chí Nguyễn Đức Thuận. |
|||
Thực hiện Nghị quyết đại hội, công nhân lao động miền Bắc đã hăng hái thi đua lao động, sản xuất thực hành tiết kiệm để khôi phục kinh tế miền Bắc, chi viện đắc lực cho miền Nam, phong trào thi đua lao động, sản xuất, thực hành tiết kiệm đã thu hút 70% CNVC và 75% số tổ, đội sản xuất tham gia; có 2.018 cơ sở, trong đó 1.580 cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Đến cuối 1973, đã có 919 cơ sở hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao. |
|||
Các phong trào thi đua phục vụ nông nghiệp có tiến bộ. Nhiều địa phương, ngành như Hà Tây, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình, Công nghiệp năng lượng, cơ khí, hóa chất… đã có nhiều chương trình thi đua phục vụ sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Các Viện nghiên cứu nông nghiệp đã cử cán bộ kĩ thuật về các hợp tác xã nông nghiệp để hướng dẫn bà con nông dân kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi… |
|||
Những thành tựu đạt được trong khôi phục kinh tế, đẩy mạnh sản xuất và tiết kiệm những năm 1973-1975 ở miền Bắc, đã tạo hậu thuẫn cho cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, tạo tiền đề cho cả nước đi lên CNXH. |
|||
Ở miền Nam, ngày 27 tháng 4 năm 1961, Hội Lao động giải phóng ra đời, đến ngày 1 tháng 5 năm 1965 đổi tên thành Liên hiệp Công đoàn giải phóng miền Nam Việt Nam, đã vận động, tập hợp người lao động đấu tranh chống Mỹ- Ngụy trên các mặt trận, bằng nhiều hình thức, biện pháp. Trong 2 năm đầu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1962), CNLĐ miền Nam đã tiến hành trên 8.900 cuộc đấu tranh, với hơn 74 vạn lượt người tham gia. Tiêu biểu là cuộc đình công chiếm xưởng của hơn 400 công nhân hãng dầu Xtanvac ngày 4/9/1961. Cuộc đình công kéo dài 3 tháng, làm tê liệt 100 trạm bán dầu. Cuộc đấu tranh này đã được hàng chục nghìn công nhân của các Đồn điền Cao su ở Biên Hòa, Thủ Dầu Một và trên 100 nghiệp đoàn công nhân ở Sài Gòn- Chợ Lớn ủng hộ. Giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân tăng lương thêm 6%. Tháng 10/1961, hơn 7000 công nhân Dầu Tiếng đã đình công đòi tăng lương. Cuộc đấu tranh đã lôi kéo hàng nghìn người trong các đồn điền và thị trấn cùng tham gia. |
|||
Năm 1963, chỉ riêng ở khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn đã có 505 cuộc đấu tranh, thu hút trên 20 vạn lượt người tham gia. Ngày 21, 22/9/1964, hơn 20 vạn công nhân, lao động Sài Gòn đã biểu tình, bãi công ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân ngành dệt, đòi chấm dứt đàn áp, đòi tự do, dân chủ. Cuộc tổng bãi công đã làm tê liệt nhiều hoạt động trong thành phố Sài Gòn. Cuộc đấu tranh ở các đô thị còn có sự phối hợp liên kết với công nhân đồn điền và với nông dân các vùng lân cận và với lực lượng vũ trang tấn công các công sở và căn cứ quân sự trong các thành phố. |
|||
Những đóng góp của CNLĐ miền Nam trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 đã đưa phong trào đấu tranh lên đỉnh cao mới. Mặc dù còn có những hạn chế, song CNLĐ miền Nam đã vượt qua sự khủng bố ác liệt của kẻ thù; duy trì và phát triển phong trào đấu tranh, góp phần cùng nhân dân miền Nam đánh thắng chiến lược “ chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ. Khi đế quốc Mĩ buộc phải đàm phán với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và đại diện Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, LHCĐ giải phóng miền Nam Việt Nam đã tích cực kêu gọi, vận động công nhân và lao động trên thế giới phong trào, ủng hộ “giải pháp 10 điểm” của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, chống lại thái độ ngoan cố của đoàn đại biểu Mĩ tại hội nghị Pa Ri. Sau thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, dưới sự chỉ đạo của Công đoàn giải phóng, phong trào đấu tranh của công nhân và lao động miền Nam diễn ra sôi nổi rầm rộ đòi Mỹ phải tôn trọng và thi hành hiệp định Pari, kết hợp với đấu tranh đòi cải thiện đời sống, chống sa thải, đòi tự do dân chủ. Từ các cuộc đấu tranh này, nhiều tổ chức của công nhân được thành lập như “ủy ban duy trì quyền sống”, “ủyban bảo vệ quyền lợi lao động”, “Mặt trận chống sa thải công nhân”… Đây là một hình thức tập hợp rộng rãi công nhân, lao động đoàn kết đấu tranh để bảo vệ quyền lợi. Phong trào công nhân ở các đô thị đã có thêm nhiều đội tự vệ xung kích, tự vệ thành, đội thông tin, chuẩn bị sẵn sàng tham gia phối hợp đấu tranh vũ trang trong thành phố. |
|||
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta mùa xuân năm 1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trong thắng lợi đó có sự hỗ trợ và phối hợp nhịp nhàng của lực lượng công nhân ở các đô thị miền Nam. Liên hiệp công đoàn giải phóng đã hướng dẫn cho công nhân chủ động nổi dậy bảo vệ nhà máy, xí nghiệp tiếp quản các cơ sở kho tàng, bảo vệ và tiếp tục duy trì hoạt động của các nhà máy điện, máy nước, các phương tiện giao thông và thông tin liên lạc, góp phần ổn định đời sống nhân dân ngay sau ngày giải phóng.<ref name=ls4/> |
|||
===Thời kỳ bao cấp=== |
|||
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi đã mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất và cả nước cùng dựng xây chủ nghĩa xã hội. Tình hình đó tác động mạnh mẽ đến phong trào công nhân và hoạt động công đoàn. |
|||
Ngày 6-6-1976, Hội nghị thống nhất Công đoàn toàn quốc đã họp tại Hội trường Thống nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Dự hội nghị có 72 đại biểu thay mặt cho 3 triệu đoàn viên công đoàn hai miền Nam – Bắc, Hội nghị đã quyết định thống nhất Công đoàn hai miền Nam - Bắc thành “Tổng Công đoàn Việt Nam”. Đồng chí Hoàng Quốc Việt – ủy viên Ban chấp hành TW Đảng được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam, đồng chí Nguyễn Đức Thuận làm Tổng thư ký. |
|||
Đáp ứng yêu cầu của phong trào công nhân, công đoàn trong cả nước, Đại hội lần thứ IV Công đoàn Việt Nam đã khai mạc tại Hà Nội vào ngày 8-5-1978. Tham dự đại hội có 926 đại biểu, thay mặt cho trên 3 triệu đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức trong cả nước. Đại hội đã xác định những nhiệm vụ của giai cấp công nhân và phong trào công đoàn là: vận động tập hợp, đoàn kết CNLĐ, phát huy truyền thống cách mạng, hăng hái thi đua lao động sản xuất thực hiện thành công kế hoạch 5 năm lần thứ hai. Đại hội bầu đồng chí Nguyễn Văn Linh, ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành TW Đảng làm Chủ tịch Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký. |
|||
Sau Đại hội, Phong trào thi đua lao động xã hội chủ nghĩa với 5 nội dung cụ thể trong công nhân, viên chức đã tạo được bước chuyển biến tích cực, nhiều điển hình tiên tiến và nhân tố mới trong sản xuất đã hình thành. Kết quả của phong trào thi đua đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật ban đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. |
|||
Trong 5 năm (1976-1980), Công đoàn các cấp, nhất là công đoàn cơ sở, đã thường xuyên quan tâm và có nhiều có gắng chăm lo đời sống công nhân, viên chức nhưng do tình hình khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài, giá cả tăng nhanh, giá trị lương thực tế giảm nên đời sống công nhân, viên chức gặp nhiều khó khăn, một bộ phận người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, nông - lâm trường mất việc làm. Trong tình hình đó, công đoàn vừa đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, ổn định tư tưởng trong công nhân, viên chức, tăng cường kiểm tra giám sát nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách Nhà nước đã ban hành; kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, cửa quyền, tham ô, bớt xén tiêu chuẩn của người lao động; phát động phong trào làm chủ xí nghiệp, khai thác mọi tiềm năng thúc đẩy sản xuất phát triển. |
|||
Công đoàn Việt Nam đã đẩy mạnh quan hệ với công đoàn các nước, tranh thủ được sự ủng hộ giúp đỡ về vật chất và tinh thần của lao động và công đoàn quốc tế đối sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tăng cường tình đoàn kết giữa công nhân thế giới với công nhân Việt Nam. |
|||
Với những đóng góp to lớn của Công đoàn Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, ngày 18-12-1980, Quốc hội khóa VI đã thông qua Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong đó khẳng định “Tổng Công đoàn Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân Việt Nam, là trường học chủ nghĩa cộng sản, trường học quản lý kinh tế, quản lý nhà nước” |
|||
Tóm lại, sau ngày đất nước thống nhất, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam phát triển nhanh, mạnh. Cùng với nhân dân lao động cả nước giai cấp công nhân đã đoàn kết, đẩy mạnh sản xuất, khắc phục hậu quả của 30 năm chiến tranh, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng bộc lộ những mặt hạn chế như: Công tác chỉ đạo thi đua còn chung chung, chưa tập trung vào phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của công nhân, viên chức. Công đoàn chưa thực sự là cơ quan đại diện quyền làm chủ của công nhân, viên chức, chưa mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người lao động. |
|||
Trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế - xã hội, Công đoàn đã động viên công nhân thực hiện tốt những cải cách bước đầu của Đảng và Nhà nước trong sản xuất công nghiệp như: tôn trọng quyền chủ động sản xuất kinh doanh, quyền tự chủ về tài chính, của xí nghiệp quốc doanh, thực hiện ba kế hoạch trong sản xuất công nghiệp (theo Quyết định số 25/CP); mở rộng hình thức khoán lương, khoán sản phẩm và vận dụng các hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất và kinh doanh của Nhà nước (theo Quyết định số 26/CP). Các phong trào thi đua lao động, sản xuất của công nhân, lao động trên các công trình trọng điểm quốc gia, như: Thủy điện Hòa Bình, Trị An, Nhiệt điện Phả Lại, Dầu khí Vũng Tàu, Xi măng Bỉm Sơn, Hà Tiên, Hoàng Thạch… diễn ra liên tục, sôi nổi, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch được giao. |
|||
Đến năm 1982, cả nước đã có hơn 3 triệu đoàn viên công đoàn tập hợp trong 40 liên hiệp công đoàn tỉnh, thành phố và 20 công đoàn ngành Trung ương, 193 công đoàn ngành địa phương, 20.647 công đoàn cơ sở. Cán bộ công đoàn chuyên trách có 14.229 người. Hệ thống công đoàn huyện tiếp tục được thành lập ở nhiều nơi, tạo điều kiện tăng cường và củng cố khối liên minh công nông. |
|||
Từ ngày 12/11/1983, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu lần thứ V Công đoàn Việt Nam đã được tổ chức. Dự đại hội có 949 đại biểu. Đại hội khẳng định tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chung của công đoàn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa đã được nêu ra từ Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ IV. Đại hội đề ra những nhiệm vụ cụ thể của phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam, nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam. |
|||
Đồng chí Nguyễn Đức Thuận – ủy viên TW Đảng được bầu lại làm Chủ tịch, đồng chí Phạm Thế Duyệt – Uỷ viên dự khuyết TW Đảng được bầu làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam. Đại hội quyết định lấy ngày 28/7/1929 là ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. |
|||
Ngày 2/8/1984, Hội nghị Ban chấp hành Tổng Công đoàn lần thứ ba (khoá V) họp thông qua chương trình hành động của Công đoàn thực hiện Nghị quyết 6 Ban Chấp hành TW về sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, khắc phục lối làm ăn theo kiểu hành chính quan liêu, bao cấp, chuyển mạnh sang chế độ hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. |
|||
Quán triệt tinh thần đó, các cấp công đoàn đã tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, thúc đẩy công tác cải tiến quản lý, tổ chức lại sản xuất, tận dụng, khai thác tiềm năng về vật tư nguyên liệu, năng lực sản xuất của đơn vị, địa phương, ngành. Ngày 18/4/1985, Tổng Công đoàn ra chỉ thị số 27/CT-TCĐ yêu cầu các cấp công đoàn “tham gia với các cấp chính quyền, các cơ quan Nhà nước sửa đổi bổ sung, xây dựng các chế độ, chính sách, cơ chế quản lý. Bản chỉ thị đã xác định 4 nội dung công tác chính cần thực hiện ở công đoàn cơ sở là: Tuyên truyền giáo dục CNVC; tham gia cải tiến các mặt quản lý ở xí nghiệp; tổ chức thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ làm chủ tập thể của CNVC và cải tiến tổ chức, nâng cao năng lực của công đoàn cơ sở. Đồng thời cũng xác định những công việc cụ thể mà các cấp công đoàn cần tập trung giải quyết. |
|||
Đến cuối năm 1985, riêng ngành Công nghiệp Hà Nội đã giảm được 3000 lao động, chiếm gần 10% tổng số CNVC; ngành Công nghiệp Hải Phòng giảm 2000 người; tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng lực lượng gián tiếp giảm từ 25-27%. |
|||
Cùng với các hoạt động tham gia quản lý, phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, thực hành tiết kiệm, tạo bước chuyển biến trong sản xuất công nghiệp diễn ra sôi nổi. Trong 5 năm 1981 -1985, thống kê 11 ngành, 22 địa phương đã có 235.559 sáng kiến và 33 sáng chế. Có 310 đề tài tiến bộ kĩ thuật cấp Nhà nước và 1.270 đề tài cấp ngành địa phương được áp dụng vào thực tế mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Có 7.916 lượt người được nhận Bằng khen và huy hiệu Lao động sáng tạo. |
|||
Phong trào xây dựng tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa, năm 1981 có 15.281 tổ được công nhận danh hiệu tổ lao động XHCN, trong đó có 14.260 tổ thuộc khu vực Nhà nước (chiếm 93%). Năm 1982, có hơn 18.000 tổ được công nhận (trong số 46.252 tổ đăng ký). Năm 1985, đã có 48.831 tổ đăng ký phấn đấu trở thành tổ lao động XHCN, tăng 16.204 tổ so với năm 1984. Đáng chú ý có 426 tổ được công nhận tổ lao động XHCN 10 năm liền trở lên, có 10 tổ đạt danh hiệu liên tục 23 năm liền như tổ đá nhỏ ca A Nhà máy Xi măng Hải Phòng, tổ bán hàng công nghệ phẩm Hồng Bàng Hải Phòng, tổ may 3 Xí nghiệp May 10… |
|||
Phong trào đảm bảo an toàn vệ sinh lao động từng bước trở thành nền nếp ở nhiều ngành, địa phương. Đến năm 1984, đã có 29/40 tỉnh, thành phố, đặc khu và 15/20 ngành Trung ương với gần 3000 cơ sở sản xuất kinh doanh có phong trào kiểm tra chấm điểm theo Thông tư 08/TT-LB, có 1.112 cơ sở xây dựng đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động. Các cơ sở này đã xây dựng được mạng lưới an toàn viên gồm hơn 10 vạn người hoạt động ở các tổ, phân xưởng và nhà máy. Viện Nghiên cứu Khoa học kĩ thuật Bảo hộ lao động của Tổng Công đoàn đã hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu, trong đó có đề tài trong chương trình 58.01 (cấp Nhà nước) được đánh giá tốt, góp phần vào việc phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho CNVC. |
|||
Phong trào thi đua quốc tế XHCN diễn ra khá sôi nổi trong 11 ngành có chuyên gia các nước XHCN làm việc tại 76 cơ sở, nhất là các công trình xây dựng trọng điểm, các cơ sở có nhiều chuyên gia Liên Xô như Thủy điện Hòa Bình, Trị An, Nhiệt điện Phả Lại, Cầu Thăng Long, Supe phốt phát Lâm Thao, hoạt động thăm dò địa chất, các trường dạy nghề, các xí nghiệp làm hàng xuất khẩu, thủy thủ trên các tàu Liên Xô và công nhân trên các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. |
|||
Hình thức tổ chức liên kết thi đua giữa các ngành đã tạo nên sự phối hợp đồng bộ đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp như liên kết giữa ngành Giao thông vận tải với Hóa chất và Vật tư nông nghiệp; giữa Điện với Nông nghiệp và Thủy lợi. |
|||
Năm 1984, Nhân dịp kỉ niệm 55 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 –28/7/1984), Nhà nước đã tặng Tổng Công đoàn Việt Nam Huân chương Sao Vàng – Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam.<ref>http://www.congdoanvn.org.vn/gioi-thieu/lich-su-cdvn-489/tom-tat-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-giai-cap-cong-nhan-va-to-chuc-cong-doan-viet-nam-(phan-5)-32022.tld</ref> |
|||
===Thời kỳ Đổi mới=== |
|||
==== 1986–1995 ==== |
|||
Đường lối đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế nhằm phát huy những năng lực và giải phóng tiềm năng sẵn có do Đại hội lần thứ VI của Đảng đề xướng đã làm chuyển biến nhận thức và hành động trong toàn xã hội nói chung và trong hoạt động công đoàn nói riêng. Đại hội lần thứ VI Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 17 đến ngày 20/10/1988 tại Hà Nội. Dự đại hội có 834 đại biểu của 58 đoàn cùng với 225 đại biểu khách mời, 59 đại biểu của 32 đoàn khác quốc tế. Đại hội đã xác định “Việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội” là mục tiêu hoạt động của công đoàn các cấp. Đại hội quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đổi tên Liên hiệp công đoàn tỉnh, thành phố, đặc khu, huyện, thị xã là Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, đặc khu, huyện, thị xã. Bỏ chức danh Tổng thư ký, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là người đứng đầu Ban Chấp hành và Ban Thư ký Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; thay chức danh Thư ký công đoàn các cấp bằng chức danh Chủ tịch công đoàn. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Tư - ủy viên dự khuyết Ban chấp hành TW Đảng làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đại hội VI Công đoàn Việt Nam được ghi nhận là Đại hội đổi mới của phong trào công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Ngày 30/6/1990, kỳ họp thứ VII Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật Công đoàn, Luật này thay thế Luật Công đoàn đã công bố ngày 5/11/1957. Luật Công đoàn năm 1990 là cơ sở pháp lý để phát huy vai trò của công đoàn trong thời kì mới, bảo đảm quyền dân chủ và lợi ích của người lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn đã được xác định rõ hơn trong hệ thống chính trị của nước Việt Nam. Tháng 6/1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng tiếp tục khẳng định và phát triển đường lối đổi mới, xác định mục tiêu tổng quát cho 5 năm 1991-1995 là: vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội đưa Việt Nam cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Trong tình hình mới, Công đoàn đã chú trọng đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động theo hướng sát cơ sở, lấy người lao động làm đối tượng vận động, tập hợp, lấy chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích, hợp pháp, chính đáng của người lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh làm mục tiêu hoạt động. Năm 1992, Chính phủ ra Nghị định về quyền và trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, cơ quan. Điều 10 của Hiến pháp 1992 quy định về vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với TLĐLĐ Việt Nam. Đó là những cơ sở pháp lý cần thiết bảo đảm cho công đoàn hoạt động tốt. Từ ngày 9 đến 12/11/1993, Đại hội lần thứ VII Công đoàn Việt Nam đã họp tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có hơn 600 đại biểu thay mặt cho công nhân, viên chức và lao động khắp mọi miền đất nước. Đại hội đánh giá cao sự cống hiến của toàn thể CNLĐ, trí thức, văn nghệ sĩ trong tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phục vụ, an ninh và quốc phòng, các cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học các trường học, bệnh viện, các đơn vị hành chính sự nghiệp. Nghị quyết Đại hội VII Công đoàn Việt Nam khẳng định: “Trong bước ngoặt đầy thử thách, giai cấp công nhân nước ta đã tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, vượt qua mọi khó khăn trong bước đầu chuyển sang cơ chế thị trường, hăng hái đi đầu trong công cuộc đổi mới, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh của đất nước, giữ vững ổn định về chính trị”. Đại hội xác định mục tiêu hoạt động công đoàn trong những năm tới là “Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân lao động”. Đồng chí Nguyễn Văn Tư - ủy viên TW Đảng, được bầu lại làm Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 5, tháng 6/1994 đã thông qua Bộ luật Lao động. Trong đó quy định vai trò của tổ chức Công đoàn đối với người lao động trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Bộ luật Lao động đã thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992 về lao động và quản lý lao động. Bộ luật Lao động xác định nhiệm vụ của Công đoàn: “Tham gia cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế – xã hội, chăm lo và bảo vệ quyền lợi của người lao động, tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật lao động (Chương1, Điều 12). Luật Lao động quy định cụ thể về trách nhiệm của công đoàn tham gia xây dựng Thỏa ước lao động tập thể (Chương V), chế độ tiền lương (chương VI), và công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Bộ luật Lao động giành toàn bộ chương XIII – Công đoàn để xác định rõ các việc doanh nghiệp đang hoạt động sau 6 tháng phải thành lập tổ công đoàn (Điều 153), mối quan hệ giữa người sử dụng lao động, người lao động và tổ chức công đoàn (Điều 154, 155,156).<ref name=ls6>http://www.congdoanvn.org.vn/gioi-thieu/lich-su-cdvn-489/tom-tat-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-giai-cap-cong-nhan-va-to-chuc-cong-doan-viet-nam-(phan-6)-32021.tld</ref> |
|||
==== 1996–nay ==== |
|||
Việc đẩy mạnh [[công nghiệp hóa]], hiện đại hóa và phát triển nền [[kinh tế hàng hóa]] nhiều thành phần theo xu hướng [[thị trường]] định hướng [[Hệ thống xã hội chủ nghĩa|xã hội chủ nghĩa]] đã làm cho [[Giai cấp công nhân|giai cấp công nhân Việt Nam]] có nhiều biến đổi về cơ cấu số lượng và [[chất lượng]]. Xây dựng [[giai cấp công nhân]] trở thành lực lượng đi đầu trong quá trình [[công nghiệp hóa]], hiện đại hóa là một nhiệm vụ cấp bách, một hướng trọng tâm trong [[chiến lược]] phát triển nguồn nhân lực. Đó cũng là một nhiệm vụ nặng nề đặt ra cho Công đoàn Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng]], tổ chức Công đoàn đã vượt qua nhiều khó khăn, xây dựng [[giai cấp công nhân]] vững mạnh góp phần quan trọng vào việc ổn định [[chính trị]], phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức hoạt động hướng về cơ sở, chăm lo lợi ích hợp pháp, chính đáng của [[công nhân]], [[viên chức]] và [[người lao động]]. Vị thế của tổ chức Công đoàn trong [[xã hội]] từng bước được nâng lên. [[Quan hệ quốc tế]] của Công đoàn Việt Nam từng bước được mở rộng. Từ ngày [[3 tháng 11]] đến ngày [[6 tháng 11]] năm [[1998]], Đại hội lần thứ VIII Công đoàn Việt Nam đã họp tại [[Hà Nội]]. Tham dự Đại hội có 898 đại biểu, đại diện cho hàng triệu đoàn viên Công đoàn và [[công nhân]], [[viên chức]], [[người lao động]] cả nước, 31 đoàn đại biểu quốc tế, đại diện Tổ chức Liên hiệp Công đoàn Thế giới, đại biểu công đoàn các nước trong khu vực và các đoàn Ngoại giao. Đại hội khẳng định: Đội ngũ [[công nhân]], [[viên chức]] và [[người lao động]] nước ta đã tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng và quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới do [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng]] khởi xướng và lãnh đạo, nỗ lực vươn lên trong lao động và công tác,... giữ vai trò quyết định thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, góp phần ổn định [[chính trị]], an ninh quốc phòng, xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng, lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp [[công nghiệp hóa]], hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”. Đại hội xác định mục tiêu và khẩu hiệu hành động của Công đoàn là: “Vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng [[giai cấp công nhân]] và tổ chức Công đoàn vững mạnh”. Đại hội đã bầu đồng chí [[Cù Thị Hậu]] – Ủy viên Trung ương Đảng làm Chủ tịch [[Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam]]. Đến 6 năm 2003, cả nước có trên 10,8 triệu CNVCLĐ, trong đó CNVCLĐ làm việc trong cơ quan Nhà nước, Đảng đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, gần 2,6 triệu, trong các doanh nghiệp Nhà nước khoảng 1,8 triệu, trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 0,6 triệu, còn khoảng 4,3 triệu CNLĐ làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chất lượng đội ngũ công nhân nước ta trong những năm đổi mới đã được nâng lên một bước, CNLĐ trẻ từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ 36,4%, tỷ lệ công nhân có trình độ văn hóa phổ thông trung học đã được nâng lên đáng kể, nếu năm 1985 chỉ có 43,42% công nhân tốt nghiệp phổ thông trung học thì năm 2003 đã tăng lên 76,6%. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CNLĐ cũng không ngừng được cải thiện, hiện nay có gần 3 triệu người được đào tạo nghề và khoảng 1,7 triệu người có trình độ cao đẳng trở lên. Đội ngũ CNLĐ đang là lực lượng sản xuất cơ bản nắm giữ những cơ sở vật chất, phương tiện sản xuất quan trọng nhất, quyết định phương hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân, hàng năm đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm xã hội, đảm bảo đóng góp trên 60% ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp công nhân Việt Nam còn bộc lộ những bất cập như: trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp thấp so với yêu cầu; số tinh thông, giỏi nghề rất thấp, công nhân có tay nghề bậc 2, bậc 3 chiếm tỷ lệ lớn, công nhân có tay nghề bậc 6, bậc 7 chỉ chiếm 8,5%, số lao động phổ thông chiếm 34%, và đang xảy ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu lao động kỹ thuật giữa các bộ phận công nhân; lòng say mê nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của một bộ phận công nhân còn yếu. Trong thời kỳ đổi mới hoạt động công đoàn luôn chú trọng đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động. Hướng hoạt động công đoàn về cơ sở, lấy CNLĐ làm đối tượng vận động, lấy chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích, hợp pháp chính đáng của CNLĐ và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh làm mục tiêu hoạt động. Các cấp công đoàn đã chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, chống tham nhũng, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa. Hiệu quả hoạt động của công đoàn trong chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, trong tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội và tuyên truyền, giáo dục nâng cao giác ngộ giai cấp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, ngày càng được nâng cao, đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, giữ vững và ổn định chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Từ tháng 10 đến 13/10/2003, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX được tổ chức tại Hà Nội. Đồng chí Cù Thị Hậu – ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng được bầu lại làm Chủ tịch TLĐLĐViệt Nam. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn Việt Nam là: Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo với mục tiêu năng suất, chất lượng, hiệu quả; phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; nâng cao chất lượng phong trào thi đua phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn; phong trào xanh – sạch – đẹp, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường, phong trào học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, góp phần làm ra những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển. Công tác phát triển đoàn viên, thành lập các công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh được chú trọng. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2008 kết nạp thêm ít nhất 1 triệu đoàn viên. Vận động CNVCLĐ tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, tích cực đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực. Tăng cường và mở rộng hoạt động đối ngoại của Công đoàn Việt Nam theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; tăng cường đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với Công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan; góp phần vào cuộc đấu tranh chung nhằm xây dựng một thế giới “vì hòa bình, phát triển, tiến bộ, dân chủ và công bằng xã hội” vì quyền, lợi ích của người lao động. Tính đến tháng 6/2005, Công đoàn Việt Nam gồm 64 Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 19 Công đoàn ngành Trung ương và Công đoàn Tổng công ty trực thuộc TLĐ trong đó 1.897 công đoàn quận, huyện, ngành địa phương và tương đương, 76.678 công đoàn cơ sở với 5,25 triệu đoàn viên.<ref name=ls6/> |
|||
==Vai trò== |
==Vai trò== |
||
[[Tập tin:Villa, 29 Quang Trung Street, Da Lat.JPG|nhỏ|Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng tại 29, đường Quang Trung, thành phố [[Đà Lạt]].]] |
|||
===Chính trị=== |
===Chính trị=== |
||
Công đoàn có vai trò to lớn trong việc góp phần xây dựng và nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị – [[Hệ thống xã hội chủ nghĩa|xã hội chủ nghĩa]]. Tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng]] và nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, từng bước hoàn thiện nền dân chủ |
Công đoàn có vai trò to lớn trong việc góp phần xây dựng và nâng cao hiệu quả của [[Chính trị Việt Nam|hệ thống chính trị]] – [[Hệ thống xã hội chủ nghĩa|xã hội chủ nghĩa]]. Tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng]] và nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực thi pháp luật và để Nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Để đảm bảo sự ổn định về chính trị.<ref name=cdvn/> |
||
===Kinh tế=== |
===Kinh tế=== |
||
Công đoàn tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản |
Công đoàn tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lí kinh tế nhằm xóa bỏ quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở mở rộng dân chủ. Góp phần củng cố những thành tựu [[kinh tế]], [[văn hóa]] và [[Khoa học kỹ thuật|khoa học – kỹ thuật]] đã đạt được trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng]]. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế trong đó, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển có lợi cho quốc kế dân sinh. Đẩy mạnh [[công nghiệp hóa]], hiện đại hóa đất nước, từng bước đưa [[kinh tế tri thức]] vào [[Việt Nam]], góp phần nhanh chóng hội nhập với khu vực và [[thế giới]]. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hoạt động của các thành phần kinh tế vẫn đảm bảo cho kinh tế quốc doanh giữ vị trí then chốt, đóng vai trò chủ đạo<ref name=cdvn/> |
||
=== Văn hóa – tư tưởng === |
=== Văn hóa – tư tưởng === |
||
Trong nền kinh tế nhiều thành phần, Công đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức và người lao động nâng cao lập trường giai cấp, lấy [[Chủ nghĩa Marx-Lenin]] và [[Tư tưởng Hồ Chí Minh]] làm nền tảng [[Ý thức hệ|tư tưởng]], [[kim chỉ nam]] cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.<ref name=cdvn/> |
Trong nền kinh tế nhiều thành phần, Công đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức và người lao động nâng cao lập trường giai cấp, lấy [[Chủ nghĩa Marx-Lenin]] và [[Tư tưởng Hồ Chí Minh]] làm nền tảng [[Ý thức hệ|tư tưởng]], [[kim chỉ nam]] cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống [[Văn hóa Việt Nam|văn hóa dân tộc]] và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.<ref name=cdvn/> |
||
===Xã hội=== |
===Xã hội=== |
||
Dòng 228: | Dòng 40: | ||
===Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức và lao động=== |
===Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức và lao động=== |
||
Công đoàn Việt Nam phải thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích công nhân lao động với: trình độ và kinh nghiệm quản lý của chính quyền các cấp còn non kém, bộ máy Nhà nước còn quan liêu, hành chính dẫn đến một số người, một số bộ phận thờ ơ trước quyền lợi của [[công nhân]], [[viên chức]] và [[người lao động]], tình trạng [[Tham nhũng|tham ô]], lãng phí, móc ngoặc, [[hối lộ]], [[tham nhũng]], vi phạm đến lợi ích, đời sống người lao động vẫn còn tồn tại không thể ngay một lúc xóa bỏ hết được. Vì vậy, Công đoàn phải là người bảo vệ lợi ích [[công nhân]], [[viên chức]] và [[người lao động]] chống lại tệ nạn quan liêu, chống lại các biểu hiện tiêu cực. Đó là sự bảo vệ đặc biệt khác hẳn với sự bảo vệ trong [[chủ nghĩa tư bản]]. Công đoàn Việt Nam thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích của [[người lao động]] không bằng cách đấu tranh chống lại Nhà nước làm suy yếu Nhà nước, không mang tính đối kháng giai cấp, không phải là [[đấu tranh giai cấp]]. Ngược lại, Công đoàn vận động, tổ chức cho công nhân viên chức lao động tham gia xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, Công đoàn cũng bảo vệ chính lợi ích của Nhà nước – Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đấu tranh chống lại các thói hư tật xấu của một số người, nhóm người lạc hậu bị [[Tha hóa hành vi|tha hóa]], đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ chính quyền Nhà nước. Thực tế hiện nay của [[Việt Nam]], trong điều kiện [[hàng hóa]] nhiều thành phần, các xí nghiệp tư nhân, liên doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công nhân, lao động làm việc trong sự quản lý của chủ xí nghiệp (không phải xí nghiệp quốc doanh), đã xuất hiện quan hệ chủ – thợ, tình trạng vi phạm đến quyền, lợi ích công nhân lao động có xu hướng phát triển. Vì vậy, chức năng bảo vệ lợi ích [[công nhân]], [[viên chức]] và [[người lao động]] của Công đoàn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích, Công đoàn chủ động tham gia cùng [[Chính phủ|chính quyền]] tìm việc làm và tạo điều kiện làm việc cho công nhân, lao động; Công đoàn tham gia trong lĩnh vực [[tiền lương]], tiền thưởng, nhà ở, trong việc ký kết hợp đồng lao động của công nhân, lao động; đại diện công nhân, lao động ký kết thỏa ước lao động tập thể; trong vấn đề thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động; tổ chức đình công theo Bộ luật lao động. Quản lư và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể và sự nghiệp phúc lợi tập thể; bảo hiểm |
Công đoàn Việt Nam phải thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích công nhân lao động với: trình độ và kinh nghiệm quản lý của chính quyền các cấp còn non kém, bộ máy Nhà nước còn quan liêu, hành chính dẫn đến một số người, một số bộ phận thờ ơ trước quyền lợi của [[công nhân]], [[viên chức]] và [[người lao động]], tình trạng [[Tham nhũng|tham ô]], lãng phí, móc ngoặc, [[hối lộ]], [[tham nhũng]], vi phạm đến lợi ích, đời sống người lao động vẫn còn tồn tại không thể ngay một lúc xóa bỏ hết được. Vì vậy, Công đoàn phải là người bảo vệ lợi ích [[công nhân]], [[viên chức]] và [[người lao động]] chống lại tệ nạn quan liêu, chống lại các biểu hiện tiêu cực. Đó là sự bảo vệ đặc biệt khác hẳn với sự bảo vệ trong [[chủ nghĩa tư bản]]. Công đoàn Việt Nam thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích của [[người lao động]] không bằng cách đấu tranh chống lại Nhà nước làm suy yếu Nhà nước, không mang tính đối kháng giai cấp, không phải là [[đấu tranh giai cấp]]. Ngược lại, Công đoàn vận động, tổ chức cho công nhân viên chức lao động tham gia xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, Công đoàn cũng bảo vệ chính lợi ích của Nhà nước – Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đấu tranh chống lại các thói hư tật xấu của một số người, nhóm người lạc hậu bị [[Tha hóa hành vi|tha hóa]], đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ chính quyền Nhà nước. Thực tế hiện nay của [[Việt Nam]], trong điều kiện [[hàng hóa]] nhiều thành phần, các xí nghiệp tư nhân, liên doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công nhân, lao động làm việc trong sự quản lý của chủ xí nghiệp (không phải xí nghiệp quốc doanh), đã xuất hiện quan hệ chủ – thợ, tình trạng vi phạm đến quyền, lợi ích công nhân lao động có xu hướng phát triển. Vì vậy, chức năng bảo vệ lợi ích [[công nhân]], [[viên chức]] và [[người lao động]] của Công đoàn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích, Công đoàn chủ động tham gia cùng [[Chính phủ|chính quyền]] tìm việc làm và tạo điều kiện làm việc cho công nhân, lao động; Công đoàn tham gia trong lĩnh vực [[tiền lương]], tiền thưởng, nhà ở, trong việc ký kết hợp đồng lao động của công nhân, lao động; đại diện công nhân, lao động ký kết thỏa ước lao động tập thể; trong vấn đề thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động; tổ chức đình công theo Bộ luật lao động. Quản lư và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể và sự nghiệp phúc lợi tập thể; bảo hiểm xã hội; bảo hộ lao động; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức và lao động; phát huy dân chủ, bình đẳng, công bằng xã hội; phát triển các hoạt động [[văn hóa]], văn nghệ, [[thể dục]], [[thể thao]], [[du lịch]], tham quan nghỉ mát. Trong quá trình thực hiện các nội dung hoạt động nhằm thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc các vấn đề cơ bản như: |
||
*Lợi ích người lao động gắn liền với lợi ích của [[Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam|Nhà nước]], của tập thể, sự tồn tại của Nhà nước chính là sự đảm bảo lợi ích cho người lao động. Lợi ích của người lao động không chỉ thuần túy ở cơm ăn, áo mặc mà cao hơn là lợi ích chính trị (đại diện là Nhà nước), lợi ích kinh tế, lợi ích văn hóa, tinh thần, lợi ích trước mắt, hàng ngày, lâu dài, lợi ích cá nhân, tập thể, Nhà nước. |
*Lợi ích [[người lao động]] gắn liền với lợi ích của [[Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam|Nhà nước]], của tập thể, sự tồn tại của Nhà nước chính là sự đảm bảo lợi ích cho [[người lao động]]. Lợi ích của người lao động không chỉ thuần túy ở cơm ăn, áo mặc mà cao hơn là lợi ích chính trị (đại diện là Nhà nước), lợi ích kinh tế, lợi ích văn hóa, tinh thần, lợi ích trước mắt, hàng ngày, lâu dài, lợi ích cá nhân, tập thể, Nhà nước. |
||
*[[Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam|Nhà nước]] là người bảo đảm, Công đoàn là người bảo vệ lợi ích của [[công nhân]], [[viên chức]] và [[người lao động]]. Đây là vấn đề quan trọng nói lên mối quan hệ khăng khít, [[biện chứng]] giữa nghĩa vụ và quyền lợi. Đồng thời, nó là cơ sở [[nhận thức]] về lợi ích của [[công nhân]], [[viên chức]] và [[người lao động]] trong điều kiện mới, thể hiện đúng bản chất cách mạng của Công đoàn Việt Nam.<ref name=cdvn/> |
*[[Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam|Nhà nước]] là người bảo đảm, Công đoàn là người bảo vệ lợi ích của [[công nhân]], [[viên chức]] và [[người lao động]]. Đây là vấn đề quan trọng nói lên mối quan hệ khăng khít, [[biện chứng]] giữa nghĩa vụ và quyền lợi. Đồng thời, nó là cơ sở [[nhận thức]] về lợi ích của [[công nhân]], [[viên chức]] và [[người lao động]] trong điều kiện mới, thể hiện đúng bản chất cách mạng của Công đoàn Việt Nam.<ref name=cdvn/> |
||
Dòng 266: | Dòng 78: | ||
==Xem thêm== |
==Xem thêm== |
||
* [[Công đoàn]] |
|||
* [[Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam]] |
|||
== Bài liên quan == |
|||
* [[Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh]] |
* [[Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh]] |
||
* [[Giải thưởng Lao động sáng tạo]] |
* [[Giải thưởng Lao động sáng tạo]] |
Bản mới nhất lúc 10:49, ngày 31 tháng 5 năm 2024
Bài viết này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. |
Liên đoàn Lao động Việt Nam (hay còn gọi là: Công đoàn Việt Nam) là một tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Công đoàn Việt Nam là một cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, lao động.[1]
Tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]- Công hội Đỏ (1929–1935)
- Nghiệp đoàn Ái hữu (1935–1939)
- Hội Công nhân Phản đế (1939–1941)
- Hội Công nhân Cứu quốc (1941–1946)
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946–1961)
- Tổng Công đoàn Việt Nam (1961–1988)
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (từ 1988 đến ngày nay)[2]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 28 tháng 7 năm 1929, hội nghị đại biểu Công hội Đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất họp tại trụ sở của Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ số 15 Hàng Nón, Hà Nội. Hội nghị đã nhất trí thông qua chương trình, điều lệ và phương hướng hoạt động của Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ và bầu ra Ban Chấp hành lâm thời do Nguyễn Đức Cảnh phụ trách. Đại hội quyết định xuất bản Báo Lao động làm cơ quan thông tin, tuyên truyền và tạp chí “Công hội Đỏ” làm cơ quan lý luận truyền bá quan điểm, chủ trương của Công hội Đỏ trong giai cấp công nhân (Năm 1983, Đại hội V Công đoàn Việt Nam quyết định lấy ngày 28/7/1929 làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam).
Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo xu hướng thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm cho giai cấp công nhân Việt Nam có nhiều biến đổi về cơ cấu số lượng và chất lượng. Xây dựng giai cấp công nhân trở thành lực lượng đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một nhiệm vụ cấp bách, một hướng trọng tâm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đó cũng là một nhiệm vụ nặng nề đặt ra cho Công đoàn Việt Nam.
Vai trò
[sửa | sửa mã nguồn]Chính trị
[sửa | sửa mã nguồn]Công đoàn có vai trò to lớn trong việc góp phần xây dựng và nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị – xã hội chủ nghĩa. Tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực thi pháp luật và để Nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Để đảm bảo sự ổn định về chính trị.[1]
Kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]Công đoàn tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lí kinh tế nhằm xóa bỏ quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở mở rộng dân chủ. Góp phần củng cố những thành tựu kinh tế, văn hóa và khoa học – kỹ thuật đã đạt được trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế trong đó, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển có lợi cho quốc kế dân sinh. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước đưa kinh tế tri thức vào Việt Nam, góp phần nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hoạt động của các thành phần kinh tế vẫn đảm bảo cho kinh tế quốc doanh giữ vị trí then chốt, đóng vai trò chủ đạo[1]
Văn hóa – tư tưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Trong nền kinh tế nhiều thành phần, Công đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức và người lao động nâng cao lập trường giai cấp, lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.[1]
Xã hội
[sửa | sửa mã nguồn]Công đoàn có vai trò trong tham gia xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao tŕnh độ giác ngộ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, tŕnh độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, có nhãn quan chính trị, thực sự là lực lượng nòng cốt của khối liên minh công – nông – trí thức, làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, là cơ sở vững chắc đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của Nhà nước.[1]
Nhiệm vụ
[sửa | sửa mã nguồn]Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức và lao động
[sửa | sửa mã nguồn]Công đoàn Việt Nam phải thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích công nhân lao động với: trình độ và kinh nghiệm quản lý của chính quyền các cấp còn non kém, bộ máy Nhà nước còn quan liêu, hành chính dẫn đến một số người, một số bộ phận thờ ơ trước quyền lợi của công nhân, viên chức và người lao động, tình trạng tham ô, lãng phí, móc ngoặc, hối lộ, tham nhũng, vi phạm đến lợi ích, đời sống người lao động vẫn còn tồn tại không thể ngay một lúc xóa bỏ hết được. Vì vậy, Công đoàn phải là người bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và người lao động chống lại tệ nạn quan liêu, chống lại các biểu hiện tiêu cực. Đó là sự bảo vệ đặc biệt khác hẳn với sự bảo vệ trong chủ nghĩa tư bản. Công đoàn Việt Nam thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động không bằng cách đấu tranh chống lại Nhà nước làm suy yếu Nhà nước, không mang tính đối kháng giai cấp, không phải là đấu tranh giai cấp. Ngược lại, Công đoàn vận động, tổ chức cho công nhân viên chức lao động tham gia xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, Công đoàn cũng bảo vệ chính lợi ích của Nhà nước – Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đấu tranh chống lại các thói hư tật xấu của một số người, nhóm người lạc hậu bị tha hóa, đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ chính quyền Nhà nước. Thực tế hiện nay của Việt Nam, trong điều kiện hàng hóa nhiều thành phần, các xí nghiệp tư nhân, liên doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công nhân, lao động làm việc trong sự quản lý của chủ xí nghiệp (không phải xí nghiệp quốc doanh), đã xuất hiện quan hệ chủ – thợ, tình trạng vi phạm đến quyền, lợi ích công nhân lao động có xu hướng phát triển. Vì vậy, chức năng bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và người lao động của Công đoàn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích, Công đoàn chủ động tham gia cùng chính quyền tìm việc làm và tạo điều kiện làm việc cho công nhân, lao động; Công đoàn tham gia trong lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng, nhà ở, trong việc ký kết hợp đồng lao động của công nhân, lao động; đại diện công nhân, lao động ký kết thỏa ước lao động tập thể; trong vấn đề thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động; tổ chức đình công theo Bộ luật lao động. Quản lư và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể và sự nghiệp phúc lợi tập thể; bảo hiểm xã hội; bảo hộ lao động; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức và lao động; phát huy dân chủ, bình đẳng, công bằng xã hội; phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch, tham quan nghỉ mát. Trong quá trình thực hiện các nội dung hoạt động nhằm thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc các vấn đề cơ bản như:
- Lợi ích người lao động gắn liền với lợi ích của Nhà nước, của tập thể, sự tồn tại của Nhà nước chính là sự đảm bảo lợi ích cho người lao động. Lợi ích của người lao động không chỉ thuần túy ở cơm ăn, áo mặc mà cao hơn là lợi ích chính trị (đại diện là Nhà nước), lợi ích kinh tế, lợi ích văn hóa, tinh thần, lợi ích trước mắt, hàng ngày, lâu dài, lợi ích cá nhân, tập thể, Nhà nước.
- Nhà nước là người bảo đảm, Công đoàn là người bảo vệ lợi ích của công nhân, viên chức và người lao động. Đây là vấn đề quan trọng nói lên mối quan hệ khăng khít, biện chứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi. Đồng thời, nó là cơ sở nhận thức về lợi ích của công nhân, viên chức và người lao động trong điều kiện mới, thể hiện đúng bản chất cách mạng của Công đoàn Việt Nam.[1]
Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]- Tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi trong công nhân, viên chức và người lao động là biện pháp tổng hợp để họ trực tiếp tham gia quản lý.
- Tham gia xây dựng chiến lược tạo việc làm và điều kiện làm việc cho công nhân lao động.
- Tham gia xây dựng, hoàn thiện các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động như: tiền lương, tiền thưởng, nhà ở,…
- Tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức và người lao động.
- Tham gia xây dựng, hoàn thiện các chính sách xã hội: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, phong trào đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ xã hội.
- Vận động và tổ chức tốt Đại hội công nhân viên chức, Hội nghị cán bộ công chức (đơn vị hành chính sự nghiệp) ở đơn vị.
- Công đoàn tham gia vào việc hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh và đầu tư, đồng thời kiểm tra, giám sát các công việc đã được hoạch định.
- Tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách của đơn vị.[1]
Giáo dục, động viên công nhân, viên chức và người lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc
[sửa | sửa mã nguồn]- Công đoàn tuyên truyền, giáo dục cho công nhân, viên chức và người lao động vững tin vào đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế – xã hội mà Đảng ta đã lựa chọn. Giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc, của địa phương (nhất là đối với công nhân lao động trẻ).
- Tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước. Giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, xây dựng lối sống văn hóa lành mạnh, sống và làm việc theo pháp luật, góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh. Với tinh thần thường xuyên cảnh giác và đấu tranh chống lại những âm mưu thù địch.[1]
Mối quan hệ giữa Công đoàn Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Công đoàn Việt nam là sợi dây nối liền giữa Đảng với giai cấp công nhân, với toàn thể người lao động. Công đoàn hoạt động không thể thiếu sự lãnh đạo của Đảng vì Đảng là bộ phận tiên phong nhất, tích cực nhất của giai cấp công nhân. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn được hình thành trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam đã tham gia tích cực trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đảng lãnh đạo Công đoàn bằng đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đại hội, Nghị quyết của cấp ủy Đảng. Công đoàn Việt Nam với chức năng của mình triển khai đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đảng thành chương trình công tác của tổ chức mình. Đảng lãnh đạo Công đoàn thông qua phát huy vai trò của từng đảng viên trong tổ chức Công đoàn các cấp. Đảng tôn trọng tính độc lập về mặt tổ chức của tổ chức Công đoàn, không can thiệp, không gượng ép cán bộ của Đảng làm công tác Công đoàn. Đảng chỉ giới thiệu những đảng viên là đoàn viên ưu tú để Công đoàn xem xét, tín nhiệm bầu vào Ban lãnh đạo Công đoàn các cấp thông qua Đại hội. Đảng kiểm tra Công đoàn thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng.[1]
Tính độc lập giữa Công đoàn và Đảng
[sửa | sửa mã nguồn]Công đoàn xây dựng tổ chức và hoạt động phù hợp với điều lệ của tổ chức Công đoàn Việt Nam trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp. Cần tránh nhận thức sai lầm về sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn là sự can thiệp trực tiếp của Đảng vào công việc của Công đoàn. Đảng không gán ghép cán bộ của Đảng làm công tác Công đoàn, mà Đảng chỉ giới thiệu những Đảng viên tốt để Đại hội Công đoàn lựa chọn và bầu vào các cương vị lãnh đạo Công đoàn. Đồng thời, không được đồng nhất tính độc lập về mặt tổ chức của Công đoàn với sự “biệt lập”, “trung lập”, “đối lập”, “tách biệt” của Công đoàn với Đảng dẫn đến xa rời sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn; Nếu nhằm lẫn sẽ dẫn đến sự lệch lạc mục tiêu hoạt động và không đúng bản chất của Công đoàn cách mạng.[1]
Trách nhiệm của Công đoàn với Đảng
[sửa | sửa mã nguồn]Công đoàn là người tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chế độ chính sách và Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với quần chúng công nhân, viên chức và người lao động, đồng thời vận động tổ chức cho công nhân, viên chức và người lao động thực hiện nghiêm túc. Công đoàn thường xuyên tổ chức cho quần chúng tham gia góp ý xây dựng Đảng với tinh thần thẳng thắn, chân chính, trung thực và xây dựng. Công đoàn thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện công nhân, viên chức và người lao động, từ để lựa chọn, giới thiệu những đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, nhằm bổ sung, tăng cường thành phần công nhân trong Đảng. Công đoàn lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc của quần chúng công nhân, viên chức và người lao động phản ánh với Đảng, để Đảng nghiên cứu đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng công nhân, viên chức và người lao động.[1]
Mối quan hệ giữa Công đoàn Việt Nam với Nhà nước
[sửa | sửa mã nguồn]Dưới chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa Công đoàn Việt Nam với Nhà nước là mối quan hệ bình đẳng, hợp tác, tôn trọng, phối hợp chặt chẽ với nhau trong các mặt hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu chung là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Nhà nước luôn tạo cho tổ chức Công đoàn về điều kiện vật chất, ban hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lư cho Công đoàn hoạt động. Giữa Công đoàn và Nhà nước không có sự đối lập. Công đoàn Việt Nam luôn cộng tác đắc lực với Nhà nước, góp phần xây dựng chính quyền Nhà nước không ngừng lớn mạnh. Công đoàn là người cung cấp, bồi dưỡng, rèn luyện những cán bộ ưu tú cho Đảng và Nhà nước.[1]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Công đoàn
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh
- Giải thưởng Lao động sáng tạo