nhà

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 04:46, ngày 23 tháng 9 năm 2013 (thêm ảnh). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viển đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện tại.

Wikipedia tiếng Việt có bài viết về:
một ngôi nhà ở nước Nhật Bản
một ngôi nhà ở nước Nhật Bản

Tiếng Việt

 
nhà

Cách phát âm

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
ɲa̤ː˨˩ɲaː˧˧ɲaː˨˩
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ɲaː˧˧

Chữ Nôm

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Danh từ

nhà

 
Một nhà ở với mái ngói và vách đất tại một làng quê ở Bình Định
  1. Kiến trúc được xây dựng với công năng chính là để ở và sinh hoạt; với các thành phần như nền, nóc (mái), tường bao quanh, cửa... Thí dụ:
    "Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
    Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn.
    Hai người sống giữa cô đơn.
    Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.
    Giá đừng có giậu mồng tơi,
    Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng."
    (Người hàng xóm - Nguyễn Bính)
    Người ta còn dùng các từ sau để chỉ nhà trong nghĩa này: ngôi nhà, căn nhà, nhà cửa, mái nhà, tòa nhà. Thí dụ:
    "Dưới mái nhà
    Một người đang ngủ
    Với giấc mơ của những vì sao
    Những vì sao đang kể chuyện
    Giấc mơ của mái nhà
    Giấc mơ của một người đang ngủ"
    (Giấc mơ - Văn Cao)
  2. Kiến trúc được dùng cho những sinh hoạt, hoạt động, mục đích chuyên biệt; hoặc là tổ chức điều hành hoặc là nơi chốn để tiến hành các sinh hoạt, hoạt động, mục đích như thế. Thí dụ: nhà trường, nhà thương, nhà văn hoá, nhà kho, nhà bếp, nhà thổ, nhà giam.
  3. Chỗ ở và sinh hoạt của một gia đình hoặc một người; chốn nương thân. Thí dụ:
    "Mẹ đi vắng, mẹ đi vắng
    Con sang chơi nhà bà,
    í a...
    Con cầm cây đàn con hát
    Con cầm cây đàn con hát
    Hát cho mẹ về với con
    Hát cho mẹ về với con."
    (Mẹ đi vắng - Trịnh Công Sơn)
    "Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
    Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
    Ao sâu nước cả khôn chài cá,
    Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
    Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
    Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
    Đầu trò tiếp khách trầu không có
    Bác đến chơi đây ta với ta"
    (Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến)
  4. Gia đình, những người trong một gia đình. Thí dụ: "cả nhà đi vắng", "nhà gái, nhà trai".
  5. Dùng để chỉ tính chất hay phong cách đặc trưng, tình trạng chung của các thành viên trong nhà. Thí dụ: nhà nghèo,
    "Con nhà quan chẳng giống lông cũng giống cánh"
    (Tục ngữ)
  6. Dùng để chỉ những đối tượng gần gũi với mình. Thí dụ:
    "Quê nhà tôi chiều khi nắng êm đềm
    Chạy dài trên khóm cây, đàn chim ríu rít ca
    Bao người ra ngồi hay đứng bên thềm
    Chờ chồng con mắt trông về phía trời xa"
    (Chiều quê - Hoàng Quý)
  7. Dùng để chỉ sự sở hữu. Thí dụ:
    "Cái cò cái vạc cái nông,
    Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò."
    (Ca dao)
  8. Dùng để chỉ dòng họ làm vua; dòng họ cai trị, thống trị. Thí dụ, triều đại nhà Lê, triều đại nhà Trần,
    "Yêu anh em cũng muốn vô,
    Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang"
 
Một nhà ở với sàn ván, ván vách và mái lợp bằng lá ở Thoại Sơn (An Giang)
  1. (Ca dao)
  2. Từ dùng để chỉ những người có chuyên môn (thường là sâu hoặc cao) về một lãnh vực. Thí dụ: nhà nông, nhà binh, nhà kinh doanh, nhà toán học, nhà vật lý, nhà bác học.
  3. Dùng để chỉ thú vật được thuần chủng; gia súc, gia cầm. Thí dụ: lợn rừng, lợn nhà.
  4. Từ (ghép với từ khác) để xưng gọi một người được trọng vọng. Thí dụ: nhà vua, nhà sư.
  5. Trong đối thoại, là từ được dùng (ghép với từ khác) để xưng gọi ở ngôi thứ nhất với ý nhún mình (thường là để tỏ ý nhún nhường, nhưng cũng có khi hàm ý mỉa mai).
    "Nhà tôi không có phúc nuôi nổi dâu ấy. Thôi thì con bà lại
    xin trả bà chứ không dám giữ."
    (Hai lần chết - Thạch Lam)
  6. Trong đối thoại, là từ được dùng (ghép với từ khác) để xưng gọi ở ngôi thứ hai với ý thân mật hay coi thường. Thí dụ: "cái nhà bác này", "ai bảo nhà chị thế?"
    "Tao bảo cho con què biết rằng hai cái bàn tay này mà rời
    việc ra độ mươi bữa, thì mẹ con nhà chúng mày rã họng ra! Ðừng có... "
    (Nhà nghèo - Tô Hoài)
  7. Trong đối thoại, là từ được dùng để xưng gọi ngôi thứ ba để chỉ vợ hoặc chồng. Thí dụ:
    "Rồi chúng tôi nói những chuyện khác, mãi cho đến lúc cả hai
    cùng ngủ. Nhưng mà, ba giờ đêm, chợt thức dậy, tôi thấy nhà tôi,
    chị ạ, nhà tôi ngồi ở bàn, hai tay bịt lấy thái dương."
    (Cái ghen đàn ông - Vũ Trọng Phụng)

Dịch

nơi để sống

chồng hoặc vợ

người


Tham khảo

  • Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)