Xu bạc hay đồng bạc là tín tệ kim loại đầu tiên trên thế giới, được đúc hàng loạt và đưa vào lưu thông. Bạc đã được sử dụng để đúc tiền từ thời Hy Lạp cổ đại; drachma bạc của Hy Lạp là đồng tiền thương mại phổ biến thời đó. Người Ba Tư cổ đại sử dụng đồng xu bạc trong khoảng thời gian từ 612-330 trước Công nguyên. Trước năm 1797, đồng xu của Anh được đúc bằng bạc.

Đối với giới sưu tầm tiền xu, nhiều yếu tố quyết định giá trị của đồng xu bạc bao gồm độ hiếm, nhu cầu, chất lượng và số lượng được đúc ban đầu. Các đồng xu bạc cổ được các nhà sưu tập thèm muốn bao gồm DenariusMiliarense, trong khi các đồng xu bạc được ưa chuận gần đây bao gồm Đô la MorganDollar Thương mại Tây Ban Nha.

Khác với những đồng xu bạc cổ dùng để sưu tầm, những đồng xu bằng bạc thỏi phổ biến được đúc hiện nay ở Mỹ, Úc, Canada, Trung Quốc... được sử dụng để dự trữ như là một tài sản. Bạc có ký hiệu tiền tệ quốc tế là XAG theo ISO 4217.

Nguồn gốc và sự phát triển ban đầu của xu bạc

sửa
 
Xu drachma bạc từ đảo Aegina, năm 404 trước công nguyên

Những đồng tiền sớm nhất trên thế giới được đúc ở vương quốc Lydia thuộc Tiểu Á, nay là Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng năm 600 trước Công nguyên.[1] Các đồng tiền của Lydia được làm bằng electrum, một hợp kim tự nhiên của vàngbạc, có sẵn trong lãnh thổ của Lydia.[1] Khái niệm tiền đúc, tức là những cục kim loại được đóng dấu có trọng lượng xác định, nhanh chóng lan rộng sang các vùng lân cận, chẳng hạn như Aegina, tiền xu chủ yếu được làm bằng bạc. Khi các thương nhân Hy Lạp giao dịch với các cộng đồng Hy Lạp (thuộc địa) trên khắp Biển Địa Trung Hải, khái niệm tiền đúc của Hy Lạp đã sớm lan rộng thông qua thương mại đến toàn bộ khu vực Địa Trung Hải. Những đồng bạc Hy Lạp ban đầu này được mệnh giá là stater hoặc drachmas và nhỏ hơn là obols.

Đồng thời với kỷ nguyên đúc tiền của Lydia và Hy Lạp, một hệ thống đúc tiền khác đã phát triển một cách độc lập tại Trung Quốc. Tuy nhiên, tiền xu của Trung Quốc có chất liệu bằng đồng.

Ở khu vực Địa Trung Hải, các đồng xu bằng đồng cũng được đúc, tồn tại bên cạnh các xu bằng bạc và các kim loại quý khác. Chúng đóng vai trò như là tiền lẻ, với mệnh giá thấp. Sự ra đời của những đồng xu bằng đồng rất hữu ích cho các giao dịch nhỏ.

Tiền xu của người Hy Lạp được phát hành bởi rất nhiều thành bang khác nhau, và mỗi đồng xu mang một dấu hiệu riêng, gắn với nơi xuất xứ của nó. Các hệ thống đúc tiền không hoàn toàn giống nhau từ nơi này sang nơi khác. Tuy nhiên, cái gọi là tiêu chuẩn Attic, tiêu chuẩn Corinthian, tiêu chuẩn Aiginetic và các tiêu chuẩn khác đã xác định trọng lượng của mỗi đồng xu. Những tiêu chuẩn này đã được sử dụng ở nhiều nơi trên khắp vùng Địa Trung Hải.

Vào thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, Vương quốc Macedonia đã thống trị Hy Lạp. Vị vua quyền lực nhất của họ, Alexandros Đại đế cuối cùng đã phát động một cuộc tấn công vào Vương quốc Ba Tư, đánh bại và chinh phục nó. Đế chế của Alexander tan rã sau khi ông qua đời vào năm 323 TCN, và khu vực phía Đông Địa Trung HảiTây Á (trước đây là lãnh thổ của Ba Tư) bị chia thành một số vương quốc, thay thế các thành bang của Hy Lạp. Tiền xu Hy Lạp lúc đó đã được phát hành bởi các vị vua, và các thành phố lớn cũng được đúc tiền, nhưng với số lượng hạn chế hơn trước. Các nhà cai trị Hy Lạp đã cho đúc tiền xu ở tận Ai CậpTrung Á. Tetradrachm (bốn drachm) là một loại tiền xu phổ biến trong khu vực. Kỷ nguyên này được gọi là hellenistic era.

Trong khi phần lớn các vương quốc Hy Lạp hoá đang được chuyển đổi thành các chế độ quân chủ, người La Mã đã mở rộng quyền kiểm soát của họ trên khắp Bán đảo Ý. Họ đã đúc những đồng tiền đầu tiên vào đầu thế kỷ thứ III TCN. Những đồng tiền cổ nhất - giống như những đồng xu khác trong khu vực - kích thước nhỏ và mỏng, bằng bạc kèm theo loại xu có mệnh giá nhỏ hơn bằng đồng. Sau đó, họ trở lại đồng denarius bạc làm đồng tiền chính, và nó vẫn giữ vị trí quan trọng cho đến khi nền kinh tế Đế quốc La Mã bắt đầu sụp đổ. Trong thế kỷ thứ III SCN, đồng xu antoninianus đã được đúc với số lượng lớn. Ban đầu chúng được đúc bằng "bạc" với hàm lượng bạc thấp, nhưng sau nhiều lần thay đổi tỷ lệ bạc, nó đã trở thành một loại xu bằng đồng.

Mặc dù nhiều khu vực do các quân chủ Hy Lạp cai trị đã được đặt dưới sự kiểm soát của Đế chế La Mã, nhưng điều này không dẫn đến một hệ thống tiền tệ thống nhất trên toàn khu vực Địa Trung Hải. Truyền thống đúc tiền địa phương ở các vùng phía Đông chiếm ưu thế, trong khi denarius thống trị các vùng phía Tây của đế chế. Đồng tiền địa phương của Hy Lạp được gọi là "Greek Imperial coin".

Ngoài người Hy Lạp và người La Mã, các dân tộc khác ở khu vực Địa Trung Hải cũng phát hành tiền xu, bao gồm người Phoenicia, người Carthage, người Do Thái, người Celt và các vùng khác nhau ở Bán đảo IberiaBán đảo Ả Rập.

Tại các khu vực phía Đông của Đế chế La Mã, trước đây thuộc quyền kiểm soát của người Hy Lạp Seleukos, người Parthia đã tạo ra một vương quốc ở Ba Tư. Người Parthia đã phát hành một loạt các loại xu bạc drach và tetradrachms tương đối ổn định. Sau khi người Parthia bị người Sassanian lật đổ vào năm 226 SCN, vương triều mới của Ba Tư đã bắt đầu đúc những xu bạc mới, đã trở thành một loại tiền chủ lực của đế chế cho đến khi người Ả Rập chinh phục lãnh thổ của họ vào thế kỷ thứ VII.

Đọc thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “The origins of coinage”. britishmuseum.org. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2015.