Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt
|
- Hãy xem các tiêu chuẩn của một bài viết tốt và phải chắc chắn rằng bài viết mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
- Đặt {{UCVBVT}} (viết tắt của Ứng cử viên bài viết tốt) vào đầu trang thảo luận của bài được đề cử.
- Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho bài viết và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
- Bên dưới dòng === {{thế:SUBPAGENAME}} ===, hãy viết rõ lý do đề cử bài viết và ký tên bằng dấu ~~~~. Nếu thấy bài viết đã từng được đề cử, hãy lưu lại nội dung cũ đó bằng cách di chuyển chúng tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ.
- Chép lại dòng:{{/tên bài được đề cử}}, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên, "tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử.
- Để đảm bảo chất lượng bài viết tốt, mỗi thành viên không được đề cử quá 2 bài trong cùng một tháng (dương lịch).[1]
- Nhằm thu hút mọi người tham gia và cho ý kiến, bạn có thể đến trang thảo luận của các thành viên và gửi thư mời bằng đoạn mã {{thế:Thư mời tham gia biểu quyết bài viết tốt|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:TMTGBQBVT|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:ctcb}} (viết tắt của Chúng tôi cần bạn, thư mời chung cho mọi biểu quyết thuộc không gian nội dung chất lượng).
Đồng ý | {{OK}} | Đồng ý |
Chưa đồng ý | {{OK?}} | Bài viết còn vấn đề |
Ý kiến | {{YK}} | Bình luận, ý kiến |
- Xin hãy đọc bài viết được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
- Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
- Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[2]
- Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 100 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày và có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[2] Không tính các sửa đổi ở không gian tên Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện, bạn được phép cho ý kiến.
- Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề bài viết (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
- Nếu bạn nhận thấy bài viết đủ điều kiện làm bài viết tốt, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã *{{Đồng ý}} kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào bài viết, hãy nói rõ điều đó.
- Nếu bạn thấy bài viết vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn bài viết tốt, hãy viết mã *{{Chưa đồng ý}} và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng bài viết chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu bài viết đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi <del>...</del>. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành *{{Đồng ý}} hoặc *{{Ý kiến}}.
- Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng *{{Ý kiến}}.
- Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[3]
- Một bài để được gắn sao Bài viết tốt thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
- Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ.
- Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
- Thời gian ứng cử đúng 30 ngày mới được gắn sao bài viết tốt.[4] (Đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[5]
- Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
- Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
- Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[6] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
- Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng bài viết đủ điều kiện để trở thành BVT, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
- Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử thành công.
- Thêm bản mẫu {{Sao bài viết tốt}} vào bài viết. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao bài viết tốt để biết cách điền các tham số.
- Xóa bản mẫu {{UCVBVT}} và thêm {{Bài viết tốt}} vào trang thảo luận của bài.
- Cập nhật thông tin tại danh sách bài viết tốt, cổng thông tin nội dung tốt và danh sách bài viết tốt chưa lên Trang Chính.
- Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "bài viết tốt" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng bài viết tốt sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
- Thông báo cho thành viên tham gia viết bài bằng cách chèn bản mẫu {{thế:WPBVT|Tên bài}} vào trang thảo luận của họ.
- Nếu các thành viên thấy bài viết chưa đủ điều kiện để trở thành bài viết tốt, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
- Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
- Xóa bản mẫu {{UCVBVT}} và thêm bản mẫu {{UCVBVTTB}} vào trang thảo luận của bài.
- ^ Thông qua tại Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc/biểu quyết
- ^ a b Thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG III (1)
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết.
- ^ Thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt.
- ^ Xem Wikipedia:Biểu quyết/Gia hạn thời gian biểu quyết tại nhóm bài viết chất lượng (BVT, BVCL, DSCL)
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG IV - (2)
Gợi ý
|
|
Đề cử hiện hành
- Nhận xét: Mộngmee là đĩa mở rộng đầu tiên của nữ ca sĩ người Việt Nam Amee thuộc thể loại nhạc pop Việt Nam, điện tử, R&B và hip hop. Đây là một bài do tôi tự viết hoàn toàn, khởi công từ lúc EP rục rịch ra mắt và hoàn tất từ lâu (chỉ đợi thông tin giải thưởng). Sau một thời gian theo dõi thì bài viết đã ổn định phần nào để ứng cử BVT, có thể Amee sẽ tiếp tục ra mắt thêm đĩa đơn cho EP này? Ghi chú: Các nguồn Facebook, YouTube trong bài đều sử dụng từ trang chính thức của Amee và Hãng đĩa thời đại (label phụ trách in CD cho EP), do không tìm được nguồn thứ cấp tốt hơn để thay thế.
- Người nhận xét: Squirrel (talk) 09:04, ngày 1 tháng 1 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Chưa đồng ý
Ý kiến
- Ý kiến @TheSquirrel1432: Trước tiên mình xin chúc bạn một năm mới bình an, hạnh phúc và dồi dào sức khỏe để hoàn thành những dự định sắp tới của bản thân một cách suôn sẻ 😊😊 Phần ghi chú đầu tiên Được quảng bá là một mini album theo mình thì hơi thừa bởi ngay từ chính định nghĩa ban đầu của nó cũng đã ghi rõ Extended play viết tắt là EP (hay còn gọi là mini album, đĩa mở rộng). Mình nghĩ bạn nên lược bỏ note này 🫡🫡 Hongkytran (thảo luận) 10:46, ngày 1 tháng 1 năm 2025 (UTC)
- @Hongkytran: Cảm ơn bạn và đã chỉnh sửa, hy vọng bạn góp ý tiếp. – Squirrel (talk) 11:11, ngày 1 tháng 1 năm 2025 (UTC)
- Nhận xét: Hitsugaya Tōshirō là một nhân vật phụ trong bộ anime/manga Bleach. Cậu là một người sở hữu thanh Hyōrinmaru - một trong những thanh kiếm zanpakutō đẹp nhất truyện. Ngoài ra cậu cũng đạt thứ hạng cao trong các cuộc bầu chọn nhân vật của Bleach nói riêng và anime nói chung. Đây là bài cuối trong loạt bài viết về các nhân vật trong Bleach. Mời cộng đồng đón đọc và nhận xét bài! Jimmy Blues ♪ 16:11, ngày 20 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Người nhận xét: Jimmy Blues ♪ 16:11, ngày 20 tháng 12 năm 2024 (UTC)
Đồng ý
- Đồng ý Như trên. Mong các bạn nhiệt tình góp ý cho bài vào đầu năm sau hơn. Jimmy Blues ♪ 01:49, ngày 30 tháng 12 năm 2024 (UTC)
Chưa đồng ý
Ý kiến
- Ý kiến @Mintu Martin: Nhờ bạn đổi hướng Tōshirō Hitsugaya đến bài viết này nhé! Hongkytran (thảo luận) 10:57, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Thực ra cũng chả cần thiết đâu, tên người Nhật lúc nào cũng bị đảo ngược trong tiếng Anh. Mà đã dịch bài sang tiếng Việt thì luôn ưu tiên sử dụng tên gốc của người bản địa, chỉ trừ tên người TQ thì nên chuyển sang Hán-Việt cho dễ hiểu. – Jimmy Blues ♪ 11:21, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @Mintu Martin: Theo mình thì vẫn nên đổi hướng. Hayao Miyazaki, Ichigo Kurosaki, Makoto Shinkai v.v. nhiều "tên người Nhật lúc nào cũng bị đảo ngược trong tiếng Anh" đều đổi hướng mà, sao case này lại không được nhỉ🫡 Hongkytran (thảo luận) 12:24, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Đổi hướng là nên, vì dù muốn dù không thì trong các tài liệu tiếng Việt ngoài Wikipedia, họ cũng đang dùng theo thứ tự của tiếng Anh (tên trước họ sau). Chúng ta buộc phải phản ánh cả điều này nhằm đáp ứng nhu cầu tra cứu của độc giả. Độc giả có thể không tìm được bài này nếu họ gõ theo thứ tự tên trước họ sau. minhhuy (thảo luận) 12:30, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Xong Đã làm theo lời của BQV Minh Huy và @Hongkytran – Jimmy Blues ♪ 14:02, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Đổi hướng là nên, vì dù muốn dù không thì trong các tài liệu tiếng Việt ngoài Wikipedia, họ cũng đang dùng theo thứ tự của tiếng Anh (tên trước họ sau). Chúng ta buộc phải phản ánh cả điều này nhằm đáp ứng nhu cầu tra cứu của độc giả. Độc giả có thể không tìm được bài này nếu họ gõ theo thứ tự tên trước họ sau. minhhuy (thảo luận) 12:30, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @Mintu Martin: Theo mình thì vẫn nên đổi hướng. Hayao Miyazaki, Ichigo Kurosaki, Makoto Shinkai v.v. nhiều "tên người Nhật lúc nào cũng bị đảo ngược trong tiếng Anh" đều đổi hướng mà, sao case này lại không được nhỉ🫡 Hongkytran (thảo luận) 12:24, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Nhận xét: Luật quốc tịch Philippines là các quy định về quốc tịch Philippines. Bài viết cũng đề cập đến lịch sử luật quốc tịch của Philippines. Bài viết được dịch từ BVT bên Wikipedia tiếng Anh.
- Người nhận xét: Dotruonggiahy12 (thảo luận) 17:12, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)
Đồng ý
Chưa đồng ý
Chưa đồng ý@Dotruonggiahy12: Bài còn nhiều vấn đề về dịch thuật và các vấn đề khác, như các thành viên đã nêu bên dưới. Jimmy Blues ♪ 10:02, ngày 24 tháng 12 năm 2024 (UTC)- Mong bạn cho ý kiến về những phần cụ thể cần chỉnh thêm. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 13:26, ngày 24 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Tạm gạch phiếu, bạn @Dotruonggiahy12 nên rà kĩ bài thêm vài lượt nữa để kịp thời phát hiện và sửa chữa các lỗi dịch thuật trong bài (nếu có). – Jimmy Blues ♪ 13:53, ngày 24 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Mong bạn cho ý kiến về những phần cụ thể cần chỉnh thêm. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 13:26, ngày 24 tháng 12 năm 2024 (UTC)
Ý kiến
- Ý kiến :
- Website chính thức trong bài không khả dụng, khác website chính thức trong kho dữ liệu wikidata
- Phần Quốc tịch Hoa Kỳ
- Nhiều câu đang dịch khá máy móc, vd Philippines được coi là một lãnh thổ của Hoa Kỳ, nơi Hiến pháp Hoa Kỳ không được áp dụng đầy đủ.
- Nội dung không rõ, đọc vào thấy mâu thuẫn. Đoạn trên thì là Công dân Philippines có quốc tịch Hoa Kỳ nhưng..., đoạn dưới thì lại là Công dân Philippines sinh sống tại Hoa Kỳ không được nhập tịch Hoa Kỳ trừ phi. Thế nghĩa là công dân Phill có quốc tịch Hoa Kỳ trừ khi sinh sống tại Hoa Kỳ??
- Đoạn đầu tiên cũng không nói rõ thông tin này là trong bối cảnh nào, người đọc sẽ mặc định đây là fact hiện tại, trong khi đoạn ngay dưới đã phủ định lại điều này
- Câu cuối cùng quá dài, đọc cực kỳ khó hiểu
- Tương tự phần trên, câu Philippines từng là lãnh thổ của Hoa Kỳ và công dân Philippines có quốc tịch Hoa Kỳ cũng không rõ nghĩa. Tôi đọc vào thì câu này mang nghĩa "Philippines từng là lãnh thổ của Hoa Kỳ" nên cho đến này "công dân Philippines được có thêm quốc tịch Hoa Kỳ" ༒ Nhac Ny ༒ Talk to me ♥ 08:03, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Xong Mình đã sửa lại cách dịch những câu trên, mong bạn tiếp tục cho ý kiến. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 12:18, ngày 24 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Ý kiến : mình mới lượn qua 1 sửa đổi. bài cần chỉnh thêm để có thể hiểu được - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 08:40, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Mong bạn cho ý kiến về những phần cụ thể cần chỉnh thêm. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 12:43, ngày 24 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Ý kiến Tôi chưa đọc bài này kỹ nhưng chỉ cần đọc lướt qua cũng đủ để nhận ra rằng bài này dịch rất thô, có nhiều câu dịch thô và cả những câu mà đọc xong tôi vẫn chưa hiểu là mình vừa đọc cái gì, ví dụ như:
- Sau khi Philippines được trao độc lập vào năm 1946, người Philippines nhập cư vào Hoa Kỳ khi Philippines là một lãnh thổ của Hoa Kỳ mất quốc tịch Hoa Kỳ nhưng vẫn được ở lại Hoa Kỳ vì đã nhập cảnh vào Hoa Kỳ từ một lãnh thổ của Hoa Kỳ?!? (Câu cuối phần Quốc tịch Hoa Kỳ). Câu này tôi đề xuất sửa lại là "Trước khi Philippines giành độc lập vào năm 1946, vào thời điểm Philippines vẫn là một lãnh thổ của Hoa Kỳ, người dân mất quốc tịch Hoa Kỳ nhưng vẫn được phép cư trú tại Hoa Kỳ vì đã nhập cảnh từ một lãnh thổ của Hoa Kỳ." (hy vọng tôi không hiểu sai ý của câu, bởi nó đọc cực kỳ lủng củng).
- Philippines được coi là một lãnh thổ của Hoa Kỳ, nơi Hiến pháp Hoa Kỳ không được áp dụng đầy đủ. Câu này tôi đề xuất sửa lại là "Philippines được xem như một lãnh thổ của Hoa Kỳ, nơi mà Hiến pháp Hoa Kỳ không được thực thi đầy đủ.".
Còn chưa tính đến chuyện bản dịch của bạn đã đúng chưa đâu. Tôi chỉ đề xuất viết lại thôi. 936001 WikipediaeTalk 05:29, ngày 24 tháng 12 năm 2024 (UTC)- Có thể sửa để bỏ cấu trúc "nơi mà" của ngữ pháp tiếng Anh đi thành: "Hiến pháp Hoa Kỳ không được thực thi đầy đủ tại Philippines dù nó được coi là một lãnh thổ của nước này." minhhuy (thảo luận) 05:36, ngày 24 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Xong Mình đã sửa lại cách dịch những câu trên, mong bạn tiếp tục cho ý kiến. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 12:20, ngày 24 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Nhận xét: Hoài Nam tử là một tác phẩm tổng hợp nhiều chủ đề, từ thần thoại đến chính trị, triết học, thiên văn học. Bài viết được dịch từ BVT bên zhwp và có bổ sung thêm hình ảnh để trông bắt mắt hơn.
- Người nhận xét: Leeaan (thảo luận) 10:03, ngày 16 tháng 12 năm 2024 (UTC)
Đồng ý
Chưa đồng ý
Ý kiến
- Ý kiến
Tại Việt Nam, nhà Hán học Nguyễn Tôn Nhan đã biến [sic] dịch toàn bộ Hoài Nam tử sang tiếng Việt và kèm theo các chú giải.
- Nên bỏ cụm Tại Việt Nam. Bản dịch này là "bản dịch tiếng Việt", không phải "bản dịch Việt Nam", bất kể nơi xuất bản và lưu hành.
- Danh tl 02:26, ngày 20 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Ở Việt Nam là đúng rồi. Sự việc xảy ra ở VN chẳng lẽ đi nói ở Mỹ? Ví dụ: ở VN, bản dịch của XYZ được xuất bản. Nếu bản dịch của XYZ được xuất bản ở VN thì câu này là fact. Chẳng lẽ người đọc không được quyền biết nơi xuất bản? Wikipedia:WPTVKPVN -> cái này có nghĩa là Wikipedia Vi không phải chỉ để phục vụ cho VN mà nó phục vụ cho tất cả người biết tiếng Việt trên toàn thế giới. Hàm ý 2 là Wikipedia Vi không chịu sự quản lý của chính quyền VN. Trước đây, nhiều người từng lầm tưởng là Wikipedia Vi bị chính quyền VN kiểm duyệt thông tin. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:27, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Tôi nghĩ với ý của Danh thì trong câu này, trạng ngữ "trong bản dịch tiếng Việt" chứ không nên là "tại Việt Nam" ༒ Nhac Ny ༒ Talk to me ♥ 07:48, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Tôi đã hiểu ý của bạn Danh. Tuy nhiên, quan điểm tôi đã nêu. Tôi không thấy bất cứ vấn đề gì khi cung cấp thông tin quốc gia xuất bản sách trong bài. "Tại Việt Nam" có nghĩa là sách này được xuất bản tại VN. Một số sách tiếng Việt được xuất bản ở nước ngoài nên thông tin quốc gia xuất bản tôi nghĩ là cần thiết, mặc dù bạn Danh có thể thấy là thừa thãi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:59, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Tôi nghĩ với ý của Danh thì trong câu này, trạng ngữ "trong bản dịch tiếng Việt" chứ không nên là "tại Việt Nam" ༒ Nhac Ny ༒ Talk to me ♥ 07:48, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Viết "Tại Việt Nam" tôi nghĩ là không vấn đề mấy (dù tôi soạn ra cái bài luận kia), vì suy cho cùng cũng chỉ là cách diễn đạt xuôi hay ngược của "tiếng Việt tại XXX" hay "XXX bằng tiếng Việt", việc này có thể linh hoạt. Việc nhấn mạnh vụ NOTVN có ý ám chỉ đến việc xem chuyện phải đề cập đến Việt Nam là một lẻ hiển nhiên (đơn cử như, nước này lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày nào), hay mặc định rằng ai cũng biết đó là Việt Nam (như giới thiệu ai đó là người tỉnh nào nhưng không kèm quốc gia chứa cái tỉnh đó), còn nếu đã dính đến ngôn ngữ thế này thì tôi nghĩ có thể nhận định thoáng hơn. Ngay cả enwp đôi khi cũng diễn đạt kiểu "tại Hoa Kỳ" chứ không mào đầu bằng "tiếng Anh tại Hoa Kỳ", dù ở vị trí của họ, đáng ra họ phải cẩn thận hơn thế. Chúng ta thì du di hơn do thực chất là tiếng Việt chỉ chủ yếu dùng tại Việt Nam. minhhuy (thảo luận) 16:12, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- User:Trần Nguyễn Minh Huy "XXX bằng tiếng Việt" thì thiếu thông tin địa điểm xuất bản rồi. Thông tin này có thể là cần thiết. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:13, ngày 22 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Ý của bạn là không nên mặc định rằng ai cũng biết đó là Việt Nam? Nếu viết người đó là người tỉnh nào thì phải đi kèm với quốc gia nữa. Ví dụ, ông A sinh ở tỉnh X, Việt Nam. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:19, ngày 22 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @Nguyentrongphu "XXX bằng tiếng Việt" ý tôi là "Tại Việt Nam bằng tiếng Việt". Tôi dùng XXX để ám chỉ Việt Nam nằm trước hay nằm sau cũng thế.
Và đúng, ý tôi là không nên mặc định "chị A sinh ở Cà Mau" (câu mở đầu của bài) thì độc giả khác tự khắc biết Cà Mau thuộc Việt Nam (với chúng ta thì ai cũng biết, nhưng nó thiếu chuyên nghiệp với một bách khoa toàn thư luôn tự nhận là có tính bao trùm và khách quan như Wikipedia). minhhuy (thảo luận) 10:24, ngày 22 tháng 12 năm 2024 (UTC)- User:Trần Nguyễn Minh Huy Hình như bạn và tôi đang nói về 2 phạm trù khác nhau. Ý của tôi là quốc gia xuất bản là thông tin cần thiết cho độc giả. Bạn hình như đang nói về bài liên quan tới ngôn ngữ học. Ví dụ, trong bài viết tiếng Việt thì không nên viết là "tiếng Việt ở Việt Nam" (cài này là rõ ràng) vì tiếng Việt có thể được dùng khắp nơi trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Tiếng Việt vẫn được sử dụng ở Hoa Kỳ, châu Âu và những nước có người Việt sinh sống, mặc dù Việt Nam có đông người nói tiếng Việt nhất. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:05, ngày 23 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @Nguyentrongphu Tôi cảm thấy(?) tôi và bạn hướng đến cùng một ý định trong trường hợp này, nhưng cách diễn đạt của chúng ta khác nhau và mối quan tâm cũng khác nhau. Để làm cho rõ hơn thì:
Tôi thấy câuTại Việt Nam, nhà Hán học Nguyễn Tôn Nhan đã biên dịch toàn bộ Hoài Nam tử sang tiếng Việt và kèm theo các chú giải.
là đủ hợp lý, không cần thiết sửa nhiều, tuy nhiên nếu sửa để loại bỏ chữ "Việt Nam" đi thì tôi cũng không thấy vấn đề (điều mà có vẻ bạn phản đối). Tức là nếu chỉ viếtNhà Hán học Nguyễn Tôn Nhan đã biên dịch toàn bộ Hoài Nam tử sang tiếng Việt và kèm theo các chú giải.
thì nó cũng bảo toàn những thông tin cần thiết trong ngữ cảnh này. Giả sử trong một bài viết khác, giới thiệu một tác phẩm nào đó, và tôi viết câu "Tác phẩm sau đó được Mizusawa Hikari dịch sang tiếng Nhật vào năm 1980." và tôi quyết định dừng ở đó thôi chứ không ghi ra cụ thể "rồi phát hành ở Nhật Bản vào năm 1980", thì đó cũng là một lựa chọn của người biên tập (tất nhiên người dùng khác thích làm cho rõ hơn thì cũng không vấn đề gì). Chung quy ý tôi là việc này không mang tính bắt buộc nhiều, việc yêu cầu ghi rõ quốc gia là chính đáng, nhưng mặt khác để như vậy cũng không phải là một sự thiếu sót, có thể nhượng bộ nhau được. Trừ trường hợp trong phần nội dung bài (hay mở đầu cũng được) có định hướng sẽ mô tả nhiều hơn đến bản dịch tiếng Việt, thì đúng là cần đề cập cụ thể cuốn sách phát hành ở nước nào cho nó đầy đủ và chuyên nghiệp, tức là tập trung rõ nét vào bản dịch tiếng Việt này. Còn ở trường hợp Hoài Nam tử, người viết chỉ đề cập vỏn vẹn một câu duy nhất rất ngắn gọn về bản dịch tiếng Việt, thì có thể đoán ý đồ của người viết chỉ là muốn nhắc sơ qua đến thực tế là có tồn tại một bản dịch tiếng Việt như thế chứ không tập trung khai thác nó, thì ghi rõ nơi xuất bản là một tùy chọn, có cũng được (như hiện tại) mà không cũng không sao.
Tuy vậy nếu người viết định viết thêm những ý khác về bản dịch tiếng Việt này như tôi đề xuất ở dưới, thì khi đó như đã nói, cần có thông tin cụ thể hơn nó xuất bản tại đâu, và câu trên vì thế càng nên giữ nguyên. minhhuy (thảo luận) 05:51, ngày 23 tháng 12 năm 2024 (UTC) - Điển hình hơn, bạn thấy đó, ngay ở câu trước câu này, người viết có ghi
Sang thế kỷ 20, Hoài Nam tử đã được dịch đầy đủ sang tiếng Anh và tiếng Nhật, cùng các bản dịch trích đoạn bằng tiếng Pháp và tiếng Đức.
, đều là đề cập đến việc có tồn tại những bản dịch bằng các ngôn ngữ như thế, chứ đâu có chú trọng nhiều đến tình hình xuất bản mà phải ghi rõ mấy bản dịch này xuất bản ở đâu. Cũng có thể mấy cuốn sách này dịch sang tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật nhưng không phát hành ở Pháp, Đức, Nhật mà. Nên tôi nói trọng tâm truyền đạt ở đây không phải là tình hình xuất bản, mà chỉ là một sự đề cập đơn giản cho các bản dịch như thế, không bắt buộc phải ghi rõ quá nhiều bối cảnh liên quan. minhhuy (thảo luận) 06:23, ngày 23 tháng 12 năm 2024 (UTC)- User:Trần Nguyễn Minh Huy Nói ngắn gọn là áp dụng Wikipedia:WPTVKPVN ở trường hợp này có vẻ là lạc đề như Băng Tỏa đã nói ở trang thảo luận của bạn. Tôi đồng tình là tác giả có quyền ghi "tại Việt Nam" hay không (đó là quyền của tác giả bài viết). Tôi cũng đồng tình là nếu thông tin là tiểu tiết thì thông tin quốc gia xuất bản là không quan trọng (có cũng được, không có cũng chả sao). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:01, ngày 23 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @Nguyentrongphu Tôi cảm thấy(?) tôi và bạn hướng đến cùng một ý định trong trường hợp này, nhưng cách diễn đạt của chúng ta khác nhau và mối quan tâm cũng khác nhau. Để làm cho rõ hơn thì:
- User:Trần Nguyễn Minh Huy Hình như bạn và tôi đang nói về 2 phạm trù khác nhau. Ý của tôi là quốc gia xuất bản là thông tin cần thiết cho độc giả. Bạn hình như đang nói về bài liên quan tới ngôn ngữ học. Ví dụ, trong bài viết tiếng Việt thì không nên viết là "tiếng Việt ở Việt Nam" (cài này là rõ ràng) vì tiếng Việt có thể được dùng khắp nơi trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Tiếng Việt vẫn được sử dụng ở Hoa Kỳ, châu Âu và những nước có người Việt sinh sống, mặc dù Việt Nam có đông người nói tiếng Việt nhất. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:05, ngày 23 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @Nguyentrongphu "XXX bằng tiếng Việt" ý tôi là "Tại Việt Nam bằng tiếng Việt". Tôi dùng XXX để ám chỉ Việt Nam nằm trước hay nằm sau cũng thế.
- Ở Việt Nam là đúng rồi. Sự việc xảy ra ở VN chẳng lẽ đi nói ở Mỹ? Ví dụ: ở VN, bản dịch của XYZ được xuất bản. Nếu bản dịch của XYZ được xuất bản ở VN thì câu này là fact. Chẳng lẽ người đọc không được quyền biết nơi xuất bản? Wikipedia:WPTVKPVN -> cái này có nghĩa là Wikipedia Vi không phải chỉ để phục vụ cho VN mà nó phục vụ cho tất cả người biết tiếng Việt trên toàn thế giới. Hàm ý 2 là Wikipedia Vi không chịu sự quản lý của chính quyền VN. Trước đây, nhiều người từng lầm tưởng là Wikipedia Vi bị chính quyền VN kiểm duyệt thông tin. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:27, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Xét toàn đoạn:
Vào thời Đông Hán, hai nhà chú giải nổi tiếng nhất về Hoài Nam tử là Hứa Thận và Cao Dụ. Những chú giải này đã góp phần quan trọng trong việc làm rõ nội dung phức tạp của tác phẩm. Đến thời nhà Minh, Hoài Nam tử được đưa vào Chính thống đạo tạng, một bộ sưu tập kinh điển lớn của Đạo giáo. Sang thế kỷ 20, Hoài Nam tử đã được dịch đầy đủ sang tiếng Anh và tiếng Nhật, cùng các bản dịch trích đoạn bằng tiếng Pháp và tiếng Đức. Tại Việt Nam, nhà Hán học Nguyễn Tôn Nhan đã biên dịch toàn bộ Hoài Nam tử sang tiếng Việt và kèm theo các chú giải.
- Tôi thấy cụm Tại Việt Nam thừa vì nó tạo một điểm nhấn không cần thiết trong một đoạn tóm lược đáng lẽ chỉ tập trung vào các bản dịch và ngôn ngữ. Điểm nhấn này nhắc đến Việt Nam, nhưng trong ngữ cảnh nói trên, việc bản dịch được xuất bản tại Việt Nam không phải là thông tin gì quan trọng cả. Tên người dịch thì có, nhưng nơi xuất bản thì không.
Editors should avoid lengthy paragraphs and overly specific descriptions – greater detail is saved for the body of the article.
— en:MOS:INTRO- Danh tl 09:19, ngày 25 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @NguoiDungKhongDinhDanh Tôi đã giản lược đoạn lead rồi. – Leeaan (thảo luận) 23:35, ngày 26 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Ý kiến Thông tin về bản dịch tiếng Việt quá ít, và nó cũng không có nguồn. --minhhuy (thảo luận) 16:14, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @Trần Nguyễn Minh Huy Tôi sẽ bổ sung thêm thông tin về các bản dịch sang tiếng nước ngoài – Leeaan (thảo luận) 15:54, ngày 23 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Ý kiến "tân khách", "phương sĩ", mới đầu đọc không hiểu mấy từ này, có cần thêm link qua Wiktionary? Từ "phương sĩ" còn không có bên đó. Dang (thảo luận) 09:43, ngày 26 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @Plantaest Tôi đọc Sử ký bản tiếng Việt thấy dịch giả cũng dùng mấy từ này nên tưởng chúng cũng phổ biến. Vậy thì bạn thấy nên link Wiktionary hay là viết ghi chú ở dưới? – Leeaan (thảo luận) 13:07, ngày 26 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @Leeaan: Tìm thử "tân khách" và "phương sĩ" thì sơ bộ dùng nhiều ở các bài liên quan Trung Hoa, không thấy ở các bài thông thường. Theo tôi là có thể tự ghi chú cho hợp ngữ cảnh. Dang (thảo luận) 14:45, ngày 26 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Dang, Leeaan Giống với Wikipedia thì Wiktionary cũng là "work in progress". Chữ nào còn thiếu thì các bạn có thể bổ sung bên Wiktionary cho Wiktionary càng ngày càng hoàn chỉnh hơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:52, ngày 26 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @Leeaan: Tìm thử "tân khách" và "phương sĩ" thì sơ bộ dùng nhiều ở các bài liên quan Trung Hoa, không thấy ở các bài thông thường. Theo tôi là có thể tự ghi chú cho hợp ngữ cảnh. Dang (thảo luận) 14:45, ngày 26 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @Plantaest Tôi đọc Sử ký bản tiếng Việt thấy dịch giả cũng dùng mấy từ này nên tưởng chúng cũng phổ biến. Vậy thì bạn thấy nên link Wiktionary hay là viết ghi chú ở dưới? – Leeaan (thảo luận) 13:07, ngày 26 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Nhận xét: Frédéric Chopin có lẽ là một nhà soạn nhạc không hề xa lạ với nhiều người. Mặc dù chỉ sáng tác những tác phẩm ngắn cho dương cầm, nhưng những tác phẩm của ông đã để lại nhiều ấn tượng với người nghe, và đã truyền cảm hứng cho những nhà soạn nhạc về sau như Debussy, Scriabin hay là Karol Szymanowski. Bài viết được dịch từ BVCL bên wikipedia tiếng Anh và mình hiện đang ứng cử BVT để soát lỗi trước khi đưa lên ứng cử BVCL đầu tiên của mình. Mong nhận được đánh giá từ mọi người.
- Người nhận xét: ChopinTheChemistTrò chuyện 18:23, ngày 15 tháng 12 năm 2024 (UTC)
Đồng ý
Chưa đồng ý
Ý kiến
Bình luận:Số trang trong nguồn tiếng Việt (Walker, 2022, Fryderyk Chopin, cuộc đời và thời đại) đã được căn chỉnh phù hợp.ChopinTheChemistTrò chuyện 18:23, ngày 15 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Ý kiến Tên địa danh nên dùng tên bản địa thay vì tên tiếng Anh (Warsaw → Warszawa). Tôi mới đọc lướt qua một đoạn, nhưng một số chỗ vẫn khá khó hiểu, ví dụ: "Những lá thư của ông từ Szafarnia về nhà (mà ông đặt tên là "The Szafarnia Courier"), được viết bằng tiếng Ba Lan rất hiện đại và sống động, đã làm gia đình ông thích thú với việc nhại lại các tờ báo Warsaw của họ và thể hiện tài năng văn chương của cậu bé." Như vậy thì cụm từ "của họ" ở đây để chỉ ai? Ai là người nhại lại văn phong của giới báo chí Warszawa? Chopin hay gia đình? --Leeaan (thảo luận) 10:24, ngày 16 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Đã sửa đoạn văn trong ví dụ và nhiều đoạn văn khác. – ChopinTheChemistTrò chuyện 16:09, ngày 20 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Ý kiến @ChopinChemist: Caption ảnh “Mặt nạ thần chết” của Chopin bạn nên đổi thành Mặt nạ tử thần của Chopin, dựa theo bài báo tiếng Việt này. Bạn cũng nên rà soát lại văn phong toàn bài nha, nhiều chỗ còn lủng củng lắm 😊😊😊 Hongkytran (thảo luận) 11:09, ngày 16 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @Hongkytran mình đã sửa caption ảnh và nhiều đoạn văn trong bài viết. Mong bạn tiếp tục xem xét. – ChopinTheChemistTrò chuyện 16:35, ngày 20 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Nhận xét: Rubidi là kim loại kiềm thứ tư trong bảng tuần hoàn(sau lithi, natri và kali). Kim loại này có ít ứng dụng thực tiễn do độ phản ứng cao của nó, dẫn đến việc bảo quản tốn kém. Bài viết này là một trong những bài viết thuộc chủ điểm kim loại kiềm mà mình phấn đấu đưa vào chủ điểm tốt. Bài viết được dịch từ wikipedia tiếng Anh và đã có một số chỉnh sửa ở cả hai trang. Mong nhận được đánh giá từ mọi người!
- Người nhận xét: ChopinTheChemistTrò chuyện 23:05, ngày 13 tháng 12 năm 2024 (UTC)
Đồng ý
Chưa đồng ý
Ý kiến
- Ý kiến @ChopinChemist: Ngoài có liên quan tới các thuận ngữ và ký hiệu khoa học thì mong bạn thay hết - thành – nha 🫡 Hongkytran (thảo luận) 14:45, ngày 14 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Xong đã thêm ở một số đoạn ngoài tên đồng vị – ChopinTheChemistTrò chuyện 17:19, ngày 14 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @ChopinChemist: Bạn bỏ in đậm – đi! Hongkytran (thảo luận) 01:28, ngày 15 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Nhận xét: Những ai có theo dói bóng đá Việt Nam đầu thập niên 2000 hẳn sẽ biết đến trận đấu này. Đây là trận đấu cuối cùng trong mùa giải 2003 của hai đội bóng Nam Định và Hoàng Anh Gia Lai, với tâm điểm chính là hình ảnh các khán giả chủ nhà ngồi chật kín bốn khán đài sân vận động, tràn xuống sát sân thi đấu và thậm chí là trên các giàn giáo xây dựng, dù sân bóng lúc này vẫn chưa hoàn thiện. Từ đó đến nay, cứ mỗi vài năm lại xuất hiện những trận đấu chật kín người tại sân chơi bóng đá cao nhất của quốc gia và tạo nên những hiện tượng tiêu biểu cho bóng đá nước nhà.
- Từ trước đến nay, mỗi khi nói về V.League, người ta thường nhắc đến những hình ảnh tiêu cực và luôn có cái nhìn không mấy thiện cảm, bằng chứng là hai bài viết trước đó về hai trận đấu trên viwiki đều gắn với những sự việc có phần tai tiếng, thậm chí là xấu xí. Thông qua bài viết này, tôi hy vọng sẽ giúp cho người đọc có một cái nhìn tích cực hơn về giải đấu, và cũng là để khép lại một năm 2024 buồn nhiều hơn vui của bóng đá nước nhà.
- P/s: Với gần một năm chuẩn bị và không ít lần gián đoạn vì viết dang dở, đến nay bài viết đã tương đối hoàn chỉnh và đây cũng là bài viết đầu tiên tôi tự biên soạn và tự mang ra ứng cử. Rất mong nhận được sự góp ý nhiệt tình từ tất cả mọi người.
- Người nhận xét: Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 16:51, ngày 5 tháng 12 năm 2024 (UTC)
Đồng ý
Chưa đồng ý
- Chưa đồng ý Tuy tinh thần đề cử bài tự viết của bạn @HuyNome42: là rất đáng khích lệ, song bài vẫn còn nhiều điểm cần giải quyết như đã nêu ở phần ý kiến của tôi và nhiều bạn bên dưới. Jimmy Blues ♪ 15:26, ngày 23 tháng 12 năm 2024 (UTC)
Ý kiến
- Ý kiến @HuyNome42: Mong bạn xóa hết tất cả liên kết xanh ngày, tháng, năm ở bài viết này nhé! Hongkytran (thảo luận) 14:52, ngày 6 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Xong, mời bạn @Hongkytran: tiếp tục cho ý kiến. Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 15:12, ngày 6 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- Ý kiến @HuyNome42:Một số ý kiến để cải thiện bài viết:
- "Đội bóng phố Núi" có phải đội bóng riêng biệt không? Nếu có thì nên thêm một đoạn để giải thích
- Hai đoạn văn cuối trong phần Kết quả (từ:
Hai ngày sau khi trận đấu kết thúc...
đến hết) nên đưa xuống phầnSau trận đấu (xử phạt sau 2 ngày, và phần "Kết quả" nên tập trung vào kết quả ngay lập tức của trận đấu). Đề xuất cho tiêu đề: "Sự cố "vỡ sân". - Phần mở đầu có đoạn:
"trận đấu nguy hiểm nhất lịch sử V.League"
nhưng trong bài có vẻ không đề cập đến bình luận này. Bạn có thể thêm vào phần "sự cố vỡ sân" như mình đã nêu ở trên - Nên xóa phần
Các sự cố "vỡ sân" tương tự
do không quá liên quan đến bài viết, và bài viết nên tập trung vào trận đấu ND-HAGL. Bạn có thể tạo bài viết riêng cho các sự kiện này dưới dạng danh sách. - Thay phần Chi tiết bằng Kết quả chung cuộc
- Mong bạn sớm phản hồi, và nhớ ping tên của mình để mình tiếp tục đánh giá (hoặc nếu bạn có câu hỏi) ChopinTheChemistTrò chuyện 01:08, ngày 14 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @ChopinChemist: Xin lỗi bạn nay tôi mới có thời gian để trả lời, tôi xin phản hồi như sau:
- 1. "Đội bóng phố Núi" là biệt danh của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai. Tương tự, "đội bóng thành Nam" là biệt danh của câu lạc bộ Nam Định. Tôi đã bổ sung phần chú thích theo ý kiến của bạn.
- 2, 3. Đã giải quyết theo ý kiến của bạn.
- 4. Tôi đã thu gọn phần này bằng cách lược bớt một số ý không quan trọng, hy vọng có thể phần nào thỏa mãn mong muốn của bạn. Còn việc tách ra thành danh sách riêng thì theo tôi là không hợp lý ở thời điểm này.
- 5. Tên đề mục như trong bài viết tôi thấy ổn, vì thế nên tôi xin phép không chỉnh sửa phần này.
- Rất mong bạn tiếp tục đưa ra thêm ý kiến. Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 10:56, ngày 20 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @HuyNome42 Cảm ơn bạn đã lắng nghe và đóng góp. Về phần
trận đấu nguy hiểm nhất lịch sử V.League
thì bạn có tìm được thêm nguồn ủng hộ quan điểm này không? Xem WP:TANGBOC. Sau khi suy nghĩ về phần "đội bóng phố Núi" thì mình nghĩ là bạn nên đề cập đội bóng bằng tên thật của đội(do biệt danh chỉ xuất hiện một vài lần, và thường các đội bóng thường được miêu tả theo tên trên báo). Thay vì để là "Đội bóng phố Núi" thì để là "đội bóng Hoàng Anh Gia Lai" và làm tuơng tự với "đội bóng thành Nam". - Sở dĩ mình muốn bạn loại phần
Các sự cố "vỡ sân" tương tự
là do trong tiêu chí 3a của BVT, bài viết cần phải tập trung vào chủ đề. Bài viết Nam Định-Hoàng Anh Gia Lai nên tập trung vào trận bóng giữa Nam Định và Hoàng Anh Gia Lai. Các sự cố "vỡ sân" về sau thì nên đề cập trong các bài viết có các trận đấu đó (hoặc là một bài về mùa giải). Một bài mẫu mà bạn có thể xem là Đồng Nai 8–0 Thanh Hóa. Mong những bạn chuyên viết về bóng đá có thể thảo luận thêm ở đây. – ChopinTheChemistTrò chuyện 20:13, ngày 20 tháng 12 năm 2024 (UTC)- @ChopinChemist: Có một nguồn khác từ báo Lao Động cũng gọi đây là "trận đấu nguy hiểm bậc nhất lịch sử V.League", có điều tôi chưa đưa xuống dưới bài viết. Còn phần các sự cố tương tự tôi vẫn đang nghiên cứu xem có thể lược bớt được nữa hay không, bởi phần này tôi đang muốn viết về tác động của các trận đấu kiểu này tới hình ảnh của giải đấu. Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 03:28, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @HuyNome42 Tôi tán thành với bạn Chopin về việc bỏ mục "Các sự cố vỡ sân tương tự", tránh đi sâu vào tiểu tiết làm lạc chủ đề chính của bài là trận Nam Định - HAGL (2003). Ngoài ra tôi đề xuất đổi tên mục "Sau trận đấu" thành "Dư âm", và đang đặt dấu hỏi về mục "Các cuộc đấu đáng chú ý giữa Nam Định – Hoàng Anh Gia Lai". Thứ nhất, HAGL và Nam Định dĩ nhiên không cùng thành phố nên cũng chẳng phải đối thủ của một trận derby. Thứ hai, liệu hai đội này có thường xuyên thống trị tốp đầu và cạnh tranh chức vô địch V-League suốt nhiều mùa bóng liền, như Arsenal và MU đã làm ở NHA những năm 2000 không. Nếu cả hai điều kiện này đều không thỏa mãn, mà chỉ có chi tiết đông người đến xem trận này, thì tôi cho rằng không cần giữ mục "Các cuộc đấu..." trong bài.. – Jimmy Blues ♪ 15:50, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @ChopinChemist:, @Mintu Martin: Tôi đã thu gọn lại phần cuối theo ý kiến của hai bạn. Nếu các bạn có góp ý về văn phong, trình bày hoặc các vấn đề khác xin hãy tiếp tục. Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 16:45, ngày 24 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @HuyNome42 Mục "Kết quả" và "Sau trận đấu" có nhiều ý tương đồng, nên gộp hai mục này làm một, và cần rút gọn thêm một chút xíu nữa. Mục sau khi rút gọn chỉ cần khoảng 4-5 đoạn để cân đối với bài. – Jimmy Blues ♪ 06:14, ngày 25 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @Mintu Martin: Hai phần này tôi đang tách ra riêng theo ý số 2 của bạn ChopinChemist ở trên. Ngoài điểm nối là HAGL sắp đá giải ĐNA thì tôi chưa thấy điểm tương đồng nào khác. Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 12:45, ngày 25 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @HuyNome42 Bạn Chopin có góp ý là điều tốt cho bài của bạn, tuy nhiên mảng thể thao lại không phải sở trường của bạn ấy. Tôi thì đã hoạt động ở dự án bóng đá một thời gian dài, và đã từng xây dựng không ít bài bóng đá, nên có thể chỉ dẫn bạn chính xác hơn. Ở bài viết này, cơ bản phần "kết quả" đã được nêu đầy đủ ở mục "chi tiết" rồi, nên tất cả các thông tin sau trận thì gộp hết vô một mục, như là tình hình từng đội sau trận đấu ấy, phản ứng của người trong/ngoài cuộc,... Tham khảo mục "Dư âm" trong các bài Chung kết UEFA Champions League 2005, Chung kết UEFA Champions League 2006,... – Jimmy Blues ♪ 14:51, ngày 27 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @Mintu Martin: Hai phần này tôi đang tách ra riêng theo ý số 2 của bạn ChopinChemist ở trên. Ngoài điểm nối là HAGL sắp đá giải ĐNA thì tôi chưa thấy điểm tương đồng nào khác. Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 12:45, ngày 25 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @HuyNome42 Mục "Kết quả" và "Sau trận đấu" có nhiều ý tương đồng, nên gộp hai mục này làm một, và cần rút gọn thêm một chút xíu nữa. Mục sau khi rút gọn chỉ cần khoảng 4-5 đoạn để cân đối với bài. – Jimmy Blues ♪ 06:14, ngày 25 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @ChopinChemist:, @Mintu Martin: Tôi đã thu gọn lại phần cuối theo ý kiến của hai bạn. Nếu các bạn có góp ý về văn phong, trình bày hoặc các vấn đề khác xin hãy tiếp tục. Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 16:45, ngày 24 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @HuyNome42 Tôi tán thành với bạn Chopin về việc bỏ mục "Các sự cố vỡ sân tương tự", tránh đi sâu vào tiểu tiết làm lạc chủ đề chính của bài là trận Nam Định - HAGL (2003). Ngoài ra tôi đề xuất đổi tên mục "Sau trận đấu" thành "Dư âm", và đang đặt dấu hỏi về mục "Các cuộc đấu đáng chú ý giữa Nam Định – Hoàng Anh Gia Lai". Thứ nhất, HAGL và Nam Định dĩ nhiên không cùng thành phố nên cũng chẳng phải đối thủ của một trận derby. Thứ hai, liệu hai đội này có thường xuyên thống trị tốp đầu và cạnh tranh chức vô địch V-League suốt nhiều mùa bóng liền, như Arsenal và MU đã làm ở NHA những năm 2000 không. Nếu cả hai điều kiện này đều không thỏa mãn, mà chỉ có chi tiết đông người đến xem trận này, thì tôi cho rằng không cần giữ mục "Các cuộc đấu..." trong bài.. – Jimmy Blues ♪ 15:50, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @ChopinChemist: Có một nguồn khác từ báo Lao Động cũng gọi đây là "trận đấu nguy hiểm bậc nhất lịch sử V.League", có điều tôi chưa đưa xuống dưới bài viết. Còn phần các sự cố tương tự tôi vẫn đang nghiên cứu xem có thể lược bớt được nữa hay không, bởi phần này tôi đang muốn viết về tác động của các trận đấu kiểu này tới hình ảnh của giải đấu. Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 03:28, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)
- @HuyNome42 Cảm ơn bạn đã lắng nghe và đóng góp. Về phần
- Ý kiến @HuyNome42 Phần Sân vận động có thể hợp nhất với phần Bối cảnh bởi phần trước bổ sung cho phần sau. Với cả trong phần Bối cảnh bạn nên để tên đầy đủ của đội bóng và tránh để biệt danh (có thể bối rối người dùng và chưa chắc đã cần thiết, bởi việc thêm biệt danh đồng nghĩa với việc phải giải thích biệt danh đấy, làm dài dòng bài viết). Bạn nên bỏ câu "
Cũng từ sau sự cố "vỡ sân" tại Nam Định, nhiều sự cố tương tự đã diễn ra trên các sân vận động khác trong một số mùa giải V.League, và đều đem lại những tác động tích cực lẫn tiêu cực cho hình ảnh của giải đấu và bóng đá Việt Nam.
" ở phần mở đầu do rất khó chứng minh tính liên quan mật thiết của hai sự việc này (Correlation). Các trận bóng về sau đông có phải do lấy cảm hứng từ trận này? Hay là do sự gia tăng dân số dẫn đến gia tăng lượng người hâm mộ bóng đá? Hay là đội bóng trong mùa giải đó có nhiều người hâm mộ? - Nên lược câu :
Hình ảnh khán giả chen chúc nhau trong các trận đấu "vỡ sân" đã chứng tỏ người hâm mộ bóng đá Việt Nam vẫn luôn háo hức để đến sân theo dõi một trận đấu ở V.League, song chính điều này lại bộc lộ những hạn chế trong công tác điều hành và quản lý của các ban tổ chức sân cũng như ban tổ chức giải đấu (VPF), đòi hỏi các nhà tổ chức phải có biện pháp sẵn sàng ứng phó với các trận đấu có nguy cơ tương tự trong tương lai.
bởi nó mang tính diễn thuyết, một điều không phải là Wikipedia. Cảm ơn bạn đã tích cực lắng nghe và đóng góp.ChopinTheChemistTrò chuyện 21:23, ngày 30 tháng 12 năm 2024 (UTC)