Velociraptor (nghĩa là "chim săn mồi tốc độ")[1] tên gọi tắt là Raptor, là một chi khủng long theropoda thuộc họ Dromaeosauridae từng tồn tại vào cuối kỷ Creta, khoảng 83 đến 70 triệu năm trước.[2] Hiện có hai loài được công nhận, một loài khác từng được phân vào chi này. Loài điển hìnhV. mongoliensis; các hóa thạch của loài này được phát hiện ở Mông Cổ. Loài còn lại, V. osmolskae, định danh năm 2008 từ Nội Mông, Trung Quốc.

Velociraptor
Khoảng thời gian tồn tại: Phấn Trắng muộn
k. 75–71 triệu năm trước đây
Khung xương phục dựng tại Trung tâm Khủng long Wyoming
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Reptilia
nhánh: Dinosauria
Bộ: Saurischia
Phân bộ: Theropoda
nhánh: Maniraptora
Họ: Dromaeosauridae
Phân họ: Velociraptorinae
Chi: Velociraptor
Osborn, 1924
Loài điển hình
Velociraptor mongoliensis
Osborn, 1924
Các loài khác
  • V.? osmolskae
    Godefroit et al., 2008

Velociraptor có chung nhiều đặc điểm giải phẫu với Dromaeosauridae như DeinonychusAchillobator, dù có kích thước nhỏ hơn. Nó là loài động vật ăn thịtlông vũ, đi bằng hai chân với một cái đuôi dài, khỏe và vuốt rộng trên mỗi chi. Velociraptor được phân biệt với các chi Dromaeosauridae khác bởi hộp sọ dài, có một điểm cong lên ở mõm.

Velociraptor là một trong các chi khủng long quen thuộc nhất với đại chúng vì vai trò của nó trong loạt phim Công viên kỷ Jura. Velociraptor trong bộ phim này có nhiều đặc điểm sai lệch thực tế, như lớn hơn nhiều so với kích thước thực, và lại không có lông vũ. Có lẽ "Velociraptor" trong phim được mô phỏng từ loài Deinonychus[3] Velociraptor là một chi được nghiên cứu kỹ, với hơn một tá mẫu vật hóa thạch được mô tả, nhiều nhất trong họ Dromaeosauridae. Một mẫu vật nổi tiếng bảo quản Velociraptor khi đang đánh nhau với Protoceratops.

Lịch sử phát hiện

sửa

Trong chuyến thám hiểm của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ tại vách đá Flaming (Bayn Dzak hay Bayanzag) thuộc thành hệ Djadochta, sa mạc Gobi, vào ngày 11 tháng 8 năm 1923, Peter Kaisen đã phát hiện ra hóa thạch Velociraptor đầu tiên được giới khoa học biết đến, một hộp sọ bị nghiền nát nhưng hoàn chỉnh, gắn liền với một trong những móng vuốt của ngón chân thứ hai (AMNH 6515). Năm 1924, chủ tịch bảo tàng Henry Fairfield Osborn đã chỉ định hộp sọ và móng vuốt (mà ông cho là đến của bàn tay) là mẫu vật điển hình cho chi mới do ông thiết lập, Velociraptor.

Mô tả

sửa
 
V. mongoliensis so với con người.

Velociraptor là một chi Dromaeosauridae kích thước trung bình, với con trưởng thành dài 2,07 m (6,8 ft), 0,5 m (1,6 ft) ngang hông, và nặng chừng 15 kg (33 lb).[4] Hộp sọ dài 25 cm (10 in) có một kiểu cong lên đặc biệt.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Osborn, Henry F. (1924a). “Three new Theropoda, Protoceratops zone, central Mongolia”. American Museum Novitates. 144: 1–12. hdl:2246/3223.
  2. ^ Godefroit, Pascal; Currie, Philip J.; Li, Hong; Shang, Chang Yong; Dong, Zhi-ming (2008). “A new species of Velociraptor (Dinosauria: Dromaeosauridae) from the Upper Cretaceous of northern China”. Journal of Vertebrate Paleontology. 28 (2): 432–438. doi:10.1671/0272-4634(2008)28[432:ANSOVD]2.0.CO;2.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ Paul, Gregory S. (1988). Predatory Dinosaurs of the World. New York: Simon and Schuster. tr. 464. ISBN 978-0-671-61946-6.

Liên kết ngoài

sửa