Thiên thể
Trong thiên văn học hiện đại, thiên thể là các thực thể, các tập hợp hay những cấu trúc đáng kể trong vũ trụ mà sự tồn tại của chúng được khoa học ngày nay chứng nhận.[1] Điều đó không có nghĩa là khoa học sẽ không thể phủ định sự tồn tại hiện thời của chúng như trường hợp các thiên thể Themis, Neith. Những kiến thức mới có thể làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận về bản chất của thiên thể như Sao Diêm Vương, Ceres, buộc các nhà khoa học phải thống nhất việc tái phân chia trạng tính của chúng. Các thiên thể được xác định trên cơ sở các bằng chứng khoa học gián tiếp được coi là các thiên thể giả thuyết.
Trong tiếng Anh khi đi liền với tính từ "thiên văn học" (astronomical), thuật ngữ thiên thể dễ bị dùng lẫn với astronomical bodies (tạm dịch khối thể thiên văn học). Từ khối thể (body) nói đến các vật thể đơn lẻ như một hành tinh, nhưng nó cũng được dùng để nói về đến các vành đai tiểu hành tinh. Các thuật ngữ vật thể vũ trụ (celestial objects) hay khối thể vũ trụ (celestial bodies) chỉ khác với trường hợp trên là chúng không bao gồm Trái Đất.
Dưới đây là danh sách phân loại tổng quát các thiên thể theo vị trí trong vũ trụ và theo cấu trúc.
Hệ Mặt trời | Các vật thể ngoài hệ Mặt trời | ||
---|---|---|---|
Các vật thể riêng lẻ | Các hệ | Các cấu trúc | |
Từ nguyên
sửaChữ Hán: 天體/天体, nghĩa: "vật thể trên trời".
Tham khảo
sửa- ^ Task Group on Astronomical Designations from IAU Commission 5 (tháng 4 năm 2008). “Naming Astronomical Objects”. International Astronomical Union (IAU). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2010.