Senna glycoside, hay còn được gọi là sennoside hoặc senna, là một loại thuốc dùng để điều trị táo bón và làm rỗng ruột già trước khi phẫu thuật.[1] Thuốc được uống qua đường miệng hoặc đưa vào trực tràng.[1][4] Thuốc thường bắt đầu hoạt động trong vài phút khi được vào trực tràng và trong vòng mười hai giờ nếu dùng qua đường miệng.[2] Hoạt lực nhuận tràng của thuốc này là yếu hơn bisacodyl hoặc dầu thầu dầu.[1]

Senna glycoside
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiEx-Lax, Senokot, and others[1]
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Danh mục cho thai kỳ
Dược đồ sử dụngqua đường miệng (PO), trực tràng (PR)
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Bắt đầu tác dụngMinutes (PR), 6 to 12 hours (PO)[2]
Các định danh
ChemSpider
  • none
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC42H38O20[3]
Khối lượng phân tử862.75
 KhôngN☑Y (what is this?)  (kiểm chứng)

Tác dụng phụ thường gặp của senna glycoside thường là đau bụng.[2] Chúng không được khuyến cáo sử dụng lâu dài, vì nó có thể dẫn đến các vấn đề về chức năng ruột hoặc về chất điện giải.[1] Mặc dù chưa có báo cáo về tác hại nếu sử dụng trong khi cho con bú, cách dùng thuốc này thường không được khuyến cáo.[1] Chúng cũng không thường được khuyến cáo ở trẻ em.[1] Senna có thể làm đổi màu nước tiểu thành màu hơi đỏ.[1] Dẫn xuất Senna là một loại thuốc kích thích nhuận tràng và thuộc loại anthraquinone.[1] Dù cơ chế hoạt động của thuốc không hoàn toàn rõ ràng, senna được giả thiết là có hoạt lực bằng cách tăng tiết dịch bên trong và gây co ruột già.[1]

Senna nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[5] Chúng có sẵn dưới dạng thuốc gốc và tương đối rẻ.[1][4] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 0,01 USD/viên.[6] Sennoside được lấy từ từ nhóm cây Senna.[2] Nếu ở dạng thực vật, chúng đã được sử dụng ít nhất từ ​​những năm 700 Công nguyên.[7]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e f g h i j k l American Society of Health-System Pharmacists (ngày 1 tháng 1 năm 2008). “Senna”. Drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2015.
  2. ^ a b c d Navti, Phyllis (2010). Pharmacology for pharmacy and the health sciences: a patient-centred approach. Oxford: Oxford University Press. tr. 337. ISBN 9780199559824. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016.
  3. ^ “Senna(Powdered)”. PubChem.
  4. ^ a b Hamilton, Richard J. (2010). Tarascon pharmacopoeia (ấn bản thứ 2010). Sudbury, Mass.: Jones and Bartlett. tr. 181. ISBN 9780763777685. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016.
  5. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ “Senna”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2015.
  7. ^ Khare, C.P. (2004). Indian Herbal Remedies Rational Western Therapy, Ayurvedic and Other Traditional Usage, Botany. Berlin, Heidelberg: Springer Berlin Heidelberg. tr. 133. ISBN 9783642186592. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016.