Sénégal

quốc gia ở Tây Phi
(Đổi hướng từ Senegal)

Sénégal (tiếng Pháp: Sénégal, tiếng Wolof: Senegaal; tiếng Ả Rập: السنغال Alsinighal; phiên âm: Xê-nê-gan), tên chính thức Cộng hòa Sénégal (tiếng Pháp: République du Sénégal [ʁepyblik dy seneɡal], tiếng Wolof: Réewum Senegaal, tiếng Ả Rập: جمهورية السنغال Jumhuriat Alsinighal), là một quốc gia tại Tây Phi. Sénégal giáp Mauritanie về phía bắc, Mali về phía đông, Guinée về phía đông nam, và Guiné-Bissau về phía tây nam. Sénégal vây quanh ba phía Gambia, một quốc gia có lãnh thổ là những dải đất hai bờ sông Gambia, chia tách Casamance khỏi phần còn lại của Sénégal. Sénégal cũng có biên giới trên biển với Cabo Verde. Trung tâm kinh tế và chính trị của Sénégal là Dakar.

Cộng hòa Sénégal
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
Quốc kỳ Huy hiệu
Bản đồ
Vị trí của Sénégal
Vị trí của Sénégal
Vị trí của Sénégal (xanh) trên thế giới
Vị trí của Sénégal
Vị trí của Sénégal
Vị trí của Sénégal (xanh đậm)

– ở châu Phi (xanh nhạt & xám đậm)
– trong Liên minh châu Phi (xanh nhạt)


Tiêu ngữ
"Un Peuple, Un But, Une Foi"(tiếng Pháp)
"Một Con người, Một Mục tiêu, Một Niềm tin"
Quốc ca
Pincez Tous vos Koras, Frappez les Balafons
Mọi người hãy gãy kora, đánh balafon
Hành chính
Cộng hòa bán tổng thống
Tổng thốngBassirou Diomaye Faye
Thủ tướngOusmane Sonko
Lập phápQuốc hội
Thượng việnThượng viện Sénégal (đã giải thể)
Hạ việnHội đồng Quốc gia
Thủ đôDakar
Thành phố lớn nhấtDakar
Địa lý
Diện tích196.712 km²
76.000 mi² (hạng 87)
Diện tích nước2,1 %
Múi giờGMT (UTC+0)
Lịch sử
Độc lập
4 tháng 4 năm 1960từ Phápa
20 tháng 8 năm 1960Tách ra từ
Liên bang Mali
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Pháp
Ngôn ngữ quốc gia
Sắc tộc ([1])
Tôn giáoHồi giáo
Dân số ước lượng (2021)17.160.440 người (hạng 72)
Dân số (2016)14.668.522 người
Mật độ68,7 người/km² (hạng 134)
Kinh tế
GDP (PPP) (2020)Tổng số: 66,438 tỷ USD[2] (hạng 99)
Bình quân đầu người: 3.675 USD[2] (hạng 158)
GDP (danh nghĩa) (2020)Tổng số: 28,02 tỷ USD[2] (hạng 105)
Bình quân đầu người: 1.675 USD[2] (hạng 149)
HDI (2019)0,512[3] thấp (hạng 168)
Hệ số Gini (2011)40,3[4]
Đơn vị tiền tệCFA franc (XOF)
Thông tin khác
Mã điện thoại+221
Lái xe bênphải
Ghi chú

Sénégal nằm ở cực tây của Lục địa Phi-Á Âu,[5] và lấy tên từ sông Sénégal. Sénégal có diện tích chừng 197.000 kilômét vuông (76.000 dặm vuông Anh) và dân số khoảng 16 triệu người. Đất nước được tách ra từ Tây Phi thuộc Pháp sau khi Pháp trao trả độc lập, ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp. Giống như các quốc gia châu Phi thời hậu thuộc địa khác, đất nước này bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc và ngôn ngữ, với cộng đồng lớn nhất là người Wolof, người Fula, và người Serer.

Senegal được xếp vào nhóm quốc gia nghèo mắc nợ nhiều, với Chỉ số Phát triển Con người tương đối thấp. Phần lớn dân số sống trên bờ biển và làm nông nghiệp hoặc các ngành công nghiệp thực phẩm khác. Các ngành công nghiệp chính khác bao gồm khai thác mỏ, du lịch và dịch vụ. Khí hậu điển hình của vùng Sahel, nhưng có mùa mưa.

Senegal là một quốc gia thành viên của Liên minh châu Phi, Liên hợp quốc, Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi (ECOWAS)Cộng đồng các quốc gia Sahel-Sahara.

Tên gọi

sửa

"Senegal" có lẽ bắt nguồn từ phiên âm tiếng Bồ Đào Nha của tên thần Zenaga, còn được gọi là Sanhaja. Ngoài ra, cái tên này có thể bắt nguồn từ cụm từ Wolof Sunuu Gaal, có nghĩa là "con thuyền của chúng ta."

Lịch sử

sửa

Những khám phá khảo cổ học trên cả vùng này cho thấy Sénégal từng là nơi có người sinh sống từ thời tiền sử. Hồi giáo, tôn giáo chính tại Sénégal, lần đầu tiên tới đây vào thế kỷ XI dưới sự ảnh hưởng của nhà Almoravid. Ngày nay, 95% dân số Sénégal là người Hồi giáo. Trong thế kỷ thứ XIII và XIV, vùng này nằm dưới ảnh hưởng của các đế chế Mandingo ở phía đông; Đế chế Jolof của Sénégal cũng được lập ra vào thời gian này. Nhiều cường quốc Châu Âu đã tới đây từ thế kỷ thứ XV trở về sau, và chỉ chấm dứt khi Pháp kiểm soát hoàn toàn địa điểm khi ấy đã trở thành một đầu mối buôn bán nô lệ quan trọng. Nước này giành lại độc lập từ Pháp ngày 4 tháng 4 năm 1960.

Tháng 1 năm 1959, Sénégal và Soudan thuộc Pháp hợp nhất thành lập ra Liên bang Mali, và đã trở thành hoàn toàn độc lập ngày 20 tháng 6 năm 1960, nhờ thỏa thuận chuyển giao quyền lực được ký với Pháp ngày 4 tháng 4 năm 1960. Vì những khó khăn chính trị trong nước, Liên bang tan rã ngày 20 tháng 8. Sénégal và Soudan (được đổi tên thành Cộng hoà Mali) tuyên bố độc lập. Léopold Senghor được bầu làm tổng thống đầu tiên của Sénégal vào tháng 8 năm 1960.

Sau khi Liên bang Mali tan vỡ, Tổng thống Senghor và Thủ tướng Mamadou Dia cùng cầm quyền theo một hệ thống nghị viện. Tháng 12 năm 1962, sự đối đầu chính trị của họ dẫn tới một cuộc đảo chính của Thủ tướng Dia. Cuộc đảo chính đẫm máu bị dẹp yên, Dia bị bắt và bị cầm tù, Sénégal chấp nhận một hiến pháp mới trao nhiều quyền cho Tổng thống. Năm 1980, Tổng thống Senghor quyết định giã từ chính trường, trao lại quyền lực cho người kế nhiệm đã được lựa chọn từ trước là Abdou Diouf năm 1981.

Sénégal cùng Gambia cùng tham gia vào liên đoàn chỉ mang tính danh nghĩa Senegambia ngày 1 tháng 2 năm 1982. Tuy nhiên, liên đoàn này đã giải tán năm 1989. Dù có những cuộc đàm phán hòa bình, một nhóm ly khai phía nam tại vùng Casamance đã tiến hành các cuộc xung đột rời rạc với các lực lượng chính phủ từ năm 1982. Sénégal có lịch sử tham gia vào các đội quân gìn giữ hòa bình quốc tế khá lâu dài.

Abdou Diouf làm tổng thống giai đoạn 1981 và 2000. Ông thúc đẩy sự tham gia rộng lớn hơn vào chính trị, giảm bớt sự tham gia của chính phủ vào kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại của Sénégal, đặc biệt với các nước phát triển. Tình hình chính trị trong nước thỉnh thoảng lại bùng phát với những cuộc bạo động đường phố, căng thẳng biên giới và bạo lực từ phong trào ly khai ở vùng Casamance phía nam. Tuy nhiên, những cam kết dân chủ và nhân quyền của Sénégal cũng được tăng cường. Diouf làm tổng thống bốn nhiệm kỳ liên tục. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, lãnh đạo đối lập Abdoulaye Wade đã đánh bại Diouf trong một cuộc bầu cử được các quan sát viên quốc tế cho là tự do và công bằng. Sénégal trải qua cuộc chuyển giao quyền lực trong hòa bình lần thứ hai, và là lần thứ nhất từ đảng này sang đảng khác.

Ngày 30 tháng 12 năm 2004 Tổng thống Abdoulaye Wade thông báo ông sẽ ký một hiệp ước hòa bình với nhóm ly khai tại vùng Casamance. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được thực hiện.

Vào tháng 3 năm 2012, tổng thống đương nhiệm Abdoulaye Wade đã thua trong cuộc bầu cử tổng thống và Macky Sall được bầu làm Tổng thống mới của Senegal. Tổng thống Macky Sall tái đắc cử trong cuộc bầu cử năm 2019. Nhiệm kỳ tổng thống được giảm từ bảy năm xuống còn năm năm.

Chính trị

sửa
 
Đương kim tổng thống Macky Sall.

Sénégal là một nước cộng hòa trong đó tổng thống được trao nhiều quyền lực; tổng thống được bầu với nhiệm kỳ bảy năm, năm 2001 đã được sửa đổi thành nhiệm kỳ năm năm, theo phổ thông đầu phiếu. Tổng thống hiện tại là Macky Sall.

Sénégal có 65 đảng chính trị đóng góp vào sự phát triển của đất nước thông qua việc cùng hợp tác tiến tới một sự chuyển tiếp tới một nền dân chủ của đất nước, và thập chí trong số các nước phát triển tại lục địa châu Phi. Nghị viện một viện là Quốc hội có 120 thành viên được bầu cử riêng biệt với cuộc bầu cử tổng thống. Sénégal có một nhánh lập pháp, một nhánh hành pháp khá độc lập và công bằng. Tòa án cấp cao nhất của nước này là hội đồng hiến pháp, và tòa án công lý, các thành viên của hai tòa án này do tổng thống chỉ định.

Các hoạt động chính phủ Sénégal khá minh bạch. Mức độ tham nhũng kinh tế gây cản trở tới sự phát triển kinh tế đất nước khá thấp. Ngày nay Sénégal có một nền văn hóa chính trị dân chủ, là một trong những hình mẫu chuyển tiếp dân chủ thành công nhất tại Châu Phi.

Các quan chức hành chính địa phương đều được tổng thống chỉ định và chịu trách nhiệm trước tổng thống.

Thể chế

sửa

Cộng hoà Tổng thống. Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia kiêm tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang và được bầu thông qua tuyển cử trực tiếp, nhiệm kỳ 7 năm. Quốc hội gồm 120 ghế được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm.

Đảng phái chính trị

sửa

Sénégal thực hiện chế độ đa đảng: Đảng cầm quyền hiện nay là Đảng Dân chủ Sénégal (Parti Démocratique). Đảng đối lập chính là đảng Xã hội (Parti Socialiste).

Từ đầu những năm 1980, Sénégal phải đối phó với phong trào ly khai ở vùng Casamance do Đảng Phong trào các lực lượng dân chủ Casamance (MFDC) khởi xướng. Từ giữa những năm 1990, phong trào ly khai đã phát triển thành xung đột vũ trang. Chính phủ vẫn làm chủ được tình hình. Từ tháng 1 năm 1999, tiến trình hoà bình đã được đưa ra. Tháng 3 năm 2001, thoả thuận ngừng bắn đã được ký kết giữa Chính phủ và MFDC.

Vào ngày 19 tháng 9 năm 2012, các nhà lập pháp đã bỏ phiếu để loại bỏ Thượng viện để tiết kiệm ước tính 15 triệu đô la.

Tháng 8 năm 2017, đảng cầm quyền đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử quốc hội. Liên minh cầm quyền của Tổng thống Macky Sall chiếm 125 ghế trong Quốc hội 165 ghế.  Năm 2019, tổng thống Macky Sall dễ dàng tái đắc cử ở vòng đầu tiên.

Chính sách ngoại giao

sửa

Sénégal là thành viên Liên Hợp Quốc, UA (trước là OUA), Phong trào không liên kết, ICO, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp và hàng chục tổ chức quốc tế và khu vực khác.

Hiện nay, Sénégal theo đuổi đường lối đối ngoại đa dạng hoá, mở cửa nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật. Sénégal quan hệ mật thiết với phương Tây, nhất là Pháp. Pháp là nước viện trợ nhiều nhất cho Sénégal, và hiện vẫn cung cấp chuyên gia kỹ thuật, quân sự cho Sénégal. Hiện nay, Pháp với Hiệp định phòng thủ ký với Sénégal từ khi quốc gia này giành độc lập vẫn luôn có 1.200 quân tại đây. Từ cuối những năm 1980, Mỹ bắt đầu tăng cường quan hệ với Sénégal trong các lĩnh vực kinh tế, đào tạo. Hiện nay, trong khuôn khổ của chương trình " Sáng kiến đối phó với khủng hoảng ở châu Phi của Mỹ"(ACRI-2001), Mỹ đã gửi các chuyên gia quân sự tới giúp Sénégal đào tạo các binh lính gìn giữ hoà bình.

Sénégal chủ trương duy trì quan hệ láng giềng tốt với Mauritanie, GambiaGuinée - Bissau. Tuy vậy, do xung đột ở vùng Casamance, vấn đề người tỵ nạn Sénégal và các tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết, quan hệ giữa Sénégal và các nước này có lúc căng thẳng.

Vào ngày 22 tháng 2 năm 2011, Senegal cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran, nói rằng họ cung cấp vũ khí cho phiến quân đã giết chết quân đội Senegal trong cuộc xung đột Casamance.

Các vùng hành chính

sửa
 
Các vùng Sénégal

Sénégal được chia thành 14 vùng,[6] mỗi vùng được quản lý bởi Conseil Régional (Hội đồng khu vực). 14 vùng lại được chia thành 45 Départements, 113 ArrondissementsCollectivités Locales.[7]

Các vùng gồm:

Địa lý

sửa
 
bản đồ Sénégal theo dân loại khí hậu Köppen.
 
Khung cảnh tại Casamance

Sénégal nằm ở phía tây lục địa châu Phi. Nó nằm giữa vĩ tuyến 12° và 17° Bắc, kinh độ 11° và 18° Tây.

Sénégal giáp với Đại Tây Dương về phía tây, Mauritanie về phía bắc, Mali đề phía đông, Guinée về phía đông nam, Guiné-Bissau về phía tây nam, và gần như vây quanh Gambia (trừ một đường biển ngắn của nước này).

Khung cảnh tai Sénégal chủ yếu gồm những đồng bằng cát tây Sahel nâng cao lên thành những dãy đồi ở phía đông nam. Tại đây có điểm cao nhất Sénégal, cách Nepen Diakha 2,8 km, cao 638 m (2.093 ft).[8] Biên giới phía bắc được tạo nên từ sông Sénégal; những con sống khác gồm sông Gambiasông Casamance. Thủ đô Dakar nằm trên bán đảo Cap-Vert, điểm cực tây của châu Phi.

Kinh tế

sửa
 
Những người bán hàng trên đường phố

Tháng 1 năm 1994, Sénégal đã tiến hành một cuộc cải cách kinh tế sâu rộng và đầy tham vọng với sự hỗ trợ của cộng đồng các nước cho vay quốc tế. Cuộc cải cách bắt đầu với việc phá giá 50% đồng tiền tệ Sénégal, đồng franc CFA, vốn có tỷ giá cố định so với đồng franc cũ của Pháp và hiện nay là đồng euro. Sự kiểm soát và hỗ trợ giá cả của chính phủ dần được bãi bỏ. Sau khi kinh tế giảm sút 2.1% năm 1993, Sénégal đã có một bước chuyển quan trọng, nhờ chương trình cải cách đó, với tăng trưởng GDP thực tế hàng năm ở mức 5% trong giai đoạn 1995-2001. Lạm phát hàng năm từng chưa tới 1%, nhưng đã tăng tới ước tính 3.3% năm 2001. Đầu tư tăng trưởng vững chắc từ mức 13.8% GDP năm 1993 tới 16.5% năm 1997.

Với tư cách một thành viên của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (WAEMU), Sénégal hiện đang nỗ lực hội nhập sâu hơn nữa vào khu vực với một mức thuế quan thống nhất. Sénégal cũng đã thực hiện kết nối Internet toàn bộ năm 1996, tạo ra một cuộc bùng nổ các dịch vụ dựa trên công nghệ thông tin nhỏ. Hoạt động tư nhân hiện chiếm 82% GDP. Những hậu quả tiêu cực là việc Sénégal phải đối mặt với những vấn đề kinh niên của đô thị như thất nghiệp, bất bình đẳng kinh tế xã hội, thanh thiếu niên phạm tội, và nghiện ma tuý—tương tự như vấn đề sinh ra từ các tầng lớp xã hội khác nhau tại vùng đô thị các nước phát triển/công nghiệp.

Nhân khẩu

sửa
 
Dân số Sénégal 1961-2003

Sénégal có dân số hơn 13,5 triệu,[9] trong đó 42% sống tại khu vực nông thôn. Mật độ dân cư dao động từ 77 người trên kilômét vuông (200/sq mi) ở miền trung-tây tới 2 trên kilômét vuông (5,2/sq mi) ở khu vực miền đông khô cằn.

Dân tộc

sửa

Sénégal có sự đa dạng về dân tộc, và như đa số các quốc gia Tây Phi, nhiều ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày. Người Wolof là dân tộc đông nhất Sénégal (43% dân số); người Fula[10]người Toucouleur (cũng gọi là Halpulaar'en, nghĩa là "người nói tiếng Pulaar") (24%) là nhóm đông thứ nhì, theo sau bởi người Serer (14,7%),[11] rồi người Jola (4%), người Mandinka (3%), người Moor (Naarkajors), người Soninke, người Bassari và nhiều nhóm nhỏ khác (9%).

Khoảng 50.000 người châu Âu (chủ yếu người Pháp) và người Liban[12] cư ngụ ở Sénégal, chủ yếu ở các thành phố. Đa số người Liban làm công việc thương mại.[13] Ngoài ra tại các đô thị, có những cộng đồng người Việt Namngười Trung Quốc nhỏ, mỗi nhóm khoảng vài trăm người.[14][15] Cũng có hàng chục nghìn người di cư từ Mauritanie, chủ yếu ở miền bắc.[16]

Ngôn ngữ

sửa

Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức. Đa số người dân cũng nói ngôn ngữ dân tộc mình và, đặc biệt tại Dakar, tiếng Woloflingua franca.[17] Tiếng Pulaar (Fula) là ngôn ngữ của người Fula và Toucouleur. Tiếng Serer được nói rộng rãi bởi cả người Serer và phia Serer. Nhóm ngôn ngữ Jola phổ biến rộng rãi tại Casamance.

Nhiều ngôn ngữ được hưởng tình trạng "ngôn ngữ quốc gia": tiếng Balanta-Ganja, tiếng Ả Rập Hassaniya, tiếng Jola-Fonyi, tiếng Mandinka, tiếng Mandjak, tiếng Mankanya, tiếng Noon (Serer-Noon), tiếng Pulaar, tiếng Serer, tiếng Soninke, và tiếng Wolof.

Thành phố lớn nhất

sửa

Thủ đô Dakar là thành phố lớn nhất Sénégal, với hơn hai triệu dân.[18]

Tôn giáo

sửa

Tôn giáo tại Sénégal (2013)[19]

  Hồi giáo (92%)
  Cơ đốc giáo (7%)
  Tín ngưỡng (1%)

Hồi giáo là tôn giáo chính ở nước này với khoảng 94% dân số là tín đồ; cộng đồng Thiên chúa giáo chiếm 4% dân số gồm Công giáo La Mã, và các phái Tin lành.

Văn hóa

sửa
 
Trên bãi biển tại Mbour
 
Chợ Dakar

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Central Intelligence Agency (2009). “Sénégal”. The World Factbook. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ a b c d “Senegal”. International Monetary Fund. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2013.
  3. ^ “2016 Human Development Report” (PDF). United Nations Development Programme. 2016. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2017.
  4. ^ “Gini Index”. World Bank. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2011.
  5. ^ Janet H. Gritzner, Charles F. Gritzner – 2009, Senegal – Page 8
  6. ^ Statoids page on Senegal (noting that three new regions were split off on ngày 10 tháng 9 năm 2008).
  7. ^ List of current local elected officials Lưu trữ 2007-08-19 tại Wayback Machine from Union des Associations d' Elus Locaux (UAEL) du Sénégal. See also the law creating current local government structures: (tiếng Pháp) Code des collectivités locales Lưu trữ 2011-05-11 tại Wayback Machine, Loi n° 96-06 du 22 mars 1996.
  8. ^ “Senegal High Point”. SRTM.
  9. ^ (tiếng Pháp) ANSD Lưu trữ 2012-01-17 tại Wayback Machine Retrieved 2013-12-10.
  10. ^ tiếng Pháp: Peul; tiếng Fula: Fulɓe
  11. ^ Gambia Lưu trữ 2020-04-24 tại Wayback Machine. CIA. The World Factbook
  12. ^ Senegal (03/08), U. S. Department of State
  13. ^ com/english/news/a-13-2007-07-10-voa46.html Lebanese Immigrants Boost West African Commerce[liên kết hỏng], By Naomi Schwarz, voanews.com, ngày 10 tháng 7 năm 2007
  14. ^ Phuong, Tran (ngày 9 tháng 7 năm 2007). “Vietnamese Continue Traditions in Senegal”. Voice of America. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2008.
  15. ^ Fitzsimmons, Caitlin (ngày 17 tháng 1 năm 2008). “A troubled frontier: Chinese migrants in Senegal” (PDF). South China Morning Post. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2009.
  16. ^ “Boost for the reintegration of Mauritanian returnees”. UNHCR News. ngày 26 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010.
  17. ^ National African Language Research Center. “Wolof”. Madison: University of Wisconsin. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  18. ^ Agence Nationale de la Statistique et de la Démographie (2005). “Situation économique et sociale du Sénégal” (PDF) (bằng tiếng Pháp). Government of Senegal. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2008.
  19. ^ “The World Factbook — Central Intelligence Agency”. www.cia.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.

Đọc thêm

sửa
  • Babou, Cheikh Anta, Fighting the Greater Jihad: Amadu Bamba and the Founding of the Muridiyya of Senegal, 1853–1913, (Ohio University Press, 2007)
  • Behrman, Lucy C, Muslim Brotherhood and Politics in Senegal, (iUniverse.com, 1999)
  • Buggenhage, Beth A, Muslim Families in Global Senegal: Money Takes Care of Shame, (Indiana University Press, 2012)
  • Bugul, Ken, The Abandoned Baobab: The Autobiography of a Senegalese Woman, (University of Virginia Press, 2008)
  • Foley, Ellen E, Your Pocket is What Cures You: The Politics of Health in Senegal, (Rutgers University Press, 2010)
  • Gellar, Sheldon, Democracy in Senegal: Tocquevillian Analytics in Africa, (Palgrave Macmillan, 2005)
  • Glover, John, Sufism and Jihad in Modern Senegal: The Murid Order, (University of Rochester Press, 2007)
  • Kane, Katharina, Lonely Planet Guide: The Gambia and Senegal, (Lonely Planet Publications, 2009)
  • Kueniza, Michelle, Education and Democracy in Senegal, (Palgrave Macmillan, 2011)
  • Mbacké, Khadim, Sufism and Religious Brotherhoods in Senegal, (Markus Wiener Publishing Inc., 2005)
  • Streissguth, Thomas, Senegal in Pictures, (Twentyfirst Century Books, 2009)
  • Various, Insight Guide: Gambia and Senegal, (APA Publications Pte Ltd., 2009)
  • Various, New Perspectives on Islam in Senegal: Conversion, Migration, Wealth, Power, and Femininity, (Palgrave Macmillan, 2009)
  • Various, Senegal: Essays in Statecraft, (Codesria, 2003)
  • Various, Street Children in Senegal, (GYAN France, 2006)

Liên kết ngoài

sửa

Chính phủ

Tin tức

Tổng quan

Bản đồ

Âm nhạc

Du lịch

Khác

Dân tộc

MFDC