Ribavirin
Ribavirin, hay còn được gọi là tribavirin, là một loại thuốc kháng virus được sử dụng để điều trị nhiễm RSV, viêm gan C và sốt xuất huyết do virus.[1] Đối với bệnh viêm gan C, chúng được sử dụng kết hợp với các thuốc khác như simeprevir, sofosbuvir, peginterferon alfa-2b hoặc peginterferon alfa-2a.[1] Trong số các bệnh sốt xuất huyết do virus, chúng thường được sử dụng cho bệnh sốt Lassa, sốt xuất huyết Crimean – Congo và nhiễm Hantavirus nhưng không phải là Ebola hoặc Marburg. Ribavirin được đưa vào cơ thể qua đường miệng hoặc mũi. Thuốc hấp thụ tốt hơn khi dùng cùng với bữa ăn có chất béo.[1]
Dữ liệu lâm sàng | |
---|---|
Phát âm | /ˌraɪbəˈvaɪrɪn/ RY-bə-VY-rin |
Tên thương mại | Copegus, Rebetol, Virazole, other[1] |
Đồng nghĩa | 1-(β-D-Ribofuranosyl)-1H-1,2,4-triazole-3-carboxamide, tribavirin (BAN UK) |
AHFS/Drugs.com | Chuyên khảo |
MedlinePlus | a605018 |
Giấy phép | |
Danh mục cho thai kỳ | |
Dược đồ sử dụng | by mouth, solution for inhalation |
Mã ATC | |
Tình trạng pháp lý | |
Tình trạng pháp lý | |
Dữ liệu dược động học | |
Sinh khả dụng | 64%[2] |
Liên kết protein huyết tương | 0%[2] |
Chuyển hóa dược phẩm | liver and intracellularly[2] |
Chu kỳ bán rã sinh học | 298 hours (multiple dose); 43.6 hours (single dose)[2] |
Bài tiết | Urine (61%), faeces (12%)[2] |
Các định danh | |
Tên IUPAC
| |
Số đăng ký CAS | |
PubChem CID | |
IUPHAR/BPS | |
DrugBank | |
ChemSpider | |
Định danh thành phần duy nhất | |
KEGG | |
ChEMBL | |
NIAID ChemDB | |
Phối tử ngân hàng dữ liệu protein | |
ECHA InfoCard | 100.164.587 |
Dữ liệu hóa lý | |
Công thức hóa học | C8H12N4O5 |
Khối lượng phân tử | 244.206 g/mol |
Mẫu 3D (Jmol) | |
SMILES
| |
Định danh hóa học quốc tế
| |
(kiểm chứng) |
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, sốt, đau cơ, và tâm trạng khó chịu.[1] Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể có là sự cố hồng cầu, các vấn đề về gan và các phản ứng dị ứng.[1] Sử dụng trong khi mang thai sẽ gây hại cho em bé.[1] Kiểm soát sinh sản hiệu quả được khuyến cáo cho cả nam và nữ trong 7 tháng sau khi sử dụng.[3] Cơ chế tác dụng của ribavirin vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng.[1]
Ribavirin đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1971 và được chấp thuận cho sử dụng y tế vào năm 1986.[4] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[5] Chúng có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[1] Tại Hoa Kỳ, chi phí điều trị là cao hơn 200 USD.[6]
Chú thích
sửa- ^ a b c d e f g h i j “Ribavirin”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ a b c d e “PRODUCT INFORMATION REBETOL® (RIBAVIRIN) CAPSULES” (PDF). TGA eBusiness Services. Merck Sharp & Dohme (Australia) Pty Limited. ngày 29 tháng 4 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2014.
- ^ WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 177. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ Fischer, Janos; Ganellin, C. Robin (2006). Analogue-based Drug Discovery (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 504. ISBN 9783527607495. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016.
- ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 79. ISBN 9781284057560.