Phạm Như Phương

cựu vận động viên thể dục dụng cụ Việt Nam

Phạm Như Phương (sinh ngày 25 tháng 11 năm 2003), hay còn được biết đến với tên gọi Louis Phạm,[1] là một cựu vận động viên thể dục dụng cụ người Việt Nam. Cô đại diện cho Việt Nam tại Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2018 và là thành viên của đội giành huy chương vàng nội dung đồng đội hỗn hợp đa môn.

Phạm Như Phương
Như Phương tại Thế vận hội Trẻ 2018
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủPhạm Như Phương
Quốc gia Việt Nam
Sinh25 tháng 11, 2003 (20 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Môn thi đấuThể dục nghệ thuật nữ
Trình độSenior International Elite
Số năm ở đội tuyển quốc gia2017–2023 (VIE)
Thành tích huy chương
Đại diện cho Việt Nam
Đại hội Thể thao Đông Nam Á
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Việt Nam 2021 Đồng đội
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Việt Nam 2021 Xà lệch
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Việt Nam 2021 Cầu thăng bằng
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Việt Nam 2021 Thể dục tự do
Đại diện cho Ủy ban Olympic Quốc tế Các NOC kết hợp
Thế vận hội Trẻ mùa hè
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Buenos Aires 2018 Đồng đội hỗn hợp

Đầu đời

sửa

Như Phương sinh ở Hà Nội vào ngày 25 tháng 11 năm 2003.[2]

Sự nghiệp thể dục dụng cụ

sửa

2017–18

sửa

Phạm Như Phương thi đấu tại Olympic Hopes Cup 2017 và đứng thứ 34 nội dung toàn năng.[3]

Tại Giải vô địch trẻ châu Á, Phương đứng thứ 9 ở nội dung toàn năng. Cô được chọn để đại diện Việt Nam tại Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2018. Cô là thành viên đội hỗn hợp đa môn có tên vận động viên thể dục dụng cụ người Mỹ Simone Biles; đội đó đã giành huy chương vàng.[4]

 
Như Phương dự nội dung nhảy chống ở Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2018

Phạm Như Phương tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31. Cô đã cùng đội Việt Nam giành vị trí thứ hai nội dung đồng đội, ngoài ra cô giành huy chương bạc nội dung xà lệch và hai huy chương đồng ở nội dung cầu thăng bằng và thể dục tự do.[5]

Đời tư

sửa

Giải nghệ

sửa

Tháng 1 năm 2024, Phạm Như Phương chia sẻ với báo Dân Trí về việc giải nghệ.[6] Theo Như Phương, trước khi đi Mỹ hồi tháng 12 năm 2023 cô đã gửi đơn đến huấn luyện viên Nguyễn Hà Thanh và xin phép huấn luyện viên Nguyễn Thuỳ Dương, là hai huấn luyện viên trực tiếp quản lý của cô. Cả hai đã đồng ý. Tuy nhiên khi về Việt Nam, Phạm Như Phương mới biết mình đã bị loại khỏi danh sách tập huấn đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia năm 2024 vì đi nước ngoài không xin phép.[6] Ngoài ra cô cũng cho rằng mình phải nộp lại tiền cho huấn luyện viên 10% tiền thưởng huy chương, 30–50% tiền thưởng nóng và khoản "quỹ lạ" 300.000 đồng mỗi tháng.[7]

Ngày 15 tháng 1, Cục Thể dục thể thao cho biết đã nắm được và đang phối hợp với Liên đoàn Thể dục Việt Nam và Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội (nơi Như Phương từng tập luyện) để rà soát, xem xét, xử lý theo quy định, nếu có vi phạm.[8] Trong khi đó, ông Bùi Trung Thiện – trưởng bộ môn thể dục Cục Thể dục thể thao – trả lời trên báo Tuổi Trẻ về lý do Phạm Như Phương bị loại trong danh sách tập huấn: "Tháng 12, Như Phương xin nghỉ nhưng chưa có sự đồng ý từ ban huấn luyện lẫn bên trung tâm. [...] Về phía đội tuyển quốc gia, đầu năm 2024 bắt đầu tuyển chọn vận động viên lên tập trung nhưng bạn ấy chưa từ nước ngoài về. Vận động viên không lên tập luyện thì không thể nào cho lên tập trung đội tuyển quốc gia được" và khẳng định vấn đề ăn chặn tiền thưởng "[...] của riêng địa phương. Ở đội tuyển quốc gia bao nhiêu năm qua không có việc này".[9]

Trong khi đó, nhiều cựu vận động viên khác của đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia cũng đã tố cáo về việc phải nộp lại tiền thưởng huy chương, tiền thưởng nóng và đóng quỹ cho huấn luyện viên.[10] Đến tháng 3 năm 2024, 4 huấn luyện viên bị cho thôi việc do vụ việc này.[11] Gia đình Phạm Như Phương đã nhận lại phần tiền thưởng nóng, nhưng không nhận khoản tiền thưởng huy chương vì cảm thấy thiếu minh bạch. Ở đội tuyển quốc gia, phía Như Phương đã trả lại số tiền chấm công sai quy định.[12]

Bê bối

sửa

Sau giải nghệ, Phương trở thành TikToker với cái tên Louis Phạm. Trong thời gian Như Phương sang Mỹ, cô đã tham gia một buổi triển lãm tranh cùng gia đình bạn trai. Tại đây, cô chụp lại loạt bức tranh đạt giải nhất được trưng bày trong triển lãm và gửi cho người hâm mộ xem, trong đó có hình ảnh được cho là thiếu tôn trọng với quốc kỳ Việt Nam. Sau đó phát ngôn của cô từ một buổi phát trực tiếp tiếp tục được lan truyền.[13] Cô sau đó lên tiếng xin lỗi về việc chia sẻ hình ảnh phản cảm, ảnh hưởng đến hình ảnh Tổ quốc, khiến nhiều người phẫn nộ, chỉ trích, và khẳng định không phản bội Tổ quốc.[14]

Vào tháng 9 năm 2024, khi các tỉnh thành miền Bắc đang khắc phục hậu quả từ cơn bão Yagi, Phương được cho là đóng góp 500.000 đồng nhưng lại đăng tải ảnh chụp biên lai chuyển khoản có 8 chữ số. Cụ thể, theo thông tin được chính chủ đăng trước đó, cô chuyển khoản tiền đến số tài khoản của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc với số tiền đã được che đi. Ở thời điểm đó, mọi người đồn đoán số tiền vài trăm triệu bởi cô dùng 8 icon chiếc lá che các số 0, lấp ló con số giống số 5 ở đầu dãy. Nhiều người cho rằng cô quyên góp khoảng 500 triệu đồng. Sau khi Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc công bố sao kê, cư dân mạng lại soi ra một biên lai chuyển tiền trùng khớp với nội dung và thời gian chuyển khoản mà Louis Phạm đã đăng trước đó với số tiền 500.000 đồng. Ngay lập tức cô nhận về phản ứng trái chiều từ cư dân mạng, cho rằng cô nàng "phông bạt" số tiền ủng hộ. Và cũng rất nhanh sau đó, cô đã lên tiếng. Cô khẳng định đó không phải là mình, chỉ có thể là giống tên. Về việc công khai số tiền từ thiện, cô cho biết lúc trước "không công khai số tiền, nên giờ cũng sẽ không công khai".[15] Tuy nhiên, ở lần sao kê thứ 2, cộng đồng mạng phát hiện số tiền mà cô chuyển chỉ là 10.000 đồng.[16] Sau đó, cô chính thức lên tiếng xin lỗi, thừa nhận đã có những hành động sai trái, không đúng với chuẩn mực đạo đức mà bản thân gây ra trong thời gian vừa qua. Phương thừa nhận đã "phông bạt" khi có hành động cố tình che số tiền quyên góp và điều hướng dư luận, sống ảo trên mạng xã hội. Cô nói đây là hành vi rất đáng hổ thẹn.[17]

Lịch sử thi đấu

sửa
Năm Sự kiện Đồng đội Toàn năng Nhảy chống Xà lệch Cầu thăng bằng Thể dục tự do
Giải trẻ
2017 Olympic Hopes Cup 34
2018
Giải vô địch châu Á 9
Thế vận hội Trẻ  [a] R4
Giải chuyên nghiệp
2019 Korea Cup 7 9
2022 Đại hội Thể thao Đông Nam Á   5      
2023
Giải vô địch châu Á 7 19
  1. ^ Các đội được phân chia ngẫu nhiên với các vận động viên thể dục dụng cụ từ các quốc gia và bộ môn khác nhau

Tham khảo

sửa
  1. ^ Thạch Anh (3 tháng 6 năm 2024). “Xuất hiện nhóm anti hot girl Louis Phạm hơn 60.000 thành viên”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ “PHAM Nhu Phuong FIG profile”. International Gymnastics Federation. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ “2017 Olympic Hopes Cup Results”. The Gymternet. 3 tháng 11 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2024.
  4. ^ “Gymnastics: Tamara Ong wins gold in multi-national team event at Youth Olympics”. The Straits Times. 12 tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2024.
  5. ^ Ngọc Dương (15 tháng 5 năm 2022). “Bóng hồng Thể dục dụng cụ giành HCB đầy tiếc nuối”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2024.
  6. ^ a b Thế Nam (15 tháng 1 năm 2024). "Cô gái vàng" thể dục dụng cụ Phạm Như Phương bất ngờ giải nghệ ở tuổi 20”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  7. ^ Thế Nam; Minh Quang (15 tháng 1 năm 2024). “Cú sốc ở tuyển TDDC quốc gia: VĐV tố bị "thu phế" tiền thưởng huy chương”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2024.
  8. ^ Hồng Nam (24 tháng 1 năm 2024). “Vụ VĐV Phạm Như Phương tố cáo: HLV khắc phục hậu quả, trả tiền trong thời gian sớm nhất”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  9. ^ Hoàng Tùng (15 tháng 1 năm 2024). “VĐV Phạm Như Phương tố bị 'ăn chặn' tiền thưởng, ngành thể thao nói gì?”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2024.
  10. ^ Thế Nam (16 tháng 1 năm 2024). “Nhiều cựu VĐV Thể dục dụng cụ lên tiếng bị "thu phế" tiền thưởng huy chương”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2024.
  11. ^ Tú Diệp (2 tháng 3 năm 2024). “4 HLV chính thức bị cho thôi việc sau những tố cáo của VĐV Phạm Như Phương”. Báo Sức khỏe & Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2024.
  12. ^ Hiếu Lương (6 tháng 3 năm 2024). “VĐV Phạm Như Phương nhận lại một phần tiền thưởng bị 'ăn chặn'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2024.
  13. ^ Vũ Hạ (12 tháng 6 năm 2024). “Cựu vận động viên Phạm Như Phương - Louispham: Thách thức hay "ảo tưởng danh vọng"?”. Báo Công Thương. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2024.
  14. ^ Hoàng Lê (21 tháng 6 năm 2024). “Cựu 'hot girl' TDDC Phạm Như Phương xin lỗi vì thiếu hiểu biết: Tôi không phản bội Tổ quốc”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  15. ^ Linh Vũ (13 tháng 9 năm 2024). “Louis Phạm phủ nhận 'phông bạt' ủng hộ vùng lũ lụt”. Znews. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  16. ^ Linh Vũ (14 tháng 9 năm 2024). “Louis Phạm bị tố quyên góp 'phông bạt' lần 2”. Znews. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  17. ^ Lạc Xuân (22 tháng 9 năm 2024). “Hot girl Louis Phạm xin lỗi vì 'phông bạt' vụ ủng hộ người dân bão lũ”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa