Pelops

con trai của Tantalus

Trong thần thoại Hy Lạp, Pelops (/ˈplɒps, ˈpɛlɒps/; tiếng Hy Lạp: Πέλοψ) là vua của thành Pisa ở bán đảo Peloponnesus (Πελοπόννησος, lit. "đảo Pelop"), con trai của Tantalus.

Pelops
Πέλοψ
Quốc vương Pisa
Thông tin cá nhân
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Tantalus
Thân mẫu
Klytia
Anh chị em
Niobe
Phối ngẫu
Hippodamia, Danais, Axioche
Hậu duệ
Atreus, Pittheus, Troezen, Thyestes, Alcathous, Chrysippus, Dias, Copreus, Nicippe, Astydameia, Dimoetes, Eurydice xứ Mycenae, Lysidice, Pleisthenes, Hippalcmus, Sicyon, Epidaurus, Sciron, Archippe, Antibia, Argeus, Corynthius, Cleon, Dysponteus, Letreus, Aelius
Chức quanking of Achaea

Ông được tôn thờ ở Olympia, nơi mà sự sùng bái ông đã phát triển thành huyền thoại sáng lập của Thế vận hội Olympic cổ đại.

Gia đình

sửa

Pelops là con trai của Tantalus[1][2] với Dione,[3] Euryanassa,[4][5] Eurythemista,[6] hoặc Clytia.[6][7] Theo một số tài liệu khác, Pelops là đứa con hoang của Tantalus trong khi cha mẹ nuôi của ông là Atlasnymphe Linos.[8] Một nguồn khác lại cho rằng ông là con trai của thần Hermes với tiên nữ Calyce[9] trong khi các nguồn còn lại cho rằng ông là người Achaean đến từ Olenus. [10][11]

Theo Phrygian[12][13] hoặc Lydia[14], ông rời quê huơng đến Hy Lạp, chiến thắng vua Oenomaus trong một cuộc đua xe ngựa để kết hôn với con gái của Oenomaus là Hippodamia.

Pelops và Hippodamia có với nhau rất nhiều con cái. Những người con trai của họ là Pittheus[15] (hoặc mẹ của Pittheus là Dia),[16] Troezen,[17] Alcathous,[18] Dimoetes,[19] Atreus,[20] Thyestes,[21] Copreus,[22] Hippalcimus,[23] (Hippalcus,[24] Hippalcmus),[25] Sciron[26] Sicyon,[27] Epidaurus,[28] Cleones,[29] (Cleonymus),[30] Letreus,[31] Dyspontos,[32] Pelops bé,[33] Argeus,[34] Dias,[25] Aelius, Corinthus, CynosurusHippasus.[35] Bốn người con gái của họ kết hôn với người trong gia đình Perseus: Astydameia (kết hôn với Alcaeus),[36] Nicippe (kết hôn với Sthenelus),[36] Lysidice (kết hôn với Mestor),[37]Eurydice (kết hôn với Electryon).[38] Người con gái khác của Pelops, Mytilene có con trai là Myton với Poseidon.[39]

Với nymphe Axioche (Ἀξιόχη)[40] hoặc Danais[41] hay Astyoche,[42] Pelops cũng có một người con hoang là Chrysippus, sau này có nguồn gọi là con trai của Pelops với Hippodamia và là anh trai của Pleisthenes, đôi khi được gọi là con trai của Pelops với người đàn bà khác.[33]

Thần thoại

sửa

Bữa tiệc man rợ của Tantalus

sửa

Cha của Pelops là Tantalus, cai trị vùng núi SpilusAnatolia, vốn là con trai của thần Zeus với nymphe Plouto. Vốn kiêu căng vì là con trai của thần Zeus, Tantalus quyết định lừa các vị thần Olympia. Ông đã làm thịt con trai mình là Pelops, sau đó sai người mang ra phục vụ cho các vị thần. Nữ thần Demeter, vì vô cùng đau buồn sau vụ Hades bắt cóc con gái mình là Persephone làm vợ, đã vô tình ăn miếng vai trái của Pelops. Tuy nhiên, các vị thần khác đã biết được mưu đồ của Tantalus và quyết định không ăn thịt cậu bé. Sau khi Tantalus bị các vị thần trừng phạt, Pelops đã được các vị thần Olympia cứu sống lại, vai trái của cậu được thần rèn Hephaestus thay thế bằng một miếng ngà voi.

Cầu hôn Hippodamia

sửa

Khi trưởng thành, Pelops được nghe danh công chúa Hippodamia nổi tiếng xinh đẹp nên đã đến cầu hôn cô. Cha của cô là vua Oenomaus đã được nghe lời tiên tri rằng ông sẽ bị con rể của mình giết chết. Thế nên ông đã thách đấu những kẻ cầu hôn phải chiến thắng trong cuộc đua xe ngựa với ông mới được ông gả con gái cho. Trước đó, chưa có người cầu hôn nào sống sót. Pelops với sự giúp đỡ của Myrtilus, một người hầu của nhà vua Oenomaus, đã chiến thắng trong cuộc đua xe ngựa với nhà vua. Khi vua Oenomaus chết, Pelops đã cưới Hippodamia làm vợ nhưng lại quên ơn nghĩa với Myrtilus. Anh nghĩ ra kế để giết trừ Myrtilus. Trước khi chết, Myrtilus nguyền rủa rằng thế hệ con cháu của Pelops sẽ có một mối thù truyền kiếp, đó là bắt đầu từ hai anh em sinh đôi AtreusThyestes, một trong số những người con trai của Pelops với Hippodamia.

Nhà địa lý Pausanias viết vào cuối thế kỷ II TCN rằng Pelops đã dựng một tượng đài để vinh danh tất cả những người cầu hôn đi trước ông, và liệt kê tên của họ như sau:[43]

Hình ảnh

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Tyrtaeus, fr. 12.7; Cypria fr. 16.4; Simonides, fr. 11.36
  2. ^ Pindar, Olympian Odes 1.36; Hyginus, Fabulae 124, 245, 273
  3. ^ Hyginus, Fabulae 82 & 83
  4. ^ Tzetzes on Lycophron, Alexandra 52
  5. ^ Scholia on Euripides, Orestes 4
  6. ^ a b Scholia ad Euripides, Orestes 11
  7. ^ Scholion on Pherecydes, fr. 40
  8. ^ Robert Graves. The Greek Myths, section 108 s.v. Tantalus
  9. ^ Scholion on Homer, Iliad 2.104b
  10. ^ Scholia on Pindar, Olympian Odes 1.37a & 9.51.a (FGrHist 298 F1) with the historian Autesion as the authority
  11. ^ Robert Fowler, Early Greek Mythography: Commentary 14.1 (2013): "These two genealogies were probably meant to cancel Pelops' foreign origins; the first is transparently derived from the passage upon which the scholiast is commenting."
  12. ^ Hecataeus, fr. 119; Hellanicus, fr. 76; Aischylus, fr. 158, 162; Herodotus, Histories 7.8.1 & 7.11.4; Bacchylides, Epinician Odes 8.31; Ai. 1292; Sophocles, Antigone 824–5; Euripides, fr. 223.101-2 (Antiope)
  13. ^ cf. Scholia on Pindar, 01.9.15a; Scholia on Lycophron, Alexandra 150
  14. ^ Pindar, Olympian Odes 1. 1.24 & 9.9
  15. ^ Euripides, Heracleidae 207; Euripides, Medea 683; Pseudo-Apollodorus, Bibliotheca 3.15.7 & Epitome 2.10; Pausanias, Graeciae Descriptio 2.30.8; Plutarch, Theseus 3.1 & 7.1; Scholia on Euripides, Orestes 4; Scholia on Pindar, Olympian Odes 1.144c-e
  16. ^ Scholia on Pindar, Olympian Ode 1.144
  17. ^ Pausanias, Graeciae Descriptio 2.30.8; Scholia on Euripides, Orestes 4
  18. ^ Pseudo-Apollodorus, Bibliotheca 3.12.7; Pausanias, Graeciae Descriptio 1.41.3; Scholia on Euripides, Orestes 4; Scholia on Pindar, Olympian Odes 1.144c–e
  19. ^ PParthenius, Erotica Pathemata 31
  20. ^ Homer, Iliad 2.104; Pseudo-Apollodorus, Bibliotheca 2.4.6 & Epitome 2.10; Hyginus, Fabulae 84, 88, 124, 224
  21. ^ Homer, Iliad 2.104; Pseudo-Apollodorus, Bibliotheca 2.4.6 & Epitome 2.10; Hyginus, Fabulae 84, 86, 87, 124 & 246
  22. ^ Pseudo-Apollodorus, Bibliotheca 2.5.1
  23. ^ Hyginus, Fabulae 14.4
  24. ^ Hyginus, Fabulae 84
  25. ^ a b Scholia on Euripides, Orestes 4; Scholia on Pindar, Olympian Odes 1.144c–e
  26. ^ Pseudo-Apollodorus, Bibliotheca Epitome 1.2
  27. ^ Pausanias, Graeciae Descriptio 2.6.5
  28. ^ Pausanias, Graeciae Descriptio 2.26.2
  29. ^ Pausanias, Graeciae Descriptio 2.15.1; Scholia trong Euripides, Orestes 4
  30. ^ Acusilus, fr. 3; Pherecydes, fr. 20
  31. ^ Pausanias, Graeciae Descriptio 6.22.8
  32. ^ Tryphon, fr. 87 Velsen ap. Stephanus of Byzantium, Ethnica s.v. Dyspontion
  33. ^ a b Scholia on Pindar, Olympian Odes 1.144c–e
  34. ^ Scholia trong Homer, Odyssey 4.10; Scholia trong Euripides, Orestes 4; Pherecydes, fr. 132
  35. ^ Scholia trong Euripides, Orestes 4
  36. ^ a b Pseudo-Apollodorus, Bibliotheca 2.4.5
  37. ^ Pseudo-Apollodorus, Bibliotheca 2.4.5; Plutarch, Theseus 7.1; Pausanias, Graeciae Descriptio 8.14.2
  38. ^ Diodorus Siculus, Bibliotheca historica 4.9.1
  39. ^ Stephanus of Byzantium, Ethnica s.v. Mytilēnē
  40. ^ Scholia on Euripides, Orestes, 4; on Pindar, Olympian Ode, 1. 144
  41. ^ Pseudo-Plutarch, Greek and Roman Parallel Stories, 33
  42. ^ Robert Graves. The Greek Myths, section 110 s.v. The Children of Pelops
  43. ^ Pausanias, Description of Greek , 6. 21. 9–11, có tham chiếu đến Megalai Ehoiai fr. 259 (a).

Nguồn cổ đại

sửa

Nguồn hiện đại

sửa
  • Burkert, Walter (1983). “Pelops at Olympia”. Homo Necans. University of California Press. tr. 93–103.
  • Kerenyi, Karl (1959). The Heroes of the Greeks. New York/London: Thames and Hudson.
  • Patay-Horváth, András (2017). “Pelops and the Peloponnese”. Orbis Terrarum, Internationale Zeitschrift für historische Geographie der Alten Welt. 15: 113–130.
  • Smith, William; Dictionary of Greek and Roman Biography and Mythology, London (1873). "Pelops"

Liên kết ngoài

sửa