Kyiv

thủ đô và thành phố lớn nhất của Ukraina

Kyiv (tiếng Ukraina: Київ, phát âm [ˈkɪjiu̯] ), cũng được biết tới với tên từ tiếng NgaKiev (Ки́ев),[1][2]thủ đô và là thành phố lớn nhất nước Ukraina. Thành phố tọa lạc tại bắc trung bộ của quốc gia này, dọc theo đôi bờ sông Dnipro. Kyiv trải rộng trên diện tích 839 km² với dân số tính đến tháng 7 năm 2013 là 2.847.200 người; nếu tính cả số dân đăng ký không chính thức thì dân số của Kyiv là 3 triệu người.[3]

Kyiv
Київ
Kiev
Từ góc trên trái: Cổng Vàng, Tòa nhà Trường Đại học Đỏ, Kiev Pechersk Lavra, Nhà thờ Thánh Andrew, Berehynia trên quảng trường Độc Lập và tượng Bohdan Khmelnytsky
Hiệu kỳ của Kyiv
Hiệu kỳ
Huy hiệu của Kyiv
Huy hiệu
Biểu trưng chính thức của Kyiv
Biểu trưng
Bản đồ Ukraina với Kyiv được tô đỏ
Bản đồ Ukraina với Kyiv được tô đỏ
Kyiv trên bản đồ Ukraina
Kyiv
Kyiv
Kyiv trên bản đồ Châu Âu
Kyiv
Kyiv
Tọa độ: 50°27′0″B 30°31′24″Đ / 50,45°B 30,52333°Đ / 50.45000; 30.52333
Quốc giaUkraina
OblastThành phố Kyiv
RaionThành phố trực thuộc trung ương
Người sáng lậpKyi, Shchek, Khoryv, Lybid
Đặt tên theoKyi
Chính quyền
 • Thị trưởngVitali Klitschko
Diện tích
 • Tổng cộng839 km2 (324 mi2)
Độ cao179 m (587 ft)
Dân số (1 Tháng 1, năm 2021)
 • Tổng cộng2,952,301 (TK chính thức)
 • Mật độ3.299/km2 (8,540/mi2)
Múi giờGiờ Đông Âu, UTC+2, UTC+3, quy ước giờ mùa hè
 • Mùa hè (DST)EEST (UTC+3)
Mã bưu điện01xxx-04xxx
Mã điện thoại44
Mã ISO 3166UA-30
Thành phố kết nghĩaMünchen, Vilnius, Edinburgh, Riga, Baku, Bratislava, Beograd, Chicago, Kraków, Firenze, Thành phố Kyōto, Rio de Janeiro, Tbilisi, Tampere, Leipzig, Berlin, Sarajevo
Biển số xeAA (trước 2004: КА,КВ,КЕ,КН,КІ,KT)
Thành phố kết nghĩaAnkara, Athena, Belgrade,
Brussel, Budapest, Chicago,
Chişinău, Edinburgh, Firenze,
Helsinki, Kraków, Kyoto, Leipzig,
Minsk, München, Odense, Paris,
Pretoria, Riga, Roma,
Santiago de Chile, Sofia,
Stockholm, Tallinn, Tampere, Tbilisi,
Toronto, Toulouse, Warszawa,
Vũ Hán, Viên, Vilnius, Yerevan
Websitehttp://www.kmr.gov.ua

Kyiv là thành phố trực thuộc trung ương, nằm bên tỉnh Kyiv nhưng không thuộc tỉnh này. Đây là một trong các trung tâm công nghiệp, khoa họcvăn hóa của Đông Âu. Nơi đây có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học và nhiều di tích lịch sử nổi tiếng trên thế giới. Giao thông của thành phố phát triển cao, nhất là hệ thống giao thông công cộng như xe buýttàu điện ngầm. Thành phố Kyiv một trong những thành phố lâu đời nhất Đông Âu đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và những biến cố lịch sử. Thành phố là một trung tâm thương mại vào đầu thế kỷ 5. Là một khu định cư của người Slav ở trên con đường thương mại giữa ScandinaviaConstantinopolis, Kyiv là nơi sinh sống của một nhánh thuộc bộ lạc Khazar,[4] cho đến khi bị những người Varangia (Viking) chiếm giữ vào thế kỷ 9. Dưới thời cai trị của Varangia, thành phố đã trở thành thủ phủ của Kiev Rus', quốc gia Đông Slav đầu tiên. Đô thành Kyiv bị hủy hoại hoàn toàn trong thời kỳ Mông Cổ xâm lược vào năm 1240, khiến thành phố mất hết tầm ảnh hưởng của mình trong hàng thế kỷ sau đó. Thành phố từng bị kiểm soát bởi các cường quốc hùng mạnh, ban đầu là Đại công quốc Lietuva, sau đó là Lãnh địa quốc vương Ba LanĐế quốc Nga.[5]

Thành phố phồn thịnh trở lại trong thời kỳ cách mạng công nghiệp của Đế quốc Nga cuối thế kỷ 19. Năm 1917, sau khi Cộng hòa Nhân dân Ukraina tuyên bố độc lập khỏi Đế quốc Nga, Kyiv trở thành thủ đô. Từ năm 1921 trở về sau, Kyiv là một thành phố quan trọng của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Ukraina và từ 1934 là thủ đô nước cộng hòa này. Trong thế chiến II, thành phố lại bị hư hại nhưng nhanh chóng hồi phục trong những năm sau chiến tranh, là thành phố lớn thứ ba của Liên Xô. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraina giành độc lập vào năm 1991 và chọn Kyiv là thủ đô, tiếp nhận đều đặn làn sóng người di cư từ các vùng khác của đất nước. Trong quá trình chuyển đổi đất nước sang nền kinh tế thị trường và dân chủ, Kiev vẫn tiếp tục là lớn nhất và giàu có nhất thành phố của Ukraina. Sản lượng công nghiệp về trang bị vũ khí quân sự giảm mạnh khi Liên Xô sụp đổ, nhưng nó cũng là động lực để nền kinh tế chuyển đổi sang các lĩnh vực mới như dịch vụ tài chính và tiếp tục tạo tăng trưởng cho Kyiv. Là hành lang kết nối Đông và Tây châu Âu, Kyiv nhận được sự đầu tư lớn và liên tục vào nhà ở và cơ sở hạ tầng đô thị, là nơi chịu ảnh hưởng đan xen của lực lượng ủng hộ xích gần với phương Tây và lực lượng muốn giữ quan hệ thân Nga trong không gian thuộc Liên Xô cũ.

Nguồn gốc tên gọi

sửa

Thành phố Kyiv có tên gọi khác nhau ở từng ngôn ngữ:

Theo cuốn Povest' vremennykh let (Biên niên sử chính), tên gọi Kyiv hay Kiev đều bắt nguồn từ Kyi (Кий, tiếng Nga: Кий[12]). Theo nhà ngôn ngữ học Oleg Nikolayevich Trubachyov, tên gọi này bắt nguồn từ tên tiếng Slav Đông Cổ *Kyjevŭ gordŭ (nghĩa đen là "lâu đài của Kyi", "gord của Kyi"), từ tiếng Slav nguyên thủy *kyjevъ.[13] Tuy nhiên, một số người đặt ra nghi vấn về nguồn gốc này, đặc biệt là Mykhailo Serhiiovych Hrushevsky, người coi tên Kiev/Kyiv là nguồn gốc của tên những người sáng lập ra thành phố này. Theo nhà ngôn ngữ học người Canada gốc Ukraina Jaroslav Rudnyckyj, tên này có thể liên quan đến gốc tiếng Slav nguyên thủy *kyjь, nhưng nên được hiểu là có nghĩa là 'cây gậy, cột' như trong tiếng Ukraina hiện đại tương đương là Кий. Trong trường hợp đó, tên này nên được hiểu là khu định cư có hàng rào.[14]

Kyiv là tên chính thức trong tiếng Ukraina của thành phố,[15][16] và được sử dụng cho các hoạt động lập pháp và chính thức.[17] Kiev là tên tiếng Anh truyền thống của thành phố,[15][18][19] nhưng do có nguồn gốc từ tên tiếng Nga nên nhiều cơ quan truyền thông phương Tây dần tránh sử dụng tên Kiev sau khi Chiến tranh Nga-Ukraina nổ ra vào năm 2014, kết hợp với chiến dịch KyivNotKiev do Ukraina phát động nhằm thay đổi cách các phương tiện truyền thông quốc tế viết tên thành phố.[20] Tại Việt Nam, các phương tiện truyền thông sử dụng cả Kyiv[21] và Kiev (với mức độ thường xuyên hơn).[1][2]

Lịch sử

sửa

Kyiv là một trong những thành phố cổ nhất của Đông Âu, từng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền văn minh Đông Slav thời trung cổ cũng như trong quốc gia Ukraina hiện đại. Người ta tin rằng Kiev được thành lập vào cuối thế kỷ thứ 9. Nguồn gốc của thành phố bị che phủ bởi những huyền sử, một trong số đó nói về sự thành lập của 1 bộ tộc Slav lãnh đạo đạo bởi Kyi. Theo sách cổ Biên niên sử chính biên thì Kyi là người lớn tuổi nhất trong các anh em của mình, có hai người em trai là Shchek và Khoryv và 1 em gái là Lybid, là người sáng lập thành phố. Người ta tìm thấy trong tài liệu của Ptolemaeus có ghi tên của thành phố là Metropotity (thế kỷ 2). Một truyền thuyết khác nói rằng Thánh Anrê đi qua khu vực này và ông dựng lên ở nơi đây một cây thánh giá, xây dựng một nhà thờ. Từ thời Trung cổ hình ảnh của Tổng lãnh thiên thần Micae đại diện cho thành phố cũng như đất đai của các vị công tước. Người Slav định cư rải rác xung quanh khắp khu vực này từ thế kỷ thứ 6. Có rất ít bằng chứng lịch sử liên quan đến thời gian khi thành phố được thành lập và được phát triên sau đó. Vào thế kỷ thứ 8, có nhiều công sự được xây dựng trên khu vực người Slav sinh sống đã bị bỏ hoang cả vài thập kỷ.

Địa lý

sửa
 
Ảnh Kiev và sông Dnipro do Landsat 7 chụp.

Về mặt địa lý, Kiev thuộc vùng sinh thái Polesia (một phần của rừng gỗ hỗn hợp châu Âu). Tuy nhiên, cảnh quan độc nhất của thành phố khác biệt với vùng xung quanh.

Kiev nằm ở bai bên sông Dnipro, sông này chảy về phía nam và đổ vào biển Đen. Phần bên hữu ngạn hay bờ tây cổ hơn, đặc trưng bởi những đồi cây, khe nứt và các sông nhỏ. Trong thế kỷ 20, Kiev mở rộng về phía vùng đất thấp của tả ngạn (về phía đông). Những vùng quan trọng của thung lũng Dnipro thuộc bờ trái được tích tụ bởi cát nhân tạo và được bảo vệ bởi các đập.

Sông Dnipro hình thành hệ thống phụ lưu, doi, và cảng bên trong ranh giới thành phố. Địa hình thành phố là cầu nối giữa sông Desnahồ chứa Kyiv ở phía bắc, và hồ chứa Kaniv ở phía nam. Cả hai sông Dnipro và Desna đều có thể đi đến Kiev, mặc dù bị hạn chế bởi quy định vật hành khóa thuyền của các hồ chứa và giới hạn bị đóng băng trong mùa đông.

Tổng cộng có 448 vực nước mở trong ranh giới Kiev, bao gồm sông Dnipro, các hồ chứa nước, và nhiều sông nhỏ, hàng chục hồ và các hồ nhân tạo. Chúng chiếm 7949 ha lãnh thổ. Thêm vào đó, điểm nổi bật của thành phố là 16 bãi biển nhân tạo (tổng 140 ha) và 35 khu vui chơi giải trí gần vực nước (chiếm hơn 1000 ha). Nhiều vực nước được sử dụng cho các trò chơi giải trí, mặc dù một số không thích hợp cho bơi lội.[22]

Theo đánh giá của UN năm 2011, không có những mối nguy hiểm về các thảm họa tự nhiên ở Kiev và vùng đô thị Kiev[23]

Khí hậu

sửa

Kiev có khí hậu lục địa ẩm (Köppen Dfb).[24] Các tháng ấm nhất là tháng 6, 7, và 8 với nhiệt độ trung bình 13,8 đến 24,8 độ C. Các tháng lạnh nhất là tháng 12, 1, và tháng 2 với nhiệt độ trung bình -4,6 đến -1,1 độ C. Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được là 39,4° vào 31 tháng 7 năm 1936. Nhiệt độ lạnh nhất ghi nhận được là -32,2 °C vào ngày 7 & 9 tháng 2 năm 1929. Tuyết thường phủ từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 3, với thời gian đóng băng kéo dài trung bình 180 ngày, nhưng không quá 200 ngày trong những năm gần đây.[25]

Nhân chủng học

sửa

Theo thống kê dân số chính thức, thành phố có 2.847.200 dân đến tháng 7 năm 2013[28]

Lịch sử dân số

sửa

Theo thống kê năm 2001, dân số Kyiv là 2.611.300.[3] Những thay đổi về dân số thể hiện trong bảng kế bên. Theo thống kê, nam là 1.219.000 hay 46,7%, và 1.393.000 người hay 53,3%. So với số thống kê năm 1989, dân số thành phố đang trong tình trạng lão hóa, trong khi phổ biến trong cả nước thì một lượng đáng kể dân Kiev được bù bởi dòng người di cư trong độ tuổi lao động từ những vùng khác. Có khoảng 1.069.700 dân có trình độ trên hoặc đã hoàn thành trung học, tăng 21,7% so với năm 1989.

Một đáng giá về dân số không chính thức tháng 6 năm 2007 dựa trên lượng sản phẩm bánh ngọt bán ra trong thành phố (số liệu này bao gồm cả khách và người đi đường) với con số ít nhất 3,5 triệu.[31]

Thành phần dân tộc

sửa

Theo số liệu thống kê năm 2001, có hơn 130 quốc tịch và các nhóm dân tộc sống bên trong lãnh thổ Kiev. Người Ukraina là nhóm dân tộc lớn nhất ở Kiev với khoảng 2.110.800 người, chiếm 82,2% dân số thành phố. Các sắc dân khác: người Nga 337.300 người (13,1%), người Do Thái 17.900 (0,7%), người Belarus 16.500 (0,6%), người Ba Lan 6.900 (0,3%), người Armenia 4.900 (0,2%), người Azerbaijan 2.600 (0,1%), người Tatar 2.500 (0,1%), Người Gruzia 2.400 (0,1%), người Moldova 1.900 (0,1%).

Cả hai thứ tiếng Ukraina và Nga được sử dụng phổ biến trong thành phố; khoảng 75% dân số Kiev nói họ sử dụng tiếng Ukraina làm tiếng mẹ đẻ theo số liệu năm 2001, gần 25% người coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ.[32] Theo một cuộc khải sát năm 2006, tiếng Ukraina được 23% người Kyiv sử dụng ở nhà, 52% tiếng Nga và 24% dùng cả hai.[33] Trong cuộc khải sát xã hội học năm 2003, khi được hỏi 'ngôn ngữ nào bạn sử dụng trong cuộc sống hàng ngày?', 52% nói họ 'chủ yếu dùng tiếng Nga', 32% 'cả hai Nga và Ukraina sử dụng ngang nhau', 14% 'chủ yếu dùng tiếng Ukraina', và 4,3% 'chỉ sử dụng tiếng Ukraina'.[34]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “Chuyến tàu đêm đưa người tị nạn trở về Kiev”. VnExpress. 11 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ a b “Đoàn TNCS HCM tại Kiev (Ukraine) ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung”. vtv.vn. 27 tháng 11 năm 2013.
  3. ^ a b Theo điều tra dân số năm 2001 thì dân số Kiev là 2,61 triệu người (Ukrcensus.gov.ua – Kiev city Lưu trữ 2009-12-14 tại Wayback Machine URL accessed on ngày 4 tháng 8 năm 2007) còn ước tính dựa vào số lượng bánh mỳ bán ra ở thành phố thì dân số là 3,5 triệu. "There are up to 1.5 mln undercounted residents in Kiev", Korrespondent.net, ngày 15 tháng 6 năm 2005. (tiếng Nga)
  4. ^ Columbia Encyclopedia, article Kiev
  5. ^ “Kiev (Ukraine) - Britannica Online Encyclopedia”. Britannica.com. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2011.
  6. ^ “Kyjiw”. Duden (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2024.
  7. ^ Trước cải cách chính tả năm 1918: Кіевъ
  8. ^ a b Bản mẫu:Cite LPD
  9. ^ Preston, Rich [@RichPreston]. “And here's what the BBC Pronunciation Unit advises. We changed our pronunciation and spelling of Kiev to Kyiv in 2019” (Tweet) – qua Twitter.
  10. ^ “Kyiv”. Merriam-Webster Dictionary. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
  11. ^ Jones, Daniel (2011). Roach, Peter; Setter, Jane; Esling, John (biên tập). Cambridge English Pronouncing Dictionary (ấn bản thứ 18). Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-15255-6.
  12. ^ Trước cải cách chính tả năm 1918: Кій
  13. ^ Trubachev, O. N. biên tập (1987). “*kyjevъ/*kyjevo”. Ėtimologicheskiĭ slovarʹ slavi͡anskikh I͡Azykov: Praslavi͡anskiĭ leksicheskiĭ fond (bằng tiếng Nga). 13 (*kroměžirъ–*kyžiti). Moscow: Nauka. tr. 256–257.
  14. ^ Rudnyc'kyj, Jaroslav Bohdan (1962–1982). An etymological dictionary of the Ukrainian language. 2., rev. ed. Winnipeg: Ukrainian free acad. of sciences, pp. 660–663.
  15. ^ a b “Kiev”. Collins English Dictionary (bằng tiếng Anh). HarperCollins. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2020. The entry is the same as the print edition of Collins Dictionary of English (ấn bản thứ 13). Glasgow, UK: HarperCollins. 2018. It includes the note "Ukrainian name: Kyiv". For American English, the website also includes the definition from Webster's New World College Dictionary (ấn bản thứ 4). Boston: Houghton Mifflin Harcourt. 2010. In the 2018 fifth edition, WNWCD changed the main headword to Kyiv, with Kiev as a see-also entry with the label "Russ. name for Kyiv".
  16. ^ “Kiev”. Merriam-Webster.com Dictionary (bằng tiếng Anh). Merriam-Webster. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2020. Merriam–Webster's online dictionary entry has the headword "Kiev" with the label "variants: or Ukrainian Kyiv or Kyyiv." According to M–W's help on entries Lưu trữ 11 tháng 8 năm 2020 tại Wayback Machine, the key word or signals an equal variant spelling: "these the two spellings occur with equal or nearly equal frequency and can be considered equal variants. Both are standard, and either one may be used according to personal inclination."
  17. ^ Ukrainian Commission for Legal Terminology. “Kiev?, Kyiv?! Which is right?”. UA Zone. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2011.
  18. ^ “Kiev”. Oxford Dictionary on Lexico.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2020. The entry includes the usage note "Ukrainian name Kyiv", and the dictionary has a see-also entry for "Kyiv" cross-referencing this one. The entry text is republished from the print edition of the Oxford Dictionary of English (ấn bản thứ 3). Oxford University Press. 2010.
  19. ^ “Kiev”. Longman Dictionary of Contemporary English Online. Pearson English Language Teaching. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2020.
  20. ^ “Kyiv not Kiev: Why spelling matters in Ukraine's quest for an independent identity”. The Atlantic Council. 21 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2021.
  21. ^ “Chiến sự Ukraine ngày 1.028: Kyiv 'lật tẩy' nhóm gián điệp dò nơi đặt tiêm kích F-16?”. Thanh Niên Online. 18 tháng 12 năm 2024.
  22. ^ Design by Maxim Tkachuk, web-architecture by Volkova Dasha, templated by Alexey Kovtanets, programming by Irina Batvina, Maxim Bielushkin, Sergey Bogatyrchuk, Vitaliy Galkin, Victor Lushkin, Dmitry Medun, Igor Sitnikov, Vladimir Tarasov, Alexander Filippov, Sergei Koshelev. “Где в Киеве лучше не купаться » Новости в Киеве – Корреспондент”. Korrespondent.net. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2009.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  23. ^ “Urban agglomerations with 750,000 inhabitants or more in 2011 and types of natural risks”. United Nations, Department of Economic and Social Affairs, Population Division. tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2013.
  24. ^ M. Kottek & J. Grieser, C. Beck, B. Rudolf, and F. Rubel (2006). “World Map of the Köppen-Geiger climate classification updated” (PDF). Meteorol. Z. 15 (3): 259–263. doi:10.1127/0941-2948/2006/0130. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2012.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  25. ^ “Kiev (Ukraine)”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2012.
  26. ^ “Weather and Climate - The Climate of Kiev” (bằng tiếng Nga). Weather and Climate (Погода и климат). Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2013.
  27. ^ Cappelen, John; Jensen, Jens. “Ukraine - Kiev” (PDF). Climate Data for Selected Stations (1931-1960) (bằng tiếng Đan Mạch). Danish Meteorological Institute. tr. 332. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2016. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  28. ^ “Соціально-економічне становище м.Києва: Січень–липень 2013 року”. Department of Statistics, Kiev City State Administration. tháng 7 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2013.
  29. ^ Vilenchuk, S. R.; Yatsuk, T.B. (eds.) (2009). Kyiv Statistical Yearbook for 2008. Kiev: Vydavnytstvo Konsultant LLC. tr. 213. ISBN 978-966-8459-28-3.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  30. ^ Kudritskiy, A. V. (1982). KIEV entsiklopedicheskiy spravochnik. Kiev: Glavnaya redaktsia Ukrainskoy Sovetskoy Entsiklopedii. tr. 30.
  31. ^ “There are up to 1.5 mln undercounted residents in Kiev”. Korrespondent (bằng tiếng Nga). ngày 15 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2013.
  32. ^ Theo dữ liệu chính thức năm 2001: “Всеукраїнський перепис населення 2001 | Результати | Основні підсумки | Національний склад населення | місто Киів:”. ukrcensus.gov.ua. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2010. & “Всеукраїнський перепис населення 2001 | Результати | Основні підсумки | Мовний склад населення | місто Київ:”. ukrcensus.gov.ua. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2010.
  33. ^ "Kiev: the city, its residents, problems of today, wishes for tomorrow.", Zerkalo Nedeli, 29 April – ngày 12 tháng 5 năm 2006. in Russian Lưu trữ 2007-02-17 tại Wayback Machine, in Ukrainian Lưu trữ 2007-02-17 tại Wayback Machine
  34. ^ “What language is spoken in Ukraine?”. Welcome to Ukraine. tháng 2 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021.

Liên kết ngoài

sửa

Thông tin chung

sửa

Kiev hay Kyiv?

sửa

Các tài liệu chính thức

sửa

Tài liệu khác

sửa