Khái Hưng
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn người Hải Phòng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng | |
---|---|
Khái Hưng | |
Sinh | 1896 Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng |
Mất | 1947 (50–51 tuổi) |
Bút danh | Khái Hưng, |
Nghề nghiệp | Nhà văn, Chính khách |
Quốc tịch | Việt Nam |
Giai đoạn sáng tác | 1932 - 1947 |
Chủ đề | Hiện thực xã hội, lãng mạn |
Tác phẩm nổi bật | Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Gánh hàng hoa, Đời mưa gió, Tiêu Sơn tráng sĩ |
Phối ngẫu | Lê Thị Hòa |
Con cái | Nguyễn Tường Triệu (Trần Khánh Triệu) - con nuôi |
Người thân | Trần Tiêu |
Tiểu sử
sửaKhái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng được hình thành khi ông dùng phép đảo chữ để sắp xếp lại các chữ cái trong tên thật Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Cha ông là Trần Mỹ, từng giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh, cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng đi học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian, Khái Hưng tới Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Tuy Khái Hưng hơn Nhất Linh 9 tuổi nhưng là người bước vào văn đoàn sau nên được gọi Nhị Linh.
Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Văn đoàn này bắt đầu xuất hiện công khai từ 1932, và đến đầu năm 1933 thì tuyên bố chính thức thành lập với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo.
Cùng thời gian đó, Tự Lực Văn Đoàn ra tờ báo Phong Hóa. Về sau khi Phong Hóa bị đóng cửa thì tờ Ngày Nay thay thế. Cùng với báo, Tự Lực Văn Đoàn còn có nhà xuất bản Đời Nay. Toàn bộ tác phẩm của Khái Hưng đều do Ngày Nay và Đời Nay công bố.
Là một trong những cây bút chính của nhóm, tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng Hồn bướm mơ tiên (1933) là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Tiểu thuyết cuối cùng của ông là Thanh Đức (1943) và cũng là tiểu thuyết cuối cùng của nhóm. Khái Hưng cũng viết chung với Nhất Linh hai tiểu thuyết là Gánh hàng hoa và Đời mưa gió và ra đời chung tập truyện ngắn Anh phải sống cùng năm 1934.
Giống như các tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn khác, tác phẩm của Khái Hưng thường đề cao tình yêu tự do, chống lại các lễ giáo phong kiến, ít nhiều mang tính cải cách xã hội. Khái Hưng cũng có viết một số vở kịch, thường chỉ một hồi, nhưng ít được công diễn. Trong những năm 1935 đến 1940, Khái Hưng là nhà văn được nhiều thanh niên thành thị ưa chuộng. Khái Hưng cùng là một dịch giả. Bài Tình tuyệt vọng ông dịch từ thơ của Félix Arvers rất nổi tiếng.
- Lòng ta chôn một khối tình
- Tình trong giây phút mà thành thiên thu
- Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu
- Mà người gieo thảm như hầu không hay
Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, giống như Nhất Linh, Khái Hưng cũng tham gia hoạt động chính trị. Do tham gia Đại Việt Dân chính Đảng thân Nhật nên Khái Hưng từng bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945, Khái Hưng được trả tự do. Ông cùng Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách cho ra tờ Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới.
Sau Cách mạng tháng Tám, Khái Hưng phụ trách chuyên mục Chuyện lẩn thẩn trên nhật báo Việt Nam, cơ quan ngôn luận Việt Nam Quốc dân Đảng do Hoàng Thúc Gị chủ bút. Ông kí danh Chàng lẩn thẩn dưới mỗi bài báo[2].
Khái Hưng bị Việt Minh bắt giam tại Liên Khu 3 (Lạc Quần, Trực Ninh) rồi đem xử tử hình ở bến đò Cựa Gà, làng Ngọc Cục (Ngọc Tiên) phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định vào ngày 17/11/1947 khi ông mới 51 tuổi.[3] Theo ông Nguyễn Tường Triệu, con nuôi Khái Hưng, tiết lộ Khái Hưng mất tích sau Tết Đinh Hợi (22/1/1947).[3]
Tác phẩm
sửaTiểu thuyết
sửa
|
|
Tập truyện ngắn
sửa- Anh phải sống (cùng Nhất Linh, 1934)
- Tiếng suối reo (1935)
- Dọc đường gió bụi (1936)
- Cái ấm đất (1940)
- Đợi chờ (1940)
- Đội mũ lệch (1941)
- Cái ve (1944)
- Số đào hoa (1962)
Kịch
sửa- Tục lụy (1937)
- Cóc tía (1940)
- Đồng bệnh (1942)
Nhận xét
sửaCuốn tiểu thuyết quen thuộc nhất của Khái Hưng là cuốn Nửa chừng xuân. Theo quan điểm mácxít trên Từ điển văn học:
“ | Là một tiểu thuyết luận đề tuyên truyền với lễ giáo phong kiến đòi quyền tự do yêu đương và hạnh phúc cá nhân, Nửa chừng xuân có ý nghĩa tiến bộ nhất định... Mặc dù vậy, đặt trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam hết sức đen tối đương thời, Nửa chừng xuân cũng như tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói chung có ảnh hưởng tiêu cực nặng nề: đưa ra con đường đấu tranh cho tình yêu hạnh phúc cá nhân, chống lễ giáo phong kiến, song lẩn tránh nhiệm vụ đấu tranh chống thực dân thống trị giải phóng dân tộc. Do đó, muốn hay không Khái Hưng và nhóm Tự lực văn đoàn đã làm lạc hướng đấu tranh của thanh niên. Dường như cũng cảm thấy điều đó, Khái Hưng đã thêm chương cuối cùng khi in thành sách, để cho nhân vật Lộc nói đến "xã hội, nhân loại" và tuyên bố "dấn thân vào cuộc đời gió bụi". Những lời lẽ trống rỗng đó không chút phù hợp với bản chất tính cách nhân vật tầm thường này, có chẳng chỉ để xoa dịu lương tâm chàng thanh niên tiểu tư sản mà thôi. Cái "tôi" cá nhân chủ nghĩa tư sản lúc này chưa dám buông tuồng trắng trợn, cũng như cuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến của nó tuy gay gắt song chưa dám đi tới cùng...[4] | ” |
Nhà phê bình Trương Chính có những nhận xét công bằng hơn về Khái Hưng:
“ | Trước kia, cuốn tiểu thuyết nào cũng gợi ra một mối u uất, cũng bao hàm những ý tưởng đen tối, làm hèn người, làm yếu người [..] Nhân vật trong truyện lúc nào cũng vâng theo một lệ luật bất di bất dịch; không thể thực hiện được những nguyện vọng cao xa, vì thân thế, vì gia đình, vì xã hội, họ chỉ khóc than, rồi một ngày kia họ ngã trên giường bệnh, hay kết liễu đời họ bằng thuốc phiện, dấm thanh, hoặc bằng một cách nào khác, nhưng vẫn hèn nhát như nhau.
Ông Khái Hưng là người đầu tiên thấy cần phải tiêu diệt cái trạng thái liệt bại gây bởi thứ lãng mạn hạ đẳng ấy, đương hãm hại thanh niên nước nhà. Ông quyết thổi vào văn chương một luồng hơi êm mát và trong sáng hơn. Bởi thế, tiểu thuyết của ông trẻ trung, vui vẻ, người trong truyện của ông yêu đời, ham sống.[5] |
” |
Chú thích
sửa- ^ “TRAN HO DUNG”. Truy cập 7 tháng 3 năm 2015.
- ^ Việt Nam nhật báo
- ^ a b Khái Hưng (Trần Khánh Giư 1896-1947?): Nỗi Buồn Người Trí Thức Trong Cuộc Đổi Đời Đầy Bạo Lực, Xương Máu
- ^ Từ điển văn học, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, tập II, 1984, trang 152
- ^ Trương Chính, "Hồn bướm mơ tiên" trong tập Dưới Mắt Tôi, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2016, trang 29. Xuất bản lần đầu năm 1939.
Liên kết ngoài
sửaWikisource có các tác phẩm của hoặc nói về: Khái Hưng |