Giải Toán học Ruth Lyttle Satter

giải thưởng toán học của Hội Toán học Hoa Kỳ

Giải Toán học Ruth Lyttle Satter (tiếng Anh: Ruth Lyttle Satter Prize in Mathematics) hay Giải Satter (tiếng Anh: Satter Prize) là một trong hai mươi mốt giải thưởng được trao bởi Hội Toán học Hoa Kỳ (AMS)[1] và được trao hai năm một lần để ghi nhận đóng góp đột phá của một phụ nữ trong việc nghiên cứu toán học trong sáu năm qua.[2] Giải được sáng lập năm 1990 nhờ số tiền quyên góp của nhà toán học Joan Birman và đặt tên theo chị gái của bà là Ruth Lyttle Satter,[3] một nhà khoa học sinh học và là người đề xướng những cơ hội bình đẳng trong khoa học cho người phụ nữ.[4] Được trao lần đầu vào năm 1991, giải thưởng có ý "vinh danh lời cam kết [của Satter] sẽ nghiên cứu và khuyên khích phụ nữ nghiên cứu khoa học. Hội đồng của AMS bình chọn ra người nhận dựa trên đề xuất của một uỷ ban bình chọn.[5] Lễ trao giải diễn ra tại Cuộc họp Toán học chung[a] vào những năm lẻ và luôn mang một số tiền thưởng khiêm tốn. Kể từ năm 2003, giải thưởng có giá trị $5.000,[5][6] từ năm 1997 đến năm 2001 con số này là $1.200[7][8] và những năm trước đó là $4.000.[9] Nếu có nhiều người đồng nhận, số tiền sẽ chia đều cho những người đoạt giải.[7]

Giải Toán học Ruth Lyttle Satter
Trao chođóng góp đột phá của một phụ nữ trong việc nghiên cứu toán học trong sáu năm qua
Được trao bởiHội Toán học Hoa Kỳ
Phần thưởng$5.000
Lần đầu tiên1991
Đương kimMaryna Viazovska (2019)
Trang chủwww.ams.org/profession/prizes-awards/ams-prizes/satter-prize

Tính đến năm năm 2019, giải đã được trao 15 lần cho 16 cá nhân. Dusa McDuff là người đầu tiên đoạt giải vì công trình nghiên cứu của bà về hình học symplectic.[b][10] Lần đầu tiên và duy nhất cho đến nay có hai người đồng nhận là vào năm 2001 khi Karen E. SmithSijue Wu cùng đoạt giải.[7] Người nhận giải năm 2013 là Maryam Mirzakhani, bà cũng là người phụ nữ đầu tiên nhận Huy chương Fields vào năm 2014. Đây được xem là giải thưởng danh giá nhất dành cho một nhà toán học.[11][12] Bà đã đoạt cả hai giải thưởng cho công trình nghiên cứu về "hình học trong các mặt Riemann và những không gian mô đun[c] của chúng".[13] Người nhận gần đây nhất là Kaisa Matomäki vào năm 2021 cho "công trình mở đường cho phân ngành hàm nhân tính với khoảng ngắn bằng một cách bất ngờ và vô cùng sinh lợi" của cô (phần lớn chung với Maksym Radziwiłł).[14]

Hiệp hội Khoa học Phụ nữ cũng có một giải thưởng với tên tương tự là Giải Tưởng niệm Ruth Satter trị giá $1.000 cho "một sinh viên tốt nghiệp nổi bật đã gián đoạn việc học ít nhất 3 năm để nuôi sống một gia đình".[15][16]

Những người đoạt giải

sửa
Những người đoạt Giải Satter và cơ sở lý luận[17]
Năm Ảnh Người đoạt giải Cơ sở lý luận
1991   Dusa McDuff "vì những đóng góp đột phá của bà cho hình học symplectic[b] trong vòng năm năm qua"
1993   Lai-Sang Young "vì vai trò dẫn dắt của bà trong việc tìm hiểu những tính chất thống kê (hoặc ergodic)[d] của hệ thống động lực"
1995   Sun-Yung Alice Chang "vì những đóng góp sâu sắc của bà trong việc nghiên cứu các phương trình vi phân riêng phần trên những đa tạp Riemann[e] và đặc biệt là công trình của bà về các vấn đề cực trị trong hình học phổ và độ compact của những mêtric đồng phổ trong một lớp bảo giác trên một đa tạp 3 chiều"
1997   Ingrid Daubechies "vì sự phân tích sâu sắc, tuyệt đẹp của bà về wavelet[f] và những ứng dụng của chúng"
1999 Bernadette Perrin-Riou "vì nghiên cứu lý thuyết của bà về các hàm L[g] p-adiclý thuyết Iwasawa[h]"
2001 Karen E. Smith "vì công trình xuất chúng của bà trong lĩnh vực đại số giao hoán"
  Sijue Wu "vì công trình của bà về một vấn đề lâu đời trong phương trình sóng nước"
2003   Abigail Thompson "vì công trình xuất chúng của bà trong lĩnh vực tô pô 3 chiều"
2005 Svetlana Jitomirskaya "vì công trình tiên khởi của bà về địa phương hóa quasiperiodic[i] phi nhiễu loạn,[j] cụ thể là những kết quả trong các bài viết (1) Metal–insulator transition for the almost Mathieu operator, Ann. of Math. (2) 150 (1999), số 3, 1159 – 1175, và (2) với J. Bourgain, Absolutely continuous spectrum for 1D quasiperiodic operators, Invent. Math. 148 (2002), số 3, 453 – 463"
2007   Claire Voisin "vì những đóng góp sâu sắc của bà trong hình học đại số, cụ thể là lời giải gần đây cho hai vấn đề lâu đời: vấn đề Kodaira (On the homotopy types of compact Kähler and complex projective manifolds, Inventiones Mathematicae, 157 (2004), số 2, 329 – 343) và giả định Green (Green's canonical syzygy conjecture for generic curves of odd genus, Compositio Mathematica, 141 (2005), số. 5, 1163 – 1190; số Green's generic syzygy conjecture for curves of even genus lying on a K3 surface, Journal of the European Mathematical Society, 4 (2002), no. 4, 363 – 404)"
2009   Laure Saint-Raymond "vì công trình nền móng của cô về các giới hạn động lực học hydro của phương trình Boltzmann[k] trong thuyết động học chất khí"
2011 Amie Wilkinson "vì những đóng góp đáng ghi nhận của bà cho lý thuyết ergodic[d] của các hệ thống động lực bán hyperbol"
2013   Maryam Mirzakhani "vì những đóng góp sâu sắc của cô cho lý thuyết không gian mô đun[c] của các mặt Riemann"
2015   Oh Hee "vì những đóng góp nền móng của bà cho các lĩnh vực động lực không gian thuần nhất,[l] nhóm con rời rạc[m] của nhóm Lie và ứng dụng lý thuyết số"
2017 Laura DeMarco "vì những đóng góp của cô cho động lực học phức,[n] lý thuyết thế vị[o] và lĩnh vực mới nổi động lực học số học[p]"
2019   Maryna Viazovska "vì những đóng góp đột phá của cô ở hình học rời rạc và lời giải ngoạn mục cho bài toán đóng gói hình cầu[q] ở chiều thứ tám"
2021 Kaisa Matomäki "vì công trình mở đường của cô (phần lớn chung với Maksym Radziwiłł) cho phân ngành hàm nhân tính với khoảng ngắn bằng một cách bất ngờ và vô cùng sinh lợi"

Ghi chú

sửa
  1. ^ Cuộc họp Toán học chung (en) là một hội thảo toán học được tổ chức thường niên bởi Hội Toán học Hoa Kỳ (AMS) và Hiệp Hội Toán học Hoa Kỳ (MMA).
  2. ^ a b Hình học symplectic (en) (tiếng Anh: symplectic geometry) là một liên ngành giữa hình học vi phântô pô vi phân chủ yếu nghiên cứu một loại đa tạp gọi là đa tạp symplectic.
  3. ^ a b Không gian mô đun (en) là một không gian hình học mà các điểm của nó biểu diễn những đối tượng hình học đại số hoặc tập hợp các đối tượng đẳng cấu như vậy..
  4. ^ a b Một quá trình ngẫu nhiên có tính ergodic (en) khi những tính chất thống kê của nó có thể được suy ra từ một mẫu duy nhất, đủ dài và ngẫu nhiên của quá trình đó. Xem thêm Ergodic process tại Wikipedia tiếng Anh.
  5. ^ Đa tạp Riemann (en) (tiếng Anh: Riemannian manifold) là đa tạp trơn với một tích trong trên không gian tiếp tuyến tại mỗi điểm mà các điểm này thay đổi trơn từ điểm này sang điểm khác.
  6. ^ Wavelet (en) là một dao độngbiên độ ban đầu là 0, sau đó tăng lên và cuối cùng lại giảm xuống còn 0.
  7. ^ Hàm L (en) (tiếng Anh: L-function) là một hàm phân hình trên mặt phẳng phức, có liên quan đến một trong vài thể loại đối tượng toán học.
  8. ^ Trong lý thuyết số, lý thuyết Iwasawa (en) là lĩnh vực nghiên cứu các đối tượng lãi cấp số cộng trên những dãy mở rộng trường số vô hạn.
  9. ^ Một hệ thống có tính quasiperiodic (en) khi nó có sự tuần hoàn (tiếng Anh: periodicity) bất thường.
  10. ^ Một hàm số hay quá trình được gọi là phi nhiễu loạn (en) (tiếng Anh: non-perturbative) khi nó không thể được miêu tả bằng lý thuyết nhiễu loạn.
  11. ^ Phương trình Boltzmann (en) (tiếng Anh: Boltzmann equation) mô tả hành vi thống kê của hệ thống nhiệt động không ở trong trạng thái cân bằng. Nó được viết như sau:
     
  12. ^ Không gian thuần nhất (en) (tiếng Anh: homogeneous space) của một nhóm G là một đa tạp hoặc không gian tô pô không rỗng sao cho G hoạt động một cách bắc cầu trên không gian đó.
  13. ^ Nhóm con rời rạc (en) (tiếng Anh: discrete subgroup) của nhóm tô pô G là một nhóm con H sao cho có một phủ mở của G mà trong đó mỗi tập hợp con mở chứa đúng một phần tử của H.
  14. ^ Động lực học phức (en) (tiếng Anh: complex dynamics) là lĩnh vực nghiên cứu các hệ thống động lực được định nghĩa bởi phép lặp hàm số trên những không gian số phức.
  15. ^ Lý thuyết thế vị (en) (tiếng Anh: potential theory) là lĩnh vực nghiên cứu các hàm điều hòa.
  16. ^ Động lực học số học (en) (tiếng Anh: arithmetic dynamics) là liên ngành giữa hệ thống động lựclý thuyết số.
  17. ^ Đóng gói hình cầu (en) (tiếng Anh: sphere packing) là sự sắp xếp các mặt cầu không giao nhau trong một không gian chứa.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Prizes and Awards”. Hội Toán học Hoa Kỳ. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020.
  2. ^ “Ruth Lyttle Satter Prize in Mathematics”. Hội Toán học Hoa Kỳ. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020.
  3. ^ Case, Bettye; Leggett, Anne biên tập (2005). Complexities: Women in Mathematics. Nhà xuất bản Đại học Princeton. tr. 97. ISBN 0-691-11462-5.
  4. ^ “Educational Awards: Ruth Satter”. Hiệp hội Khoa học Phụ nữ. Bản gốc lưu trữ 2 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020.
  5. ^ a b “2017 Ruth Lyttle Satter Prize” (pdf). Notices of the AMS. Hội Toán học Hoa Kỳ. 64 (4): 316. tháng 4 năm 2017.
  6. ^ “2003 Satter Prize” (pdf). Notices of the AMS. Hội Toán học Hoa Kỳ. 50 (4): 474. tháng 4 năm 2003.
  7. ^ a b c “2001 Ruth Lyttle Satter Prize” (pdf). Notices of the AMS. Hội Toán học Hoa Kỳ. 48 (4): 411–12. tháng 4 năm 2001.
  8. ^ “1997 Satter Prize” (pdf). Notices of the AMS. Hội Toán học Hoa Kỳ. 44 (3): 348. tháng 3 năm 1997.
  9. ^ “1995 Satter Prize” (pdf). Notices of the AMS. Hội Toán học Hoa Kỳ. 42 (4): 459. tháng 4 năm 1995.
  10. ^ Morrow, Charlene; Peri, Teri biên tập (1998). Notable Women in Mathematics: A Biographical Dictionary. Westport, Connecticut: Greenwood Press. tr. 140. ISBN 0-313-29131-4.
  11. ^ “Reclusive Russian turns down math world's highest honour”. Canadian Broadcasting Corporation. AP. ngày 22 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020.
  12. ^ “Maryam Mirzakhani, first woman to win maths' Fields Medal, dies”. BBC News. ngày 15 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020.
  13. ^ “Maryam Mirzakhani, First Woman and Iranian to Win Fields Medal, Dies at 40”. The Wire. ngày 15 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020.
  14. ^ “2021 Ruth Lyttle Satter Prize” (PDF). Notices of the American Mathematical Society. 68: 626–627.
  15. ^ “AAS Committee on the Status of Women”. AASWOMEN. tháng 1 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020.
  16. ^ Austin, Ruth biên tập (1996). The Grants Register 1997. New York: Macmillan Press. tr. 189. ISBN 978-0-312-15898-9.
  17. ^ “Prizes and Awards”. Hội Toán học Hoa Kỳ. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020.