Tuyệt chủng
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. |
Trong sinh học và hệ sinh thái, tuyệt chủng là sự kết thúc tồn tại của một nhóm sinh vật theo đơn vị phân loại, thông thường là một loài.
Tình trạng bảo tồn | |
---|---|
Tuyệt chủng | |
Bị đe dọa | |
Nguy cơ thấp | |
Danh mục khác | |
Chủ đề liên quan | |
Một loài hoặc phân loài bị coi là tuyệt chủng khi có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết. Thời điểm tuyệt chủng thường được coi là cái chết của cá thể cuối cùng của nhóm hay loài đó, mặc dù khả năng sinh sản và phục hồi có thể đã bị mất trước thời điểm đó. Bởi vì phạm vi tiềm năng của một loài có thể là rất lớn, nên việc xác định thời điểm tuyệt chủng là rất khó, và thường được thực hiện theo phương cách truy ngược về quá khứ. Khó khăn này dẫn đến hiện tượng Lazarus taxon, một loài đã tuyệt chủng đột ngột "xuất hiện trở lại" (thường là trong các hóa thạch) sau một thời gian vắng mặt rõ ràng.
Trong hệ sinh thái hiện thời thì tuyệt chủng là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy định trong Sách đỏ IUCN.
Hầu hết động vật từng sống trên Trái Đất ngày nay đã bị tuyệt chủng. Chúng ta chỉ biết chúng qua mẫu hoá thạch xương hoặc vỏ của chúng. Nếu chúng vừa tuyệt chủng gần đây thì ta có thể biết đến qua các bức tranh, phim ảnh cũ. Những loài tuyệt chủng mà công chúng biết tới phổ biến là voi ma mút[1], khủng long[2], hổ răng kiếm[3], bọ ba thùy[4]...
Lý do/loại tuyệt chủng
sửaĐộng vật trở nên tuyệt chủng theo nhiều cách.
Tuyệt chủng giả
sửaTuyệt chủng giả là trường hợp tiến hoá diễn ra trong toàn bộ loài, dẫn đến phát sinh một loài sinh học mới, và không có hậu duệ nào mang thuần các tính trạng của loài cũ. Các loài cũ không tồn tại trong thời kỳ tiếp theo, nhưng con cháu của chúng vẫn đang tồn tại dưới hình dạng một loài mới. Ví dụ theo dòng thời gian, loài vượn người đã dần dần thay đổi và tiến hóa thành loài người hiện đại; loài vượn người hiện nay đã tuyệt chủng nhưng là "tuyệt chủng giả", vì con cháu của họ là loài người vẫn đang tồn tại.
Tuyệt chủng giả là dạng khó khăn để chứng minh, trừ khi có chuỗi bằng chứng liên quan đủ mạnh về loài đang sống và thành viên của loài tổ tiên tồn tại trước đó.
Do môi trường sống
sửaCách thứ 2 là động vật tuyệt chủng là 1 loài đơn độc bị biến mất do môi trường sống thay đổi. Ví dụ nhiều loài có chế độ ăn quá đặc biệt có thể dễ bị tuyệt chủng hơn so với các loài ăn tạp. Ví dụ như gấu trúc chỉ ăn măng non thì dễ tuyệt chủng hơn chuột có thể ăn bất cứ thứ gì.
Cách sống đặc biệt cũng có thể gây nên sự tuyệt chủng. Voi mamút[1] và loài tê giác lông mịn sống trong môi trường thời tiết lạnh của thời kỳ Băng hà. Khi băng tan dần, khí hậu ấm hơn, khiến chúng chết dần.
Do thiên địch
sửaSự mất cân bằng trong quan hệ thiên địch, đặc biệt là quan hệ chuỗi thức ăn, có thể dẫn đến tuyệt chủng của loài kém cạnh tranh trong chuỗi đó. Ví dụ như sự săn bắt của chó hoang do loài người mang tới đã làm tuyệt chủng nhiều loài thú có túi bản địa ở châu Úc.
Cùng tuyệt chủng
sửaCùng tuyệt chủng là biểu hiện của sự liên kết của các sinh vật trong hệ sinh thái phức tạp. Sự tuyệt chủng hay tiến hóa của loài này có thể dẫn đến tuyệt chủng của loài khác, chủ yếu do sự đảo lộn nguồn cung cấp thức ăn hay môi trường tồn tại. Những sinh vật bị tuyệt chủng theo có thể là:
- Các động vật ký sinh tuyệt chủng theo các động vật chủ.
- Các động vật ăn loại thức ăn quá chọn lọc. Gấu trúc chỉ ăn trúc non, có nguy cơ tuyệt chủng rất cao vì rừng trúc đang bị thu hẹp. Trong quá khứ ở New Zealand, đại bàng Haast tuyệt chủng vì con mồi của nó, chim moa là một loài chim không bay đã tuyệt chủng.[5]
- Các dòng virus chỉ phát triển ở các kiểu tế bào chủ chọn lọc, tuyệt chủng theo các động thực vật chủ. Ngày nay một số virus có thể tuyệt chủng do các biện pháp phòng trị bệnh, ví dụ virus đậu mùa[6], dịch tả trâu bò, poliovirus[7],... được coi là tuyệt chủng.
Tuyệt chủng hàng loạt
sửaTuyệt chủng hàng loạt là khi có hàng trăm loài tuyệt chủng ở khắp mọi nơi. Lịch sử sinh giới đã có nhiều sự kiện tuyệt chủng hàng loạt. Đợt tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ nổi tiếng nhất, là tuyệt chủng của các khủng long[2] xảy ra cách đây khoảng 65 triệu năm, được gọi là sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen. Các nhà khoa học đang tìm nguyên nhân, và đưa ra giả thuyết chính là do thiên thạch va vào Trái Đất, đã gây ra thay đổi khí hậu tức thì, cùng với bụi khói và chất độc, làm tổn hại hệ thực vật vốn là thức ăn ở đầu chuỗi của hệ động vật.
Tác động của con người
sửaVới sự xuất hiện và phát triển không ngừng của văn minh loài người việc tuyệt chủng trên đất đang diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng hơn. Từ những việc như săn bắt, hái lượm đến việc đốt rừng và ngày nay là nền công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu - con người đã đẩy nhanh quá trình tuyệt chủng trên toàn thế giới và làm suy giảm nghiêm trọng hệ động thực vật. Mặc dù trong tương lai, con người có thể bị tuyệt chủng bởi tác động bên ngoài khác, nhưng chính việc làm biến đổi khí hậu của con người đang khiến chúng ta có nguy cơ tuyệt chủng nhanh hơn bao giờ hết.
Ví dụ rõ nhất là sự tuyệt chủng của chó sói Tasmania, còn gọi là hổ Tasmania ở châu Úc. Chúng bị người châu Âu nhập cư tiêu diệt. Con sói Tasmania cuối cùng chết trong một vườn thú ở Tasmania vào năm 1936, mặc dù sau đó có nói đến sự phát hiện thêm một số cá thể sói hoang dã.[8] Vào nửa cuối thế kỷ XX thì không ai bắt gặp chúng nữa.
Sự tuyệt chủng của chó sói Tasmania do con người gây ra, là tiền đề dẫn đến các giả thuyết về sự tuyệt chủng của các loài thú lớn khác do bị người tiền sử săn bắt quá mức:
- Sự tuyệt chủng của Voi mamút ở Bắc Bán cầu.[9]
- Sự tuyệt chủng của thú lớn ở châu Úc, khi người tiền sử đến đây hồi 40.000 năm trước.[10]
Chuột núi Lào
sửaChuột núi Lào hoặc kha-nyou (tên khoa học: Laonastes aenigmamus, tức là "chuột đá Lào") là loài gặm nhấm sống ở miền Khammouan của Lào. Loài này được miêu tả lần đầu tiên năm 2005 trong một bài báo của Paulina Jenkins và một số người khác, họ nghĩ rằng động vật này có tính chất khác biệt với các loài gặm nhấm đang sống đến độ cần phải đặt nó vào một họ mới, gọi là Laonastidae.[11]
Tuy nhiên năm 2006, Mary Dawson và một số người khác bác bỏ cách phân loại của loài chuột này. Họ cho rằng nó thuộc về họ hóa thạch cổ, Diatomyidae, trước đây tưởng bị tuyệt chủng 11 triệu năm trước.[12] Do đó, loài này tiêu biểu cho đơn vị phân loại Lazarus. Con này giống với con chuột lớn có lông đen và đuôi dày rậm lông. Nó có sọ rất lạ với đặc điểm khác với các thú vật khác đang sống.
Tại Việt Nam chúng cũng đã được tìm thấy ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Cá chình Protanguilla palau
sửaProtanguilla palau là loài cá chình duy nhất hiện nay đã biết trong chi Protanguilla, và chi này cũng là chi duy nhất đã biết trong họ Protanguillidae, được xem là "hóa thạch sống" vì những đặc tính nguyên thủy của nó. Các cá thể của loài cá chình này được phát hiện khi đang bơi vào tháng 3 năm 2010 trong một hang động nước sâu tại một rạn san hô viền bờ ngoài khơi Palau, nam Thái Bình Dương[13].
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ a b Nogués-Bravo, D.; Rodríguez, J. S.; Hortal, J. N.; Batra, P.; Araújo, M. B. (2008). Barnosky, Anthony, ed. "Climate Change, Humans, and the Extinction of the Woolly Mammoth". PLoS Biology 6 (4), p. e79. PMC 2276529. PMID 18384234.
- ^ a b Kubo, T.; Benton, Michael J. (2007). "Evolution of hindlimb posture in archosaurs: limb stresses in extinct vertebrates". Palaeontology 50 (6): 1519–1529.
- ^ Cope, E. D. (December 1880). "On the Extinct Cats of America". The American Naturalist 14 (12): 833–858. JSTOR 2449549. Truy cập 01/11/2015.
- ^ Owens, R. M. (2003), "The stratigraphical distribution and extinctions of Permian trilobites.", in Lane, P. D., Siveter, D. J. & Fortey R. A., Trilobites and Their Relatives: Contributions from the Third International Conference, Oxford 2001, Special Papers in Palaeontology 70, Blackwell Publishing & Palaeontological Association, p. 377–397
- ^ Dunn, Robert; Nyeema Harris; Robert Colwell; Lian Pin Koh; Navjot Sodhi (2009). The sixth mass coextinction: are most endangered species parasites and mutualists?. Proceedings of the Royal Society.
- ^ WHO Factsheet WHO meeting agenda Scientists certified it eradicated in December 1979, WHO formally ratified this on ngày 8 tháng 5 năm 1980 in resolution WHA33.3
- ^ Global Polio Eradication Initiative. Polio Eradication & Endgame Midterm Review July 2015 Lưu trữ 2015-11-18 tại Wayback Machine. Truy cập 01/11/2015.
- ^ Burbidge, A.A.; Woinarski, J. (2016). “Thylacinus cynocephalus”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T21866A21949291. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-2.RLTS.T21866A21949291.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
- ^ Bravo, David. 2008. Climate Change, Humans, and the Extinction of the Woolly Mammoth. Truy cập 22/10/2015.
- ^ Flannery, Tim (2002), "The Future Eaters: An Ecological History of the Australasian Lands and People" (Grove Press).
- ^ Jenkins, P.D.. “Morphological and molecular investigations of a new family, genus and species of rodent (Mammalia: Rodentia: Hystricognatha) from Lao PDR” (bằng tiếng Anh) (2 (4)). Taylor & Francis Group. tr. 419–454. Bản gốc (PDF) lưu trữ 18/4/2005. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2011.
These specimens are described here on the basis of their unique combination of external and craniodental features as members of a new family, genus and species, using comparative morphological and molecular data
Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:|ngày truy cập=
và|ngày lưu trữ=
(trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)[liên kết hỏng] - ^ Dawson, M.R.. “Morphological and molecular investigations of a new family, genus and species of rodent (Mammalia: Rodentia: Hystricognatha) from Lao PDR” (bằng tiếng Anh) (311 (5766)). Taylor & Francis Group. tr. 1456–1458. Bản gốc (PDF) lưu trữ 2007. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2011.
The highly distinctive characteristics of Laonastes led to the determination that the origin of Laonastes could readily be traced to a known family of earlier Asian rodents, the Diatomyidae
line feed character trong|trích dẫn=
tại ký tự số 26 (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:|ngày truy cập=
(trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)[liên kết hỏng] - ^ G. D. Johnson & Ida H., Sakaue J., Sado T., Asahida T. & Miya M. (2012). “A 'living fossil' eel (Anguilliformes: Protanguillidae, fam nov) from an undersea cave in Palau” (PDF). Proceedings of the Royal Society. (in press). doi:10.1098/rspb.2011.1289. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
Liên kết ngoài
sửaWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tuyệt chủng. |