Castor (sao)
Castor hay Alpha Geminorum (α Geminorum, viết tắt là Alpha Gem, α Gem) là ngôi sao sáng thứ hai trong chòm sao Song Tử. Nó là một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm. Với mắt thường, ta chỉ thấy nó đứng đơn độc một mình nhưng khi sử dụng kính thiên văn, nó trở thành một hệ sao nhiều sao gồm sáu ngôi sao riêng lẻ được hình thành thành ba cặp sao đôi. Mặc dù nó có tiết đầu ngữ là 'alpha', nhưng nó lại mờ nhạt hơn Beta Geminorum (Pollux).
Hệ sao
sửaCastor được nhà thiên văn học người Anh James Pound ghi nhận là sao đôi vào năm 1718. Độ cách xa của hai ngôi sao đã tăng từ 2 "năm 1970 [16] lên khoảng 6" vào năm 2017.[1] Hai ngôi sao có cấp sao biểu kiến là 1,9 và 3,0.
Ngôi sao thứ ba cách xa với sao chính, độ cách xa là 73".[1]
Ba ngôi sao còn lại được gọi là Castor A, B, C. Castor A và B đều có quỹ đạo kéo dài một vài ngày. Còn Castor C quỹ đạo trong vòng chưa đầy một ngày.
Cấp sao biểu kiến của tất cả sáu ngôi sao khi cộng lại là +1,58, khiến cho nó là ngôi sao sáng thứ 23 trên bầu trời đêm.
Thời gian quay quanh nhau của mỗi cặp là: 9,21 ngày; 2,93 ngày và 0,81 ngày.[2]
Trong đó, cặp A và cặp B quay quanh mất khoảng 450 năm và để cho cặp AB và cặp C nhị phân quay quanh nhau thì mất 14.000 năm.[3]
Trong hệ sao này, có hai ngôi sao là ngôi sao chính Castor Aa và Castor Ba là những ngôi sao dãy chính màu trắng–xanh nhạt loại A, và đều sáng hơn, lớn hơn, nóng hơn và nặng hơn Mặt Trời. Còn lại là những ngôi sao dãy chính màu đỏ, gồm sao đôi Castor C với tính chất chưa được xác định rõ.[4]
Trong văn hóa
sửaTên Castor đề cập cụ thể đến Castor, một người trong cặp song sinh đôi của thần Zeus và Leda trong thần thoại Hy Lạp và La Mã.
Trong tiếng Ả-rập, ngôi sao này được chú thích là "Al-Ras al-Taum al-Muqadim", tạm dịch là "người đứng đầu của cặp song sinh quan trọng nhất".[5]
Trong tiếng Trung, 北 河 (Běi Hé) có nghĩa là sông Bắc, đề cập đến một chòm sao bao gồm Castor, ρ Geminorum, và Pollux.[6] Do đó, Castor được gọi là 北 河 二 (Běi Hé èr, tên tiếng Anthe Second Star of North River, tạm dịch: Ngôi sao thứ hai của sông Bắc.)[7]
Liên kết ngoài
sửa“Castor 6”. SolStation. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2005.
Tham khảo
sửa- ^ a b Tokovinin, A. A. (1997). "MSC - a catalogue of physical multiple stars". Astronomy and Astrophysics Supplement Series. 124 (1): 75–84. Bibcode:1997A&AS..124...75T. doi:10.1051/aas:1997181. ISSN 0365-0138.
- ^ admin (16 tháng 9 năm 2019). “Castor (Alpha Geminorum): Star System, Name, Constellation | Star Facts” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2023.
- ^ admin (16 tháng 9 năm 2019). “Castor (Alpha Geminorum): Star System, Name, Constellation | Star Facts” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2023.
- ^ admin (16 tháng 9 năm 2019). “Castor (Alpha Geminorum): Star System, Name, Constellation | Star Facts” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2023.
- ^ Knobel, E. B. (June 1895). "Al Achsasi Al Mouakket, on a catalogue of stars in the Calendarium of Mohammad Al Achsasi Al Mouakket". Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 55 (8): 429. Bibcode:1895MNRAS..55..429K. doi:10.1093/mnras/55.8.429.
- ^ (in Chinese) 中國星座神話, written by 陳久金. Published by 台灣書房出版有限公司, 2005, ISBN 978-986-7332-25-7.
- ^ (in Chinese) 香港太空館 - 研究資源 - 亮星中英對照表 Archived ngày 29 tháng 9 năm 2009, at the Wayback Machine., Hong Kong Space Museum. Truy cập on line ngày 23 tháng 11 năm 2010.