Cô dâu chiến tranh là những phụ nữ kết hôn với các quân nhân đến từ các quốc gia khác trong thời kỳ chiến tranh khi các quân nhân này đóng quân ở nước của họ. Khái niệm này chủ yếu dùng trong Thế chiến IThế chiến II.

Số lượng lớn người Scotland nhập cư vào Mỹ với tư cách cô dâu chiến tranh đã được vinh danh trong phim truyền hình Lobey Dosser của Bud Neill với nhân vật cô dâu G.I. Bride (cùng với đứa con tên Ned), Bức tượng hai nhân vật này đã được dựng lên ở nhà ga Partick năm 2011.[1]

Một trong những hiện tượng cô dâu chiến tranh lớn nhất và được mô tả kỹ càng nhất là việc các quân nhân Mỹ kết hôn với các cô dâu Đức ("Fräuleins") sau Thế chiến II. Năm 1949, hơn 20.000 cô dâu chiến tranh người Đức đã di cư đến Hoa Kỳ.[2] Hơn nữa, người ta ước tính rằng có "... 15.000 phụ nữ Úc đã kết hôn với các lính Mỹ đóng quân tại Úc trong Thế chiến II và chuyển đến Mỹ để ở với chồng".[3] Quân lính phe Đồng Minh cũng lập gia đình với nhiều phụ nữ ở các nước mà họ đóng quân vào cuối cuộc chiến, bao gồm Pháp, Ý,[4] Luxembourg, PhilippinesNhật Bản. Các cuộc hôn nhân tương tự cũng diễn ra ở Triều TiênViệt Nam, riêng tại Việt Nam các cô gái Việt kết hôn với binh lính Pháp, Mỹ và các nước khác cử quân đến tham chiến ở đây (Hàn Quốc, Úc). Có đến 100.000 cô dâu chiến tranh đã tới Mỹ từ Vương quốc Anh, 150.000 đến 200.000 đến từ lục địa châu Âu, 15.500 từ Úc và 1500 từ New Zealand, trong khoảng thời gian giữa những năm 1942 và 1952.[5]

Năm 2008 Bảo tàng Royal British Columbia tại Victoria, B.C., Canada, đã có triển lãm tranh lớn của nghệ sĩ Bev Tosh người Calgary.[6] Cuộc triển lãm kể lại những kinh nghiệm của cô dâu chiến tranh ở Canada và New Zealand thông qua hội họa.

Chiến tranh Triều Tiên

sửa

6423 phụ nữ Hàn Quốc kết hôn với nhân viên quân sự của Hoa Kỳ như cô dâu chiến tranh trong và ngay sau chiến tranh Triều Tiên.[7]

Chiến tranh Việt Nam

sửa

8.040 phụ nữ Việt Nam đến Hoa Kỳ với tư cách cô dâu chiến tranh giữa các năm 1964 và 1975 trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam.[8]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Home at last! - Corporate Information - Strathclyde Partnership for Transport”. SPT. ngày 1 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  2. ^ “The Atlantic Times:: Archive”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2015.
  3. ^ Mitchell, Peter (ngày 26 tháng 4 năm 2007). “Aussie brides reunite”. The Daily Telegraph (Australia). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  4. ^ Francesco Conversano; Nené Grignaffini. “Italiani: spose di guerra. Storie d`amore e di emigrazione della seconda guerra mondiale”. RAI Storia (bằng tiếng Ý).
  5. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2016.
  6. ^ “Royal BC Museum”. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2008.
  7. ^ Eui-Young Yu and Earl H. Phillips, Korean women in transition: at home and abroad, Center for Korean-American and Korean Studies, California State University, Los Angeles, 1987, p185.
  8. ^ Linda Trinh Võ and Marian Sciachitano, Asian American women: the Frontiers reader, University of Nebraska Press, 2004, p144.

Tham khảo

sửa
 
Madama Butterfly, vở opera năm 1904 của Giacomo Puccini

Sách tiểu sử

sửa

Điện ảnh

sửa
  • War Brides, - phim câm năm 1916 của Herbert Brenon với diễn viên Alla Nazimova
  • I Was a Male War Bride, Screwball comedy film với diễn viên Cary Grant đóng vai ông chồng chiến tranh.
  • Japanese War Bride - 1952 Film của King Vidor với các diễn viên Shirley Yamaguchi và Don Taylor.

Âm nhạc

sửa

Liên kết ngoài

sửa