Cá nhân

sự nhìn nhận xét về 1 sinh vật trong xã hội

Cá nhân (hay nhân vị, ngôi vị, bản vị, tiếng Anh: person) là một sinh vật (cơ thể sống), ví dụ như con người, có các năng lực và thuộc tính tạo thành nhân vị tính (personhood). Khái niệm nhân vị tính được các tác giả định nghĩa khác nhau trong các chuyên ngành và các nền văn hóa khác nhau theo không gian và thời gian.

Da Vinci Vitruve Luc Viatour

Ngoài vấn đề nhân vị tính về việc khi nào thì một sinh vật được tính là một cá nhân, thì còn có các vấn đề khác về bản sắc cá nhân (personal identity) và tự ngã (bản thân, self). Cả hai khái niệm này đều nói về thứ mà làm cho bất cứ một cá nhân cụ thể nào là cá nhân đó chứ không phải là cá nhân khác, và nói về thứ làm cho một cá nhân tại một thời điểm sẽ chính là cá nhân đó tại thời điểm khác (trong tương lai hay trong quá khứ) dù cho có bất cứ thay đổi nào xảy ra.

Sự phát triển của khái niệm

sửa

Roma cổ đại, từ persona (tiếng Latin) hay prosopon (πρόσωπον; tiếng Hy Lạp) ban đầu chỉ mặt nạ của các diễn viên trên sân khấu. Nhiều mặt nạ khác nhau đại diện cho nhiều "personae" khác nhau trong một vở kịch sân khấu.[1]

Sau đó khái niệm person (cá nhân) được phát triển trong các cuộc tranh luận vào thế kỉ 4 và 5 giữa những người theo giáo lý Ba ngôi (trinitarianism) và những người Kitô học trái ngược với bản chất của từ đó.[2] Để có thể tổ chức các cuộc tranh luận về thần học cho tất cả các trường phái thần học, cần phải có một số công cụ (khái niệm) triết học làm nền tảng chung cho tất cả các trường phái đó. Mục đích của tranh luận là thiết lập quan hệ, sự giống nhau và khác nhau giữa Λóγος/Verbum và đức Chúa Trời (God). Khái niệm triết học của person nổi lên, từ gốc là "prosopon" (πρόσωπον) lấy từ Nhà hát cổ Hy Lạp. Do đó, Christus (Λóγος/Verbum) và Đức Chúa Trời được định nghĩa như các "person" khác nhau. Khái niệm này sau đó được áp dụng cho Đức Chúa Thánh Linh (Holy Ghost), các thiên thần và tất cả con người.

Từ đó, đã có rất nhiều biến đổi quan trọng về nghĩa của từ, cách sử dụng, và nỗ lực định nghĩa lại từ với nhiều mức độ chấp nhận và ảnh hưởng khác nhau.

Nhân vị tính

sửa
 
Một bức tranh trừu tượng vẽ một cá nhân của Paul Klee. Để định nghĩa khái niệm cá nhân là thử thách lớn.

Tiêu chuẩn cho sự tồn tại một cá nhân... được thiết kế để sao chụp lại những thuộc tính (chủ thế của sự quan tâm nhân văn nhất về chính mình và là nguồn gốc của những gì mà chúng ta coi là quan trọng nhất và rắc rối nhất trong cuộc đời chúng ta).

— Harry G. Frankfurt

Nhân vị tính (personhood) là tình trạng đối tượng đang tồn tại như một cá nhân. Định nghĩa nhân vị tính là một chủ đề gây tranh cãi trong triết họcluật học. Định nghĩa này liên quan chặt chẽ đến các khái niệm chính trị và pháp lý như quyền công dân (citizenship), bình đẳng trước pháp luậttự do. Theo luật, chỉ thể nhân (tự nhiên nhân) hoặc nhân cách pháp lý mới có các quyền lợi, được bảo hộ, có đặc quyền, trách nhiệm, và trách nhiệm pháp lý.[3]

Nhân vị tính tiếp tục là chủ đề của cuộc tranh luận quốc tế, và được chất vấn trong suốt quá trình bãi bỏ chế độ nô lệ và đấu tranh cho nữ quyền, trong các cuộc tranh luận về phá thai, quyền thai nhi, và trong tranh biện về quyền động vật.[4]

Nhiều cuộc tranh luận khác nhau đã tập trung vào các câu hỏi về nhân vị tính của nhiều lớp thực thể khác nhau. Về mặt lịch sử, nhân vị tính của động vật, phụ nữ, và nô lệ là chất xúc tác cho sự biến đổi xã hội. Trong nhiều xã hội ngày nay, những người trưởng thành thường được coi là các cá nhân, nhưng tùy theo văn cảnh, lý thuyết, hay định nghĩa, phạm trù "cá nhân" ("person") có thể được lấy để bao hàm các thực thể không là con người như động vật, trí tuệ nhân tạo, hay sự sống ngoài hành tinh, cũng như các thực thể pháp lý như các doanh nghiệp, các quốc gia có chủ quyền và các cộng đồng (polity), hoặc tài sản trong thủ tục chứng thực di chúc (probate).[5]

Phạm trù này có thể loại trừ một số thực thể là con người đang phát triển trước khi được sinh ra, hay những kẻ điên khùng, bại hoại tâm thần quá độ.

Bản sắc cá nhân

sửa
 
Cái gì làm cho một cá nhân bất biến từ thời điểm này đến thời điểm khác — làm cho một cá nhân cũng chính là cá nhân đó ở những thời điểm khác nhau?

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Geddes, Leonard (1911). “Person”. Catholic Encyclopedia. 11. New York: Robert Appleton Company. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2011. The Latin word persona was originally used to denote the mask worn by an actor. From this it was applied to the role he assumed, and, finally, to any character on the stage of life, to any individual.
  2. ^ Thisleton NIGNTC commentary on 1 Corinthians "Thinkers in ancient times had a difficulty in expressing the notion of personality"; Barfield in History of English Words “Take, for instance, the word person...Its present meaning of an individual human being is largely due to the theologians who hit upon it when they were looking for some term that would enable them to assert the trinity of Godhead without admitting more than one 'substance'"; John Zizioulas in Being as Communion, 1985 New York:St Vladimirs Press p. 27 writes: "although the person and “personal identity” are widely discussed nowadays as a supreme ideal, nobody seems to recognize that historically as well as existentially the concept of the person is indissolubly bound up with theology."
  3. ^ "Where it is more than simply a synonym for 'human being', 'person' figures primarily in moral and legal discourse. A person is a being with a certain moral status, or a bearer of rights. But underlying the moral status, as its condition, are certain capacities. A person is a being who has a sense of self, has a notion of the future and the past, can hold values, make choices; in short, can adopt life-plans. At least, a person must be the kind of being who is in principle capable of all this, however damaged these capacities may be in practice." Charles Taylor, "The Concept of a Person", Philosophical Papers. Volume 1. Cambridge: Cambridge University Press, 1985, 97.
  4. ^ For a discussion of non-human personhood, see Midgley, Mary. "Persons and non-persons", in Peter Singer (ed.) In Defense of Animals. Basil Blackwell, 1985, pp. 52-62.
  5. ^ Về các doanh nghiệp, xem "Justices, 5-4, Reject Corporate Spending Limit", The New York Times, ngày 21 tháng 1 năm 2010.

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa