Brie Larson

Nữ diễn viên người Mỹ

Brianne Sidonie Desaulniers (sinh ngày 1 tháng 10 năm 1989), thường được biết đến với nghệ danh Brie Larson, là một nữ diễn viên người Mỹ. Nổi danh qua các vai phụ trong những bộ phim hài khi còn là một thiếu nữ, cô đã dần phát triển sự nghiệp của mình với các vai chính trong cả phim độc lập lẫn phim bom tấn. Larson đã gặt hái được nhiều giải thưởng danh giá, bao gồm một giải Oscar, một giải Quả cầu vàng và một giải Primetime Emmy. Năm 2019, cô được tạp chí Time vinh danh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới.

Brie Larson
Larson vào năm 2018
SinhBrianne Sidonie Desaulniers
1 tháng 10, 1989 (35 tuổi)
Sacramento, California, Hoa Kỳ
Tư cách công dân
  • Hoa Kỳ
  • Canada
Nghề nghiệp
  • Diễn viên
  • nhà làm phim
Năm hoạt động1998–nay
Bạn đờiAlex Greenwald (2013–2019)
Giải thưởngDanh sách
Chữ ký

Khi mới 6 tuổi, Larson trở thành học viên trẻ tuổi nhất được nhận vào chương trình đào tạo tại American Conservatory Theater [en] và cô bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của mình vào năm 1998 với một tiểu phẩm hài trên The Tonight Show with Jay Leno. Năm 2001, cô tham gia với vai trò diễn viên chính trong bộ phim sitcom Raising Dad và từng thử sức với âm nhạc bằng việc phát hành hành album Finally Out of P.E. vào năm 2005. Larson tiếp tục đảm nhận các vai phụ trong một số phim hài như Hoot (2006), Scott Pilgrim vs. the WorldCớm học đường (2012), cũng như vào vai một cô gái tuổi teen có tính cách khinh thường trong loạt phim truyền hình United States of Tara (2009–2011).

Bước ngoặt trong sự nghiệp của Larson đến khi cô đóng vai chính trong bộ phim độc lập được đánh giá cao Short Term 12 (2013) và nữ diễn viên tiếp tục đảm trách các vai phụ trong bộ phim tình cảm The Spectacular Now (2013) và bộ phim hài Trainwreck (2015). Với vai diễn nạn nhân bị bắt cóc trong bộ phim chính kịch Room (2015), cô đã giành được giải Oscar cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Bộ phim phiêu lưu năm 2017 Kong: Đảo Đầu lâu đánh dấu lần đầu tiên cô tham gia một bộ phim có kinh phí lớn, sau đó cô đóng vai Captain Marvel trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel, bắt đầu từ Đại uý Marvel (2019). Gần đây, Larson thủ vai chính trong loạt phim ngắn Lessons in Chemistry, vai diễn này đã giúp cô nhận được đề cử giải Primetime Emmy cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.

Larson là đồng biên kịch và đồng đạo diễn của hai bộ phim ngắn, đồng thời ra mắt vai trò đạo diễn điện ảnh với tác phẩm hài-chính kịch độc lập Unicorn Store (2017). Với vai trò nhà sản xuất loạt phim thực tế ảo The Messy Truth VR Experience (2020), cô đã giành được giải Primetime Emmy cho Chương trình tương tác xuất sắc nhất Primetime Emmy Award for Outstanding Emerging Media Program []. Là một nhà hoạt động vì bình đẳng giới và là người ủng hộ quyền lợi cho những nạn nhân của tấn công tình dục, Larson không ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề xã hội và chính trị.

Thiếu thời

sửa
 
American Conservatory Theater [en] ở San Francisco, nơi Larson là học viên trẻ tuổi nhất từng được nhận vào

Brianne Sidonie Desaulniers sinh ngày 1 tháng 10 năm 1989 tại Sacramento, California trong một gia đình có mẹ là Heather (nhũ danh Edwards) và cha là Sylvain Desaulniers,[1][2] cả hai đều là bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống theo phương pháp vi lượng đồng căn và cùng nhau điều hành một phòng khám. Họ có một cô con gái khác tên là Milaine.[3][4] Cha cô là người Pháp gốc Manitoba [en]; nên tiếng Pháp là ngôn ngữ đầu tiên mà Larson được học.[5][6] Cô mang hai quốc tịch Canada và Hoa Kỳ.[7] Nữ diễn viên chủ yếu được giáo dục tại nhà, điều mà cô tin rằng đã giúp mình có cơ hội khám phá những trải nghiệm sáng tạo và trừu tượng.[3][8][9] Khi kể về thời thơ ấu, Larson từng mô tả bản thân là một cô bé "nghiêm túc và cứng nhắc" cũng như cho biết cô có mối quan hệ gần gũi với mẹ nhưng lại khá nhút nhát và mắc chứng lo âu xã hội.[3][8][10] Vào những dịp hè, cô tự viết kịch bản và đạo diễn những bộ phim ngắn tại gia, trong đó cô mời các anh chị em họ tham gia diễn xuất và ghi hình ngay trong gara nhà mình.[11] Lên 6 tuổi, cô bày tỏ mong muốn trở thành một diễn viên và sau này đã chia sẻ rằng "nghệ thuật sáng tạo luôn tồn tại bên trong tôi".[3][12] Cùng năm đó, cô tham gia buổi tuyển chọn cho một chương trình đào tạo tại American Conservatory Theater [en] ở San Francisco và trở thành học viên trẻ tuổi nhất của chương trình.[4][13] Larson cho biết cô muốn trở thành diễn viên sau khi xem Jennifer Lopez trong phim Selena (1997).[14]

Cha mẹ Larson ly hôn khi cô mới 7 tuổi.[13] Nữ diễn viên có mối quan hệ không mấy êm đẹp với cha mình và từng chia sẻ: "Khi còn nhỏ, tôi đã cố gắng hiểu ông ấy và hoàn cảnh của gia đình lúc đó. Nhưng ông ấy chẳng hề cố gắng. Tôi không nghĩ rằng ông ấy thực sự muốn làm cha."[13] Ngay sau khi ly hôn, Heather đã chuyển đến Los Angeles cùng hai cô con gái để giúp Larson theo đuổi ước mơ diễn xuất. Họ phải sống trong một căn hộ nhỏ gần các xưởng phim Hollywood ở Burbank với điều kiện kinh tế vô cùng hạn hẹp.[13] Larson đã mô tả trải nghiệm trên: "Chúng tôi sống trong một căn hộ tồi tàn chỉ với một phòng duy nhất, phải dùng giường gấp và mỗi người chỉ có vỏn vẹn ba bộ quần áo."[3] Dù vậy, cô vẫn nhớ về quãng thời gian ấy với nhiều kỷ niệm đẹp và biết ơn mẹ mình vì đã làm tất cả những gì có thể để chăm lo cho họ.[15]

Do họ của cô khó phát âm, nên nữ diễn viên đã lấy nghệ danh Larson từ tên của bà cố người Thụy Điển, cũng như từ một con búp bê American Girl tên là Kirsten Larson mà cô nhận được khi còn nhỏ.[12][16][17] Cô bén duyên với diễn xuất khi góp mặt trong một đoạn quảng cáo nhại lại Barbie mang tên "Malibu Mudslide Barbie", được phát sóng trên chương trình The Tonight Show with Jay Leno vào năm 1998.[2][8][18] Sau đó, Larson tiếp tục đảm nhận các vai khách mời trong một số loạt phim truyền hình như Touched by an AngelPopular.[4] Năm 2000, cô được chọn tham gia bộ phim sitcom Schimmel của Fox, nhưng dự án này đã bị hủy bỏ trước khi lên sóng do ngôi sao chính Robert Schimmel được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.[19][20][21]

Sự nghiệp

sửa

2001–2008: Khởi đầu sự nghiệp và con đường âm nhạc

sửa
"Hồi đó, tôi vô cùng tự ti và luôn khắt khe với bản thân. Nhưng rồi có một lúc tôi chợt nhận ra. Mỗi ngày tôi mất tới hai tiếng để chuẩn bị—từ việc làm tóc, trang điểm, đến việc chọn quần áo, cố gắng phối hợp mọi thứ sao cho thật hoàn hảo—và rồi tôi bỗng bừng tỉnh. Tôi nhận ra mình đã lãng phí quá nhiều thời gian chỉ để chuẩn bị cho cuộc sống—mà không thực sự sống. Đó là khoảnh khắc khiến tôi sợ hãi nhất trong đời. Vì vậy, tôi đã quyết định đi theo hướng hoàn toàn ngược lại."

—Larson hồi tưởng về những ngày đầu sự nghiệp của mình vào năm 2015[22]

Vai diễn chính đầu tiên của Larson là Emily, cô con gái út của nhân vật do Bob Saget thủ vai, trong loạt phim sitcom Raising Dad của the WB, được phát sóng trong một mùa duy nhất vào lịch trình truyền hình 2001–02.[23] Hal Boedeker của tờ Orlando Sentinel đã chỉ trích chương trình này và nhận xét rằng dàn diễn viên "vui vẻ đùa cợt xuyên suốt chương trình".[24] Sau đó, cô được chọn tham gia loạt phim sitcom Hope & Faith của ABC, nhưng Larson và một số diễn viên khác đã bị thay thế sau khi tập phim thí điểm không được phát sóng.[25] Năm 2003, cô đóng vai chính cùng Beverley Mitchell trong bộ phim của Disney Channel có tên Right on Track, dựa trên câu chuyện có thật về hai chị em tay đua xe drag [en] EricaCourtney Enders, cũng như đóng các vai phụ trong hai bộ phim hài Sleepover13 Going on 30 vào năm 2004.[26][27][28]

Larson bắt đầu có hứng thú với âm nhạc từ năm 11 tuổi khi cô học chơi guitar. Một giám đốc âm nhạc đã khuyến khích cô tự viết các ca khúc của riêng mình và cô bắt đầu tự thu âm cũng như đăng tải các bài hát lên trang web cá nhân.[29][30] Sau khi không được chọn vào vai Wendy Darling trong bộ phim Peter Pan năm 2003, Larson đã sáng tác và thu âm ca khúc "Invisible Girl", bài hát này sau đó đã được phát sóng trên đài KIIS-FM.[15][18] Không lâu sau, cô ký hợp đồng thu âm với Tommy Mottola của Casablanca Records; cô và Lindsay Lohan là hai nghệ sĩ duy nhất được hãng đĩa này ký hợp đồng vào thời điểm đó.[15][31][32] Năm 2005, Larson phát hành album Finally Out of P.E.,, trong đó cô đồng sáng tác các ca khúc với nhiều nhạc sĩ khác như Blair Daly, Pam Sheyne, Lindy RobbinsHolly Brook.[31][33] Cô đặt tên album này theo tên một giáo viên thể dục mà cô không thích và nói rằng các bài hát cô viết chủ yếu là về những cơ hội việc làm thất bại.[18][33] Một trong những đĩa đơn của album, "She Said", đã xuất hiện trên loạt chương trình Total Request Live của MTV, góp mặt trong danh sách video được phát nhiều nhất hàng tuần của Billboard và đứng thứ 31 trên bảng xếp hạng Billboard Hot Single Sales.[34][35][36] Larson cũng đã đi diễn cùng Jesse McCartney trong chuỗi sự kiện "Rock in Shop" tại các trung tâm thương mại do Teen People tổ chức, cô cũng là ca sĩ mở màn trong chuyến lưu diễn Beautiful Soul của McCartney và biểu diễn tại cuộc diễu hành Lễ Tạ ơn của Macy's (Macy's Thanksgiving Day Parade) ở thành phố New York. Tuy nhiên, album lại không thành công về mặt thương mại, với doanh số bán ra chỉ được 3.500 bản.[33][37][38] Larson sau đó thừa nhận rằng cô cảm thấy vỡ mộng với sự nghiệp âm nhạc của mình, cho biết: "Tôi muốn tự viết tất cả các bài hát, nhưng [hãng thu âm] lại sợ điều đó. Tôi muốn đi giày thể thao và chơi guitar—họ thì lại muốn giày cao gót và mái tóc tung bay trong gió."[31]

Năm 2006, Larson được chọn đóng cùng Logan LermanCody Linley trong bộ phim hài Hoot, xoay quanh nhóm thanh thiếu niên tìm cách bảo vệ một đàn cú. Tác phẩm nhận về nhiều đánh giá tiêu cực, song Ruthe Stein của San Francisco Chronicle đã đánh giá cao Larson và Linley vì họ mang đến "một chút hơi hướng Indiana Jones vào vai diễn của mình".[39][40] Một năm sau, cô có một vai nhỏ trong bộ phim chính kịch Remember the Daze do Amber Heard đóng chính, nữ diễn viên còn cho ra mắt một tạp chí nghệ thuật và văn học mang tên Bunnies and Traps, nơi cô viết những chuyên mục chia sẻ quan điểm cá nhân và nhận bài viết từ các nghệ sĩ, tác giả khác.[30][41] Larson thừa nhận cô đã nhiều lần nghĩ đến việc từ bỏ con đường diễn xuất vào thời điểm đó, vì gặp khó khăn trong việc tìm kiếm vai diễn phù hợp và cho rằng nguyên nhân là do các nhà làm phim không thể định hình cô vào một dạng vai cụ thể.[4] Nữ diễn viên cảm thấy đặc biệt nản lòng khi vuột mất những vai quan trọng trong các bộ phim Thirteen (2003) và Juno (2007).[42] Để trang trải cuộc sống, Larson đã làm DJ tại câu lạc bộ.[43]

2009–2014: Phim độc lập và bước đột phá

sửa

Năm 2009, Larson hóa thân thành Kate Gregson, cô con gái tuổi teen có tính cách khinh thường đang phải vật lộn với chứng rối loạn đa nhân cách của mẹ mình (do Toni Collette thủ vai) trong loạt phim hài-chính kịch United States of Tara của Showtime. Ban đầu, vai diễn này được giao cho Portia Doubleday nhưng Larson đã được chọn để thay thế sau khi quay xong tập thí điểm.[44] Trong bài đánh giá mùa đầu tiên cho tờ The New York Times, Alessandra Stanley nhận xét rằng Larson đã thể hiện rất xuất sắc hình ảnh của một "thiếu nữ thực thụ", trong khi Tim Goodman của San Francisco Chronicle khen ngợi cô vì đã tìm thấy sự tinh tế trong vai diễn của mình.[45][46] Larson cho biết hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống của nhân vật cô đảm nhận phản ánh hành trình của chính bản thân cô và nữ diễn viên cảm thấy rất buồn khi loạt phim bị hủy bỏ sau ba mùa vào năm 2011.[47][48] Cũng trong năm 2009, cô đóng vai chính cùng với Rooney Mara trong Tanner Hall, một bộ phim tuổi mới lớn kể về bốn cô gái trong trường nội trú. Dù không đánh giá cao bộ phim, Betsy Sharkey của Los Angeles Times vẫn khen ngợi Larson vì đã mang đến "một trong những phân đoạn hài hước nhất phim".[49] Trong hai bộ phim khác phát hành cùng năm, cô vào vai một hoạt náo viên lơ đãng trong House Broken và một nữ sinh trung học nổi tiếng trong Just Peck.[50]

 
Larson tại buổi ra mắt phim Scott Pilgrim vs. the World ở London vào năm 2010

Tại Liên hoan Sân khấu Williamstown năm 2010, Larson tham gia diễn xuất trong vở kịch Our Town của Thornton Wilder.[51] Vở kịch được đạo diễn bởi Nicholas Martin, trong đó cô thủ vai Emily Webb, một cô gái trẻ già dặn trước tuổi. Trong bài đánh giá về vở kịch cho tờ The Boston Globe, Louise Kennedy cho rằng phiên bản này chưa lột tả được hết những khía cạnh đen tối của nguyên tác và bày tỏ sự tiếc nuối về việc nhân vật do Larson đảm trách thiếu đi sự phát triển theo hướng bi kịch.[52] Về mảng điện ảnh, cô góp mặt trong phim hài-chính kịch Greenberg của Noah Baumbach và phim hài Scott Pilgrim vs. the World của Edgar Wright.[53][54] Một nhà báo của Slant Magazine nhận định rằng những bộ phim này đã góp phần nâng tầm danh tiếng của cô và Larson từng chia sẻ rằng vai diễn ngôi sao nhạc rock Envy Adams trong Scott Pilgrim vs. the World đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp của mình.[3][55] Trong phim, Larson đã biểu diễn ca khúc "Black Sheep" cùng với ban nhạc Metric.[56] Mặc dù không đạt được thành công lớn về mặt doanh thu, Scott Pilgrim vs. the World đã dần trở thành một tác phẩm thu hút được lượng người hâm mộ trung thành.[57][58] Sau đó, Larson vào vai cô con gái gặp nhiều vấn đề của một viên cảnh sát tham nhũng (do Woody Harrelson thủ vai) trong bộ phim tâm lý Rampart (2011), một vai diễn nặng về cảm xúc mà Larson thừa nhận cô khó có thể thoát vai ngay cả sau khi phim đóng máy.[59] Một cảnh đối đầu giữa Harrelson và cô đã khiến nữ diễn viên vô cùng xúc động; đạo diễn Oren Moverman bất ngờ trước diễn xuất vượt ngoài mong đợi của cô và đã điều chỉnh lại kịch bản để khám phá sâu hơn mối quan hệ cha con trong phim.[60][61]

Năm 2012, Larson lấn sân sang lĩnh vực làm phim khi đồng biên kịch và đồng đạo diễn bộ phim ngắn The Arm cùng Jessie Ennis và Sarah Ramos. Phim nói về những kỳ vọng của xã hội trong tương lai gần, đã giành giải đặc biệt của ban giám khảo tại Liên hoan phim Sundance.[3][15][29] Cô vào vai một thiếu nữ gợi cảm trong bộ phim chính kịch The Trouble with Bliss bị giới phê bình chỉ trích,[62] sau đó cô vào vai nữ sinh trung học Molly trong Cớm học đường, một bộ phim chuyển thể từ loạt phim truyền hình về cảnh sát những năm 1980, đóng cùng Jonah HillChanning Tatum. Larson nhận thấy phong cách diễn xuất của mình có phần cứng nhắc hơn so với lối diễn tự nhiên của Hill và gặp thách thức trong những cảnh phim đòi hỏi cô phải ứng biến cùng anh.[63] Dana Stevens của tạp chí Slate đã gọi Larson là "một phát hiện lớn", đồng thời cho biết thêm rằng "cô không chỉ xinh đẹp mà còn hài hước với chất giọng nữ trung khàn khàn độc đáo, và không giống như những nhân vật nữ thường thấy trong các phim cặp đôi, cô toát lên sự chân thực".[64] Với doanh thu phòng vé toàn cầu vượt mốc 200 triệu USD, Cớm học đường trở thành bộ phim được nhiều người xem nhất của Larson tính đến thời điểm đó.[65][66]

 
Larson tham dự buổi chiếu phim Don Jon tại South by Southwest năm 2013

Sau khi xuất hiện trong bộ phim sitcom Community,[67] Larson đồng biên kịch và đồng đạo diễn phim ngắn Weighting (2013) cùng Dustin Bowser, xoay quanh một mối quan hệ đầy căng thẳng, đã được trình chiếu tại South by Southwest.[59][68] Bước ngoặt trong sự nghiệp của Larson đến vào cùng năm khi cô đảm nhận vai chính đầu tiên trong bộ phim độc lập Short Term 12 của đạo diễn Destin Daniel Cretton, một tác phẩm được giới phê bình đánh giá cao.[6][69] Lấy bối cảnh trong một ngôi nhà tập thể dành cho những thanh thiếu niên gặp rắc rối, Larson hóa thân thành Grace, một nữ giám sát viên đang chịu nhiều tổn thương tinh thần. Để chuẩn bị cho vai diễn, Larson đã tiếp xúc với các nhân viên tại một trại trẻ mồ côi và tìm hiểu về những người có công việc tương tự thông qua các cuộc phỏng vấn trực tuyến.[70] Bộ phim có kinh phí sản xuất dưới 1 triệu USD, song Larson cảm thấy rất hài lòng với môi trường làm việc gần gũi và đầy tính hợp tác.[71][72] Diễn xuất của cô đã được giới phê bình khen ngợi nồng nhiệt.[73][74][75] Manohla Dargis của tờ The New York Times ca ngợi nữ diễn viên là "xuất sắc" và "hoàn toàn thuyết phục", trong khi Ian Freer của Empire cho rằng cô đã "tạo nên một màn trình diễn bùng nổ, khắc họa Grace vừa mạnh mẽ nhưng cũng đầy tổn thương, vừa gai góc nhưng cũng giàu lòng trắc ẩn".[76][77] Jenny McCartney của The Daily Telegraph dự đoán rằng bộ phim sẽ "[đánh dấu] bước ngoặt mở ra một sự nghiệp rực rỡ cho cô ấy".[78] Larson nhận được đề cử giải Tinh thần độc lập cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất; sau đó cô chia sẻ rằng bộ phim đã khiến nhiều đạo diễn mời cô đóng các dạng vai đa dạng, nhưng cô đã từ chối những vai diễn chỉ xoay quanh tình yêu đơn điệu, thiếu chiều sâu.[42][79]

Cũng trong năm 2013, Larson đảm nhận các vai phụ trong hai bộ phim tình cảm lãng mạn Don JonThe Spectacular Now. Trong Don Jon, do Joseph Gordon-Levitt viết kịch bản và đạo diễn, cô vào vai em gái của Don Jon (do Gordon-Levitt thủ vai). Peter Travers của Rolling Stone khen ngợi cách bộ phim khai thác các chủ đề về tình dục và nhận xét Larson đã thể hiện một cách "xuất sắc" vai diễn của mình.[80] Trong The Spectacular Now, với sự tham gia của Miles TellerShailene Woodley, cô đóng vai Cassidy, bạn gái cũ của nhân vật do Teller đảm nhận. Cô bị cuốn hút bởi tính chân thực trong cách tác phẩm khắc họa những trải nghiệm thời trung học.[71] Viết cho tạp chí New York, David Edelstein kêu gọi người xem chiêm ngưỡng "sự tinh tế và thông minh mà cô ấy mang đến cho nhân vật Cassidy".[81] Larson vai một sinh viên văn học có mối quan hệ tình ái với giáo sư của mình (do Mark Wahlberg thủ vai), một người nghiện cờ bạc trong bộ phim tội phạm The Gambler (2014), dựa trên tác phẩm cùng tên năm 1974. Đạo diễn Rupert Wyatt cho rằng vai diễn này chưa được đầu tư kỹ lưỡng và đã chọn Larson để tăng thêm sức nặng cho nó.[82] Tuy vậy, Claudia Puig của USA Today nhận xét rằng "dù rất tài năng, Larson hầu như chỉ có nhiệm vụ phản ứng lại".[83]

2015–2019:: Nữ diễn viên có chỗ đứng

sửa

Larson góp mặt trong ba bộ phim phát hành năm 2015. Vai diễn đầu tiên của cô là trong Digging for Fire, một bộ phim hài-chính kịch tập trung vào sự ứng biến của dàn diễn viên, với Jake Johnson đảm nhận vai chính. Quá trình ghi hình diễn ra mà không có kịch bản hoàn chỉnh, Larson đã tự đưa ra nhiều quyết định về hướng phát triển nhân vật của mình ngay tại trường quay, bao gồm cả việc loại bỏ một tuyến truyện tình cảm giữa cô và Johnson vốn được lên kế hoạch từ trước.[84] Tiếp đó, cô vào vai em gái của nhân vật do Amy Schumer thủ vai trong bộ phim hài Trainwreck, phỏng theo cuộc đời của chính Schumer. Larson đã xây dựng vai diễn của mình dựa trên em gái của Schumer, người đồng thời là nhà sản xuất liên kết (associate producer) của bộ phim.[85][86] Tim Grierson của Screen International đánh giá bộ phim là "sự pha trộn khéo léo giữa tiếng cười, sự lãng mạn và cảm xúc sâu lắng" và cho rằng Larson "nổi bật, [nhưng] hơi bị thiếu đất diễn".[87] Trainwreck đã thu về hơn 140 triệu USD so với kinh phí 35 triệu USD.[88]

Sau đó, Larson đóng vai chính trong Room, một bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Emma Donoghue. Phim kể về cô ấy trong vai Ma, một phụ nữ trẻ bị giam cầm, người chịu tội hiếp dâm một đứa trẻ. Vai diễn này đã chứng tỏ sự đánh giá cao về mặt thể chất và tình cảm đối với cô, và cô đã mô phỏng nó dựa trên cuộc đấu tranh của mẹ cô với tư cách là một người mẹ đơn thân. Một phần lớn của bộ phim được quay bên trong nhà kho 10 ft × 10 ft được tạo ra trong một studio, và Larson đã chuẩn bị tinh thần bằng cách dành một tháng cô lập trong căn hộ của mình. Cô đã tương tác với các chuyên gia về lạm dụng tình dục và nghiên cứu tình trạng thiếu dinh dưỡng mà một người bị giam cầm sẽ phải chịu đựng. Để có được vẻ ngoài như ý, cô tránh xa ánh nắng, điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục nhiều để giảm cân. Larson hợp tác chặt chẽ với bạn diễn Jacob Tremblay, người đóng vai con trai của cô, và dành thời gian thực hiện các hoạt động phản ánh những nhân vật của họ. Room được giới phê bình đánh giá cao, với điểm nhấn chính là các màn trình diễn của Larson và Tremblay. Kenneth Turan của Los Angeles Times gọi màn trình diễn của cô ấy là "đáng kinh ngạc", nói rằng "sự cam kết thực tế và không tự nhiên mà cô ấy mang đến cho Ma là thực sự trung thực từ đầu đến cuối, như một màn trình diễn có cảm xúc như bất kỳ ai có thể mong muốn". Cô đã giành được một số giải thưởng, bao gồm Giải Oscar cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, cũng như Quả cầu vàng và BAFTA trong cùng một hạng mục.

 
Brie Larson tại buổi công chiếu Kong: Skull Island tại Nhật Bản vào năm 2017

Tiếp nối thành công của Room, Larson đã đóng vai chính trong Free Fire (2016), một bộ phim hài hành động kể về cuộc đấu súng trong một nhà kho. Cô đồng ý với dự án kêu gọi sự chú ý đến bạo lực súng đạn. Eric Kohn của IndieWire ghi nhận vai trò của Larson khác với vai diễn trong Room và nói thêm rằng "phong thái kinh doanh của cô ấy một lần nữa chứng tỏ khả năng chỉ huy cảnh quay chỉ bằng một ánh mắt". Về mặt thương mại, bộ phim không thu lại được khoản đầu tư 7 triệu đô la. Cô đã quay một phần trong bộ phim hài Wiener-Dog của Todd Solondz, nhưng các cảnh của cô đã bị xóa khỏi phần cuối cùng vì Solondz nhận thấy nhân vật của cô không phù hợp với câu chuyện. Năm sau, Larson đóng vai chính cùng Tom HiddlestonSamuel L. Jackson trong phần hai của loạt phim MonsterVerse, mang tên Kong: Skull Island. Được quay tại Việt Nam, bộ phim có sự tham gia của cô với vai trò phóng viên ảnh những năm 1970. Nó đánh dấu bộ phim chính thống có kinh phí lớn đầu tiên của cô, và trong khi cô rất vui khi được đóng một vai không được xác định bởi ngoại hình của mình, cô đã than phiền vì thiếu bạn diễn nữ. Ann Hornaday của The Washington Post khen ngợi hiệu ứng hình ảnh của bộ phim và nhận xét rằng "Larson quản lý để giữ của riêng cô ấy với rất ít việc phải làm". Kong: Skull Island là một thành công về mặt thương mại, thu về hơn 566 triệu đô la trên toàn thế giới.

Cuối năm 2017, Larson đóng vai Jeannette Walls trong The Glass Castle, một bộ phim chuyển thể từ hồi ký của Walls, tái hợp cô với Destin Daniel Cretton. Nó kể câu chuyện về mối quan hệ của một cô gái trẻ với cha mẹ không phù hợp của mình (do Woody HarrelsonNaomi Watts thủ vai). Larson bị thu hút bởi sự miêu tả phức tạp của mối quan hệ cha mẹ - con cái và được xác định với chủ đề là sự tha thứ. Cô ấy đã hợp tác chặt chẽ với Walls và các anh chị em của cô ấy và quan sát cách cư xử của họ. Peter Bradshaw của The Guardian không thích tình cảm của bộ phim nhưng lưu ý rằng "nó được cứu vãn, chỉ một chút, bởi sự mạnh mẽ của sự hiện diện của Brie Larson". Cũng không được đón nhận nhiều là vở nhạc kịch lãng mạn Basmati Blues do Ấn Độ dàn dựng, một dự án mà cô đã quay vào năm 2013, đã nhận được nhiều lời chỉ trích trên mạng xã hội vì câu chuyện về vị cứu tinh da trắng của nó. Liên hoan phim quốc tế Toronto 2017 đánh dấu sự ra mắt của đạo diễn phim truyện Larson, bộ phim hài - chính kịch Unicorn Store, trong đó cô cũng đóng vai chính. Sau đó, nó đã được Netflix chọn để phân phối kỹ thuật số vào năm 2019. Cô vào vai một sinh viên mỹ thuật vỡ mộng vì mê kỳ lân. Larson đã thử vai không thành công vào năm 2012 để đóng vai chính trong bộ phim khi Miguel Arteta được gắn bó với đạo diễn. Sau khi quá trình sản xuất bị đình trệ, Larson được đề nghị làm đạo diễn và đóng vai chính trong đó. Cô bị cuốn hút vào câu chuyện huyền ảo và tìm thấy mối liên hệ giữa hành trình của nhân vật và kinh nghiệm làm đạo diễn của cô. David Ehrlich của IndieWire không thích bộ phim nhưng lưu ý đến tiềm năng của Larson với tư cách là một nhà làm phim.

 
Brie Larson quảng cáo Đại úy Marvel năm 2019.

Sau một năm vắng bóng trên màn ảnh, Larson đã đóng vai chính Carol Danvers / Captain Marvel trong bộ phim siêu anh hùng Đại úy Marvel (2019) của Vũ trụ Điện ảnh Marvel, bộ phim đánh dấu bộ phim do nữ chính đầu tiên của Marvel Studios. Ban đầu, cô ấy nghi ngờ về việc đảm nhận một vai diễn nổi tiếng như vậy, nhưng sau đó đã nhận lời sau khi xem đây như một nền tảng để trao quyền cho phụ nữ trẻ và tìm thấy mối liên hệ với những khiếm khuyết và con người của nhân vật. Để chuẩn bị, cô đã trải qua 9 tháng huấn luyện judo, quyền anh và đấu vật, đồng thời giao lưu với các nhân viên phục vụ tại Căn cứ Không quân Nellis. Stephanie Zacharek của Time viết rằng: "Larson, một diễn viên nhạy bén, ít diễn xuất, gánh vác toàn bộ sự việc một cách có thể hiểu được" và lưu ý về mức độ nổi bật của cô trong những khoảnh khắc yên tĩnh của bộ phim; David Sims của The Atlantic phàn nàn về sự thiếu chiều sâu trong vai diễn của cô, nhưng ghi nhận nữ diễn viên đã khắc họa hiệu quả cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân vật khỏi những người đàn ông độc đoán. Larson đóng lại vai diễn của mình trong Avengers: Hồi kết, bộ phim mà cô đã quay trước Đại úy Marvel. Bộ phim này đã thu về 2,79 tỷ đô la trên toàn thế giới để được xếp hạng là phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại và Đại úy Marvel trở thành phim siêu anh hùng do nữ chính đầu tiên thu về hơn 1 tỷ USD trên toàn thế giới.

Cũng trong năm 2019, Larson đã hợp tác với Destin Daniel Cretton lần thứ ba trong Just Mercy, dựa trên hồi ký của Bryan Stevenson về tội ác của tử tù Walter McMillian, với sự tham gia của Michael B. Jordan và Jamie Foxx. Cô đồng ý đảm nhận vai trò hỗ trợ của Eva Ansley, một người ủng hộ Sáng kiến ​​Công bằng Bình đẳng, để hỗ trợ cô cho cách kể chuyện của Cretton. Owen Gleiberman của Variety đã lưu ý về cách cô ấy đã truyền tải "khả năng phòng thủ khó chịu và hút thuốc lá" của nhân vật của mình tốt như thế nào. Năm sau, Larson sản xuất và xuất hiện trong một tập của Trải nghiệm thực tế ảo Messy Truth, một loạt phim thực tế ảo, mà cô đã giành được Giải thưởng Primetime Emmy cho Chương trình tương tác gốc xuất sắc.

Dự án sắp tới

sửa

Larson đã cam kết đóng lại vai Danvers của cô trong The Marvels, phần tiếp theo sắp tới của bộ phim Đại úy Marvel. Cô cũng có ba dự án sắp tới cho truyền hình trực tuyến. Cô sẽ đóng vai trò nhà sản xuất và đóng vai chính Victoria Woodhull, nữ ứng viên tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, trong bộ phim tiểu sử cùng tên do Amazon Studios sản xuất. Larson cũng sẽ đóng vai chính trong một bộ phim truyền hình Apple TV+ dựa trên cuộc đời của nhân viên CIA Amaryllis Fox và bộ phim Lady Business của Netflix, về những thách thức mà các nữ doanh nhân phải đối mặt.

Lĩnh vực khác

sửa

Larson viết và đạo diễn hai phim ngắn có tên Weighting (2011) và The Arm (2012). Cô cũng góp mặt trong vở kịch Our Town tại lễ hội sân khấu Williamstown Theatre Festival.[89] Larson ra mắt trong vai trò đạo diễn với phim hài Unicorn Store.[90]

Đời tư cá nhân

sửa
 
Brie Larson tại Liên hoan phim quốc tế Toronto 2019

Larson khá kín tiếng về cuộc sống cá nhân và từ chối trả lời các câu hỏi trong các cuộc phỏng vấn khiến cô cảm thấy khó chịu. Về mong muốn được riêng tư, cô ấy nói rằng cô ấy sợ bị đánh giá vì những sai sót của mình và sự riêng tư cho phép cô ấy đóng nhiều loại vai mà không bị đánh máy. Larson bắt đầu hẹn hò với Alex Greenwald, ca sĩ chính của ban nhạc Phantom Planet, vào năm 2013 và họ đính hôn từ năm 2016 đến năm 2019. Vào ngày 10 tháng 1 năm 2019, Có thông tin cho rằng cặp đôi đã hủy bỏ lễ đính hôn của họ. Họ đã sống cùng nhau ở Hollywood Hillskhu phố của Los Angeles. Cô ấy đã ghi công Greenwald vì đã tạo ra một không gian an toàn cho cô ấy và cho phép cô ấy chấp nhận rủi ro trong công việc của mình.

Mô tả về tính cách ngoài màn ảnh của Larson, Holly Millea của Elle đã viết vào năm 2016 rằng cô ấy "mang mình như một vận động viên, gầy và rắn chắc, chân chắc chắn [và] nhưng năng lượng của cô ấy rất ấm áp và gia đình, theo đúng nghĩa đen là ôm". Nhà văn Anne Helen Petersen nhận thấy cô ấy "vô cùng ấm áp" và nói thêm rằng cô ấy là "một con mọt sách nghiêm túc, với kiến ​​thức không ngừng đào sâu của một học sinh tại nhà". Jennifer Dickison của Porter nói rằng tính cách "đã hình thành đầy đủ" của Larson khiến việc phân loại cô ấy vào một vị trí thông thường là rất khó.

Larson cho biết cô quan tâm đến những bộ phim minh họa "tình trạng con người" và những bộ phim "khiến mọi người cảm thấy gắn kết hơn với chính họ [và] phần còn lại của thế giới". Cô ấy bị thu hút vào những vai diễn khác với tính cách của chính mình và liên quan đến các chủ đề về hoạt động xã hội. Fan Zhong của tạp chí W đã xác định chủ đề "hấp dẫn giới tính, sự dằn vặt nội tâm và sự nhanh nhẹn, dí dỏm" trong các nhân vật của cô. Lenny Abrahamson, người đạo diễn Room, tin rằng kỹ xảo của cô ấy "không có cường độ phô trương nào đôi khi thu hút mọi sự chú ý" và đã nói rằng "nhận thức về cuộc sống khó khăn hơn" giúp cô ấy biểu diễn. Destin Daniel Cretton, người đã chỉ đạo cô trong Short Term 12The Glass Castle, đã ca ngợi khả năng ứng biến của cô, nói rằng, "Tôi không bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra, và cô ấy thường không biết điều gì sẽ xảy ra."

Larson duy trì sự hiện diện tích cực trên mạng xã hội và sử dụng nó như một nền tảng để chia sẻ ý kiến ​​và bài đăng mà cô ấy tự viết. Năm 2020, cô bắt đầu kênh YouTube của riêng mình. Cô được Forbes giới thiệu trong danh sách 30 Under 30 của họ năm 2016 và được People đưa vào danh sách sắc đẹp hàng năm của họ vào năm 2016 và 2019. Năm 2018, cô được xướng tên trong số những người Mỹ đẹp nhất diễn viên dưới 30 tuổi của IndieWire. Năm 2019, Madame Tussauds New York công bố tượng sáp Larson trong vai Đại úy Marvel. Cùng năm, tạp chí Time vinh danh bà là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Vào năm 2021, Larson và người bạn thân nhất của cô, diễn viên Jessie Ennis, đã tung ra podcast Learning Lots, "nhằm tổ chức các cuộc trò chuyện kích thích xung quanh văn hóa đại chúng, các chủ đề thịnh hành và một số câu hỏi sâu sắc nhất trong cuộc sống." Khách mời trong tập đầu tiên là tác giả Rupi Kaur và nhà leo núi chuyên nghiệp Jimmy Chin.

Danh sách phim

sửa

Điện ảnh

sửa
Năm Tên phim Vai Chú ý
1999 Special Delivery Thiên thần nhỏ
2003 Right on Track Courtney Enders
2004 13 Going on 30 Six Chick
Sleepover Elizabeth "Liz" Daniels
2005 Madison Cô gái đua xe
2006 Hoot Beatrice "The Bear" Leep
2007 Farce of the Penguins I Need a Z-Pack Penguin Lồng tiếng
2008 Remember the Daze Angie
The Babysitter Allison Phim ngắn
2009 House Broken Susan "Suzy" Decker
Just Peck Emily
Tanner Hall Kate
2010 Greenberg Sara
Scott Pilgrim vs. the World Envy Adams
2011 Treatment Franny
Weighting[91] Phim ngắn; đồng đạo diễn, đồng tác giả
Smorgasbord Ciara Phim ngắn
Rampart Helen
2012 21 Jump Street Molly
The Trouble with Bliss Stephanie Jouseski
The Arm[91] Phim ngắn; đồng đạo diễn, đồng tác giả
2013 Bitter Orange Myrtle Phim ngắn
Don Jon Monica Martello
Short Term 12 Grace
The Spectacular Now Cassidy
2014 The Gambler Amy Phillips
2015 Digging for Fire Max
Trainwreck Kim
Room Joy "Ma" Newsome
2016 Free Fire Justine
2017 Kong: Đảo Đầu lâu Mason Weaver
The Glass Castle Jeannette Walls
Unicorn Store Kit
Basmati Blues Linda
2019 Đại úy Marvel Carol Danvers / Captain Marvel
Avengers: Hồi kết
Just Mercy Eva Ansley
Between Two Ferns: The Movie Chính mình Cameo
2021 Shang-Chi và Huyền thoại Thập Luân Carol Danvers / Captain Marvel Cameo cảnh mid-credit không nhắc trước
2023 Fast X Tess
Biệt Đội Marvel Carol Danvers / Captain Marvel

Truyền hình

sửa
Năm Tên phim Vai Chú ý
1998 The Tonight Show with Jay Leno Roadkill Easy Bake Oven / Girl Scout 2 tập
To Have & to Hold Lily Quinn 2 tập
1999 Touched by an Angel Rachel Tập "Into the Fire"
Popular Robin Robin Tập "Fall on Your Knees"
2000 Then Came You Young Allison Tập "Then Came Aidan's Ex"
Schimmel Samantha Phim điện ảnh
2001 - 2002 Raising Dad Emily Stewart 22 tập
2003 Right on Track Courtney Enders Phim điện ảnh
Hope & Faith Sydney Shanowski Phim thử nghiệm không chiếu
2008 Ghost Whisperer Krista Eisenburg Tập "Slam"
2009 The Burg Hipster Girl Tập "Change"
2009 - 2011 United States of Tara Katherine "Kate" Gregson 36 tập
2011 The League Ashley 2 tập
2012 NTSF:SD:SUV:: Katerin Tập "The Real Bicycle Thief"
Entry Level Laura Phim điện ảnh
2013 Kroll Show Cô gái ở trường đại học 2 tập
2013 - 2014 Community Rachel 3 tập
2015 Comedy Bang! Bang! Chính mình Tập "Brie Larson Wears a Billowy Long-Sleeve Shirt and White Saddle Shoes"
2016 Saturday Night Live Tập "Brie Larson/Alicia Keys"
2019 Carpool Karaoke: The Series Tập: "Samuel L. Jackson & Brie Larson"
Jimmy Kimmel Live! Guest Host Tập: "Guest Hostess Brie Larson / Jamie Foxx"
Running Wild with Bear Grylls Chính mình Tập: "Brie Larson"
2020 Animal Talking with Gary Whitta Lồng tiếng; tập: "Brie Larson, DrLupo, Friskk, Kenny Fong"
TBA Lessons In Chemistry Elizabeth Zott Đã thông báo
2022 Ms. Marvel Carol Danvers / Captain Marvel Hậu kỳ

Danh sách đĩa nhạc

sửa

Giải thưởng và đề cử

sửa
Năm Giải thưởng Hạng mục Đề cử cho Kết quả
2002 Young Artist Awards Diễn xuất xuất sắc nhất trong một series truyền hình hài
– Nữ diễn viên chính trẻ xuất sắc nhất
Raising Dad Đề cử
2005 Diễn xuất xuất sắc nhất trong phim truyện – Dàn diễn viên trẻ Sleepover Đề cử
2007 Diễn xuất xuất sắc nhất trong phim truyện
– Nữ diễn viên chính trẻ xuất sắc nhất
Hoot Đề cử
2013 Hiệp hội phê bình phim Austin Nữ diễn viên xuất sắc nhất Short Term 12[93] Đoạt giải
Diễn viên đột phá Đoạt giải
Hiệp hội phê bình phim Chicago Nữ diễn viên xuất sắc nhất Đề cử
Hội phê bình phim Denver Nữ diễn viên xuất sắc nhất Đề cử
Giải Gotham Nữ diễn viên xuất sắc nhất Đoạt giải
Hội phê bình phim Detroit Nữ diễn viên xuất sắc nhất Đoạt giải
Diễn xuất đột phá Đoạt giải
Liên hoan phim quốc tế Hamptons Diễn viên đột phá[94] Đoạt giải
Liên hoan phim Maui Giải ngôi sao đang lên Đoạt giải
Liên hoan phim quốc tế Locarno Nữ diễn viên xuất sắc nhất[95] Short Term 12 Đoạt giải
Hội phê bình phim San Diego Nữ diễn viên xuất sắc nhất Đề cử
2014 Film Independent Spirit Awards Nữ chính xuất sắc nhất Đề cử
Hội phê bình phim trực tuyến Nữ diễn viên xuất sắc nhất Đề cử
Liên hoan phim quốc tế Santa Barbara Giải Virtuoso Đoạt giải
2015 Giải Gotham Nữ diễn viên xuất sắc nhất Room Đề cử
BAFTA Giải ngôi sao triển vọng Brie Larson Đề cử[96]
Diễn viên nữ chính xuất sắc nhất Room Đoạt giải
Giải Oscar Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Đoạt giải[97]
Critics' Choice Movie Awards Nữ diễn viên xuất sắc nhất Đoạt giải[98]
Giải Quả cầu vàng Nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất Đoạt giải[99]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Brie Larson”. Biography.com. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ a b Smith, Krista (25 tháng 4 năm 2017). “Cover Story: Brie Larson, Hollywood's Most Independent Young Star”. Vanity Fair. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  3. ^ a b c d e f g Lewis, Tim (20 tháng 10 năm 2013). “Brie Larson interview: 'I just wanted to do weird stuff'. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  4. ^ a b c d Sandell, Laurie (20 tháng 1 năm 2016). “Brie Larson's 20-Year Climb to Overnight Stardom: I'm 'Totally Out of My Comfort Zone'. The Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  5. ^ Noël, Jacques (4 tháng 3 năm 2018). “Brie Larson, une Desaulniers d'Amérique oscarisée” [Brie Larson, một người Mỹ mang họ Desaulniers, đã giành giải Oscar]. HuffPost (bằng tiếng Pháp). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  6. ^ a b Graham, Bill (5 tháng 9 năm 2013). “Brie Larson Talks 'Short Term 12' in San Francisco, Her First Language and the Only Film of Hers She'll Rewatch”. The Film Stage. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  7. ^ “Brie Larson Talks Dual Citizenship At TIFF”. ETCanada.com. 1 tháng 10 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  8. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên nytimes15
  9. ^ DeSalvo, Robert (25 tháng 6 năm 2012). “Q & A: Brie Larson continues to 'jump' forward”. MTV. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  10. ^ DeSalvo, Robert (25 tháng 6 năm 2012). “Q & A: Brie Larson continues to 'jump' forward”. MTV. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  11. ^ Erbland, Kate (11 tháng 9 năm 2017). “Brie Larson Hopes Her Whimsical Directorial Debut 'Unicorn Store' Will Inspire Other Artists, Even If They Hate It”. IndieWire. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  12. ^ a b Radloff, Jessica (14 tháng 1 năm 2014). “Meet Brie Larson, the Rising Star You Need to Know About in 2014”. Glamour. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  13. ^ a b c d Millea, Holly (26 tháng 2 năm 2016). “Brie Larson's World Is About to Change. Just Don't Tell Her That”. Elle. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2018.
  14. ^ Thomas, Carl (27 tháng 1 năm 2024). “Brie Larson Gets Emotional Meeting Jennifer Lopez for First Time at Golden Globes: "It's Been a Dream of Mine". The Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  15. ^ a b c d Riley, Jenelle (13 tháng 10 năm 2015). “Brie Larson Opens Up on the 'Emotional Marathon' of 'Room'. Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  16. ^ Hines, Ree (25 tháng 2 năm 2016). “Brie Larson's stage-name inspiration? Her favorite American Girl doll”. Today. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  17. ^ Palmer, Martyn (22 tháng 1 năm 2016). “Is Brie Larson the next big thing?”. Radio Times. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  18. ^ a b c Stern, Marlow (25 tháng 8 năm 2013). “Brie Larson On 'Short Term 12,' One of the Year's Best Films”. The Daily Beast. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  19. ^ Aquino, Tara; Barone, Matt; Scarano, Ross (16 tháng 7 năm 2013). “Brie Larson – The 25 Best Actresses in Their 20s”. Complex. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  20. ^ Terrace, Vincent (2013). Encyclopedia of Television Pilots, 1937–2012. McFarland. tr. 259. ISBN 978-1-4766-0249-3. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  21. ^ Schneider, Michael (4 tháng 9 năm 2010). “R.I.P., Robert Schimmel: Remembering his Fox sitcom, interrupted by cancer”. Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  22. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên buzzfeed
  23. ^ Brooks, Tim; Marsh, Earle F. (2009). The Complete Directory to Prime Time Network and Cable TV Shows, 1946–Present. Thành phố New York: Random House Publishing Group. tr. 1129. ISBN 978-0-307-48320-1. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  24. ^ Boedeker, Hal (5 tháng 10 năm 2001). “Wb Introduces 3 Sitcoms But 2 Of Them Are Laughable”. Orlando Sentinel. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  25. ^ Terrace, Vincent (2012). Encyclopedia of Television Shows, 1925 through 2010. Jefferson, North Carolina: McFarland. tr. 475. ISBN 978-0-7864-8641-0. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2018.
  26. ^ Grant, Stacey (2 tháng 1 năm 2016). “Brie Larson Starred In A Disney Channel Original Movie And Now Your Mind Is Blown”. MTV. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  27. ^ Simon, Rachel (18 tháng 10 năm 2013). 'Short Term 12's Brie Larson Was Secretly In All Of Your Favourite Movies”. Bustle. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  28. ^ Erbland, Kate (21 tháng 8 năm 2013). “Brie Larson Is a New Breed of Reluctant Hollywood It Girl”. Film School Rejects. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  29. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên telegraph16
  30. ^ a b Moore, David (19 tháng 9 năm 2007). “Sugar Shock 013: Bunnies, Traps, and Slip 'n' Slides: An Interview with Brie Larson”. Stylus Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  31. ^ a b c Spanos, Brittany (4 tháng 3 năm 2016). “Flashback: Listen to Oscar Winner Brie Larson's Pop Star Past”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  32. ^ Friedman, Roger (4 tháng 1 năm 2006). “Mariah's Up, So Where's Tommy”. Fox News. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  33. ^ a b c Madison, Ira III (18 tháng 11 năm 2015). “Do People Realize That Brie Larson Was a Pop Star?”. Vulture. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  34. ^ “Tune In: Brie Larson "She Said" Videp Premiere on TRL!”. Republic Records. 4 tháng 4 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  35. ^ “Video Monitor”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. 5 tháng 3 năm 2005. tr. 60. ISSN 0006-2510. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
    “Video Monitor”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. 23 tháng 4 năm 2005. tr. 43. ISSN 0006-2510. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  36. ^ “Chart Search: She Said”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  37. ^ Kimble, Lindsay (1 tháng 3 năm 2016). “Brie Larson: Oscar Winner and ... Pop Star? Inside the Actress's Early Career in Music”. People. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  38. ^ Lawrence, Vanessa (3 tháng 3 năm 2012). “On the Verge: Brie Larson”. W. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  39. ^ “Hoot (2006)”. Rotten Tomatoes. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  40. ^ Stein, Ruthe (5 tháng 5 năm 2006). “Kids unite to save owls before a pancake house flattens them”. San Francisco Chronicle. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  41. ^ Rosewarne, Lauren (2013). American Taboo: The Forbidden Words, Unspoken Rules, and Secret Morality of Popular Culture. Santa Barbara, California: ABC-CLIO. tr. 62. ISBN 978-0-313-39934-3. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  42. ^ a b Hirschberg, Lynn (1 tháng 6 năm 2014). “Shailene Woodley and Brie Larson Are Out to Conquer Hollywood – and Fix It”. New York. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  43. ^ Lafferty, Kelsey (1 tháng 4 năm 2017). “Before Becoming Famous, Brie Larson Was a DJ – Who 'Only Played Vinyl'. Glamour. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  44. ^ Ouzounian, Richard (5 tháng 1 năm 2010). “Portia Doubleday: Michael Cera's transformer”. Toronto Star. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  45. ^ Stanley, Alessandra (15 tháng 1 năm 2009). “Me, Myselves and I: Disparate Housewife”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  46. ^ Goodman, Tim (16 tháng 1 năm 2009). “TV review: 'United States of Tara'. San Francisco Chronicle. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  47. ^ Zakarin, Jordan (5 tháng 8 năm 2013). “Brie Larson Might Be The Geekiest It Girl Ever”. BuzzFeed. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  48. ^ Bacle, Ariana (10 tháng 2 năm 2014). “I'm Still Not Over... 'United States of Tara' getting canceled”. Entertainment Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  49. ^ Sharkey, Betsy (9 tháng 9 năm 2011). “Movie review: 'Tanner Hall'. Los Angeles Times. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  50. ^ McHenry, Jackson (14 tháng 8 năm 2017). “Why Are Brie Larson's Characters Always So Sad?”. Vulture. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  51. ^ Sims, Kendra (29 tháng 7 năm 2010). “A gleeful amateur appears in 'Our Town'. The Berkshire Eagle. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  52. ^ Kennedy, Louise (3 tháng 8 năm 2010). “The sunny side of 'Our Town'. The Boston Globe. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  53. ^ Ebert, Roger (24 tháng 3 năm 2010). “Greenberg”. Chicago Sun-Times. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  54. ^ Scott, A.O. (12 tháng 8 năm 2010). “This Girl Has a Lot of Baggage, and He Must Shoulder the Load”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  55. ^ Osenlund, R. Kurt (1 tháng 8 năm 2013). “On the Rise: Brie Larson”. Slant Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  56. ^ Topel, Fred (8 tháng 8 năm 2010). “Brandon Routh on Scott Pilgrim”. CraveOnline. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  57. ^ Mercer, Benjamin (12 tháng 11 năm 2010). 'Scott Pilgrim vs. the World': From Box Office Flop to Cult Classic?”. The Atlantic. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  58. ^ Rabin, Nathan (22 tháng 3 năm 2017). “Level Up: Why Scott Pilgrim vs. The World Endures As A Cult Favorite Beyond Its Geek Appeal”. Rotten Tomatoes. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  59. ^ a b Olsen, Mark (8 tháng 3 năm 2013). “Brie Larson is everywhere at SXSW”. Los Angeles Times. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  60. ^ “Interview: 'Short Term 12' star Brie Larson on the performance many see as award-worthy”. Chicago Tribune. 9 tháng 9 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  61. ^ Lamble, Ryan (22 tháng 1 năm 2015). “Brie Larson interview: The Gambler, Greek mythology, Rampart”. Den of Geek. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  62. ^ “The Trouble with Bliss (2012)”. Rotten Tomatoes. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  63. ^ Bettinger, Brendan (15 tháng 2 năm 2012). “Brie Larson 21 Jump Street Set Visit Interview”. Collider. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  64. ^ Stevens, Dana (15 tháng 3 năm 2012). “21 Jump Street”. Slate. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  65. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên mojo
  66. ^ “21 Jump Street (2012)”. Box Office Mojo. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  67. ^ Viruet, Pilot (4 tháng 4 năm 2013). “Community: 'Herstory Of Dance'. The A.V. Club. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  68. ^ Nordine, Michael (18 tháng 9 năm 2016). “Brie Larson's 'Weighting': Watch the Oscar Winner's Debut as a Writer and Director”. IndieWire. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  69. ^ Weisman, Jon (9 tháng 10 năm 2013). “10 Actors to Watch: Brie Larson Breaks Out With 'Short Term 12'. Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  70. ^ Williams, Alex (15 tháng 9 năm 2013). “Brie Larson talks about filming 'Short Term 12'. The Daily Texan. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  71. ^ a b Neumyer, Scott (13 tháng 1 năm 2014). “Brie Larson Talks Short Term 12, The Spectacular Now, Working with Edgar Wright & Her Music Career”. Parade. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  72. ^ Hughes, Mark (27 tháng 8 năm 2013). “2013's Best Film 'Short Term 12' Does Strong Business In Limited Release”. Forbes. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  73. ^ Zuckerman, Esther (26 tháng 8 năm 2013). “Brie Larson Gives the Performance to See Right Now in 'Short Term 12'. The Atlantic. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  74. ^ Playlist Staff, The (3 tháng 12 năm 2013). “The 25 Best Breakthrough Performances Of 2013”. IndieWire. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  75. ^ Kohn, Eric (12 tháng 12 năm 2013). “Critic's Picks: The Top 10 Best Female Lead Performances of 2013 According to Indiewire's Film Critic”. IndieWire. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  76. ^ Dargis, Manohla (22 tháng 8 năm 2013). “Caretakers Needing Some Care Themselves”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  77. ^ Freer, Ian (18 tháng 10 năm 2013). “Short Term 12”. Empire. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  78. ^ McCartney, Jenny (3 tháng 11 năm 2013). “Short Term 12, review”. The Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  79. ^ Atkinson, Katie (1 tháng 3 năm 2014). “Independent Spirit Awards 2014: The winners list”. Entertainment Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  80. ^ Travers, Peter (26 tháng 9 năm 2013). “Don Jon”. Rolling Stone. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  81. ^ Edelstein, David (2 tháng 8 năm 2013). “Edelstein on The Spectacular Now: Being a Teenager Hurts So Good”. New York. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  82. ^ Klassen, Anna (13 tháng 11 năm 2014). 'The Gambler' Director Rupert Wyatt on Hollywood's Lack of Strong Female Characters & Brie Larson's Underwritten Role”. Bustle. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  83. ^ Puig, Claudia (23 tháng 12 năm 2014). “Mark Wahlberg's 'The Gambler' craps out”. USA Today. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  84. ^ Caldwell, Sarah (20 tháng 8 năm 2015). “What Brie Larson Taught Jake Johnson About Women”. Vulture. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  85. ^ Nashawaty, Chris (14 tháng 7 năm 2015). “Trainwreck: EW review”. Entertainment Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  86. ^ Riley, Jenelle (23 tháng 7 năm 2015). “Brie Larson on Playing Amy Schumer's Sister in 'Trainwreck'. Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  87. ^ Grierson, Tim (3 tháng 7 năm 2015). 'Trainwreck': Review”. Screen International. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  88. ^ “Trainwreck (2015)”. Box Office Mojo. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  89. ^ Our Town Williamstown Theatre Festival
  90. ^ Sharf, Zack (8 tháng 8 năm 2016). “Brie Larson Sets Directorial Debut With Indie Comedy 'Unicorn Store'. IndieWire.
  91. ^ a b Brie Larson también dirige (tiếng Tây Ban Nha)
  92. ^ Brie Larson. AllMusic. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2012.
  93. ^ 'Her' Tops Austin Film Critics Association 2013 Awards”. AFCA. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2009.
  94. ^ “Brie Larson In Talks To Join Mark Wahlberg In Rupert Wyatt's The Gambler Remake”. Cinemablend. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2015.
  95. ^ “Brie Larson Takes Best Actress At Locarno Film Festival”. Deadline. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2015.
  96. ^ Pond, Steve (ngày 14 tháng 2 năm 2016). The Revenant Wins Top Awards at BAFTA”. TheWrap. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2016.
  97. ^ “Brie Larson: Actress in a Leading Role”. The Oscars. ngày 29 tháng 1 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2016.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  98. ^ Donnelly, Matt; Pond, Steve (ngày 16 tháng 1 năm 2016). Spotlight, Leonardo DiCaprio, Brie Larson Top Critics' Choice Award Winners”. TheWrap. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2016.
  99. ^ Konerman, Jennifer (ngày 10 tháng 1 năm 2016). “Golden Globes: Brie Larson Wins Best Actress in a Motion Picture, Drama for 'Room'. The Hollywood Reporter. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2016.

Liên kết ngoài

sửa