Bengal

khu vực ở phía đông tiểu lục địa Ấn Độ
Bengal

Bản đồ khu vực Bengal: Tây BengalĐông Bengal (Bangladesh)
Các thành phố lớn nhất[1] Kolkata (Calcutta)
23°20′B 88°13′Đ / 23,34°B 88,22°Đ / 23.34; 88.22 (Kolkata)
Dhaka
23°25′B 90°13′Đ / 23,42°B 90,22°Đ / 23.42; 90.22 (Dhaka)
Ngôn ngữ chính tiếng Bengal (Bangla)
Diện tích 232.752 km² 
Dân số (2001) 245.598.679[2][3]
Mật độ 951,3/km²[2][3]
Tử suất trẻ sơ sinh 55,91 trên 1000 ca sinh[4][5]
Trang thông tin bangladesh.gov.bdwbgov.com

Bengal (tiếng Bengal: বাংলা Bangla, tiếng Bengal: বঙ্গ Bôngo, tiếng Bengal: বঙ্গদেশ Bôngodesh, hay tiếng Bengal: বাংলাদেশ Bangladesh) là một khu vực lịch sử và địa lý ở đông bắc của Tiểu lục địa Ấn Độ, tại đỉnh của vịnh Bengal. Ngày nay, khu vực chủ yếu được phân chia giữa Cộng hòa Nhân dân Bangladesh (trước đây là Đông Bengal / Đông Pakistan) và bang Tây Bengal của Ấn Độ, mặc dù vậy, có một số vùng thuộc các vương quốc Bengal trước đây (trong các chế độ quân chủ địa phương và dưới sự cai trị của Anh) nay đã trở thành một phần của các bang Bihar, Jharkhand, Assam, TripuraOrissa tại Ấn Độ. Cư dân tại Bengal chủ yếu là người Bengal (বাঙালি Bangali) và họ nói tiếng Bengal (বাংলা Bangla).

Khu vực Bengal là một trong những vùng dân cư đông đúc nhất trên Trái Đất, với mật độ dân số vượt quá 900/km². Hầu hết Bengal là vùng đồng bằng thấp tạo bởi sông HằngBrahmaputra, và là một bộ phận của đồng bằng Ấn-Hằng. Tại phần phía nam của khu vực là rừng ngập mặn Sundarbans, rừng ngập mặn lớn nhất thế giới và là nơi sinh sống của hổ Bengal. Mặc dù dân cư tại khu vực Bengal chủ yếu là nông dân và làm nông nghiệp, song khu vực này lại có hai siêu đô thịKolkata (trước đây gọi là Calcutta) và Dhaka (trước đây gọi là Dacca). Khu vực Bengal nổi tiếng với các di sản văn học và văn hóa phong phú cũng như những đóng góp to lớn của khu vực vào việc phát triển nâng cao kinh tế-văn hóa của xã hội Ấn Độ trong giai đoạn Subah Bengal, và các hoạt động cách mạng trong cuộc vận động độc lập Ấn Độ.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Bài trên The New York Times
  2. ^ a b “Provisional Population Totals: West Bengal”. Census of India, 2001. Office of the Registrar General & Census Commissioner, India. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2006.
  3. ^ a b World Bank Development Indicators Database, 2006.
  4. ^ “West Bengal - Human development fact sheet” (PDF). United Nations Development Programme. 2001. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2007.
  5. ^ “The World Factbook - Bangladesh”. CIA World Factbook. 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2007.