Sao Đại Giác

một ngôi sao trong chòm sao Mục Phu
(Đổi hướng từ Arcturus)

Sao Đại Giác (大角星 / Đại Giác Tinh) (định danh Bayer: Alpha Boötis hay α Boötis; tiếng Anh: Arcturus), là một ngôi sao trong chòm sao Mục Phu. Với cấp sao biểu kiến là −0,05, đây là ngôi sao sáng thứ 4 trên bầu trời đêm và là sao sáng nhất trên bầu trời bán cầu bắc. Johann Bayer đã định danh tên α Boötis cho ngôi sao này vào năm 1603, và được Latinh hóa thành Alpha Boötis. Sao Đại Giác tạo thành một góc của Tam Giác Mùa Xuân (một khoảnh sao được tạo nên bởi sao Đại Giác, sao Alpha Virginis và sao Regulus[9]).

Sao Đại Giác
Sao Đại Giác trong chòm sao Mục Phu (khoanh tròn)
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Mục Phu
Phát âm /ɑːrkˈtjʊərəs/
Xích kinh 14h 15m 39.7s[1]
Xích vĩ +19° 10′ 56″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) −0,05[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổK1,5 III Fe−0.5[3]
Cấp sao biểu kiến (J)−2,25[2]
Chỉ mục màu U-B+1,28[2]
Chỉ mục màu B-V+1,23[2]
Chỉ mục màu R-I+0,65[2]
Ghi chú (thể loại: tính biến thiên): Biến thiên phát xạ (emission vary) H và K
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)−5,19[4] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: −1093,45[5] mas/năm
Dec.: −1999,40[5] mas/năm
Thị sai (π)88.83 ± 0.54[1] mas
Khoảng cách36.7 ± 0.2 ly
(11.26 ± 0.07 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)−0,30±0,02[6]
Chi tiết
Khối lượng1,08±0,06[7] M
Bán kính25,4±0,2[7] R
Độ sáng170[8] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)1,66±0,05[7] cgs
Nhiệt độ4286±30[7] K
Độ kim loại [Fe/H]−0,52±0,04[7] dex
Tốc độ tự quay (v sin i)2,4±1,0[6] km/s
Tuổi7,1+1,5
−1,2
[7] Gyr
Tên gọi khác
Alramech, Alramech, Abramech, α Boötis, Alpha Boo, α Boo, 16 Boötis, BD+19°2777, GJ 541, HD 124897, HIP 69673, HR 5340, SAO 100944, LHS 48, GCTP 3242.00
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu
Nguồn dữ liệu:
Danh lục Hipparcos

,
CCDM (2002) ,
Danh lục Sao Sáng (ấn bản sửa đổi lần 5)

,
VizieR catalog entry

Cách Mặt Trời 36,7 năm ánh sáng, sao Đại Giác là một sao khổng lồ đỏquang phổ K1,5III—một ngôi sao già có độ tuổi khoảng 7,1 tỷ năm, và đã sử dụng hết hydro ở lõi và tiến hóa ra khỏi dãy chính. Sao Đại Giác có khối lượng tương đương với Mặt Trời, nhưng đã giãn nở với bán kính gấp 25 lần bán kính Mặt Trời và độ sáng gấp khoảng 170 lần độ sáng Mặt Trời. Đường kính của ngôi sao này là 35 triệu km.

Sao Đại Giác không có sao đồng hành nào được phát hiện.[7]

Danh pháp

sửa

Johann Bayer đã định danh tên α Boötis cho sao Đại Giác vào năm 1603, và được Latinh hóa thành Alpha Boötis. Vào năm 2016, Liên đoàn Thiên văn Quốc tế thành lập Working Group on Star Names (WGSN) để lập danh mục và tiêu chuẩn hóa tên riêng cho các ngôi sao. WGSN đã giữ nguyên tên Arcturus từ thời Hy Lạp cổ đại.[10][11]

Quan sát

sửa
 
Cách tìm sao Đại Giác (hình 1).

Với cấp sao biểu kiến là −0,05, sao Đại Giác là sao sáng nhất trên bầu trời bán cầu bắc và là sao sáng thứ 4 trên bầu trời đêm, sau sao Thiên Lang (cấp sao biểu kiến là −1,46), sao Lão Nhân (−0,72) và Alpha Centauri (cấp sao kết hợp lại (combined magnitude) là −0,27).[12] Tuy nhiên, α Centauri AB là một hệ sao đôi, trong đó cả hai ngôi sao thành viên đều không sáng bằng sao Đại Giác. Điều này làm cho sao Đại Giác trở thành sao riêng lẻ (individual star) sáng thứ ba, đứng ngay trước α Centauri A (tên chính thức là Rigil Kentaurus), có cấp sao biểu kiến ​​là −0,01.[13] Nhà toán học và thiên văn học người Pháp Jean-Baptiste Morin đã quan sát sao Đại Giác vào ban ngày bằng kính viễn vọng vào năm 1635. Sao Đại Giác có thể được quan sát thấy bằng mắt thường vào thời điểm trước lúc hoặc vào lúc Mặt Trời lặn.[13]

Sao Đại Giác có thể được quan sát thấy ở cả hai bán cầu của Trái Đất vì nó nằm ở 19° bắc của xích đạo thiên cầu. Ngôi sao này đạt đỉnh điểm vào nửa đêm ngày 27 tháng 4 và lúc 9 giờ tối ngày 10 tháng 6, có thể nhìn thấy vào cuối mùa xuân ở phía bắc hoặc mùa thu ở phía nam.[14]Bắc Bán cầu, cách dễ dàng để tìm thấy sao Đại Giác là dựa vào đường vòng cung tưởng tượng xuất phát từ khoảnh sao Bắc Đẩu (hình 1). Nếu tiếp tục dựa vào hướng đi của đường vòng cung tưởng tượng nhưng theo đường thẳng, người ta có thể tìm ra sao Alpha Virginis.[15][16]

Hình ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c van Leeuwen, Florian (tháng 11 năm 2007). “Validation of the new Hipparcos reduction”. Astronomy and Astrophysics. Paris, France. 474 (2): 653–64. arXiv:0708.1752. Bibcode:2007A&A...474..653V. doi:10.1051/0004-6361:20078357. S2CID 18759600.
  2. ^ a b c d e Ducati, J. R. (2002). “VizieR Online Data Catalog: Catalogue of Stellar Photometry in Johnson's 11-color system”. CDS/ADC Collection of Electronic Catalogues. 2237: 0. Bibcode:2002yCat.2237....0D.
  3. ^ Keenan, Philip C.; McNeil, Raymond C. (1989). “The Perkins catalog of revised MK types for the cooler stars”. The Astrophysical Journal Supplement Series. 71: 245. Bibcode:1989ApJS...71..245K. doi:10.1086/191373.
  4. ^ Massarotti, Alessandro; Latham, David W.; Stefanik, Robert P.; Fogel, Jeffrey (2008). “Rotational and Radial Velocities for a Sample of 761 HIPPARCOS Giants and the Role of Binarity”. The Astronomical Journal. 135 (1): 209–231. Bibcode:2008AJ....135..209M. doi:10.1088/0004-6256/135/1/209.
  5. ^ a b Perryman; và đồng nghiệp (1997). “HIP 69673”. The Hipparcos and Tycho Catalogues.
  6. ^ a b Carney, Bruce W.; và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2008). “Rotation and Macroturbulence in Metal-Poor Field Red Giant and Red Horizontal Branch Stars”. The Astronomical Journal. Paris, France: EDP Sciences. 135 (3): 892–906. arXiv:0711.4984. Bibcode:2008AJ....135..892C. doi:10.1088/0004-6256/135/3/892. S2CID 2756572.
  7. ^ a b c d e f g Ramírez, I.; Allende Prieto, C. (tháng 12 năm 2011). “Fundamental Parameters and Chemical Composition of Arcturus”. The Astrophysical Journal. Bristol, England: IOP Publishing. 743 (2): 135. arXiv:1109.4425. Bibcode:2011ApJ...743..135R. doi:10.1088/0004-637X/743/2/135. S2CID 119186472.
  8. ^ Schröder, K.-P.; Cuntz, M. (tháng 4 năm 2007). “A critical test of empirical mass loss formulas applied to individual giants and supergiants”. Astronomy and Astrophysics. Bristol, England: IOP Publishing. 465 (2): 593–601. arXiv:astro-ph/0702172. Bibcode:2007A&A...465..593S. doi:10.1051/0004-6361:20066633. S2CID 55901104.
  9. ^ “Spring Triangle – Constellation Guide”. www.constellation-guide.com. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2023.
  10. ^ “Naming Stars”. IAU.org. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
  11. ^ “Bulletin of the IAU Working Group on Star Names, No. 1” (PDF). Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2016.
  12. ^ Kaler, James B. (2002). The Hundred Greatest Stars. New York City: Copernicus Books. tr. 21. ISBN 978-0-387-95436-3.
  13. ^ a b Schaaf, Fred (2008). The Brightest Stars: Discovering the Universe Through the Sky's Most Brilliant Stars. Hoboken, New Jersey: John Wiley and Sons. tr. 126–36. Bibcode:2008bsdu.book.....S. ISBN 978-0-471-70410-2.
  14. ^ Schaaf, p. 257.
  15. ^ Rao, Joe (15 tháng 6 năm 2007). “Arc to Arcturus, Speed on to Spica”. Space.com. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2018.
  16. ^ “Follow the arc to Arcturus, and drive a spike to Spica | EarthSky.org”. earthsky.org. 8 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2018.

Liên kết ngoài

sửa