Họ Linh dương

(Đổi hướng từ Antilocapridae)

Họ Linh dương[2] (Antilocapridae) là một họ động vật có vú guốc chẵn đặc hữu ở Bắc Mỹ. Họ hàng gần nhất còn sinh tồn của chúng là các loài Họ Hươu cao cổ, và cùng chúng tạo nên siêu họ Giraffoidea. Chỉ có một loài, linh dương sừng nhánh (Antilocapra americana), là còn sống ngày nay; tất cả các thành viên khác của họ này đã bị tuyệt chủng. Linh dương sừng nhánh là một loài động vật có vú nhai lại nhỏ nhìn giống các loài linh dương trong Họ Trâu bò (Bovidae). Họ này được Gray miêu tả năm 1866.[1]

Họ Linh dương
Thời điểm hóa thạch: Đầu thế Miocen - Gần đây
Linh dương sừng nhánh tại pháo đài Keogh, Montana
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Artiodactyla
Họ (familia)Antilocapridae
(Gray, 1866)[1]
Các chi

Antilocapra
Capromeryx
Stockoceros
Tetrameryx

và xem trong bài.

Về hầu hết khía cạnh, chúng giống các loài nhai lại khác. Chúng có dạ dày 4 ngăn phức tạp để tiêu hóa các loại thực vật cứng, móng guốc và sừng nhỏ, chẻ đôi. Sừng của chúng giống với sừng của những loài Họ Trâu bò, ở chỗ chúng có một lớp vỏ sừng thực sự, nhưng đặc biệt là sừng chúng rụng ngoài mùa sinh sản và sau đó mọc lại. Các ngón chân bên của chúng thậm chí còn không có so với ngón chân bên của các loài Họ Trâu bò, với các ngón bị mất hoàn toàn, và chỉ còn lại xương pháo. Chúng có công thức răng hàm giống như đa số các loài nhai lại khác:

.

Tiến hóa

sửa

Chúng tiến hóa ở Bắc Mỹ, nơi chúng lấp đầy một ngách tương tự như ngách của các loài Họ Trâu bò tiến hóa ở Cựu Thế giới. Trong suốt thế MiocenPliocen, chúng là một nhóm đa dạng và thành công, với nhiều loài khác nhau. Một số có sừng với hình thù kỳ dị, hoặc có bốn, thậm chí sáu sừng. Ví dụ bao gồm Osbornoceros, với sừng nhẵn và hơi cong, Paracosoryx, với sừng dẹt mở rộng đến đầu chẻ đôi, Ramoceros, với sừng hình quạt và Hayoceros, có bốn sừng.[3][4]

Phân loại

sửa

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). “Antilocapridae”. Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  2. ^ “Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2014.
  3. ^ Savage, RJG; Long, MR (1986). Mammal Evolution: an illustrated guide. New York: Facts on File. tr. 232–233. ISBN 0-8160-1194-X.
  4. ^ Palmer, D. biên tập (1999). The Marshall Illustrated Encyclopedia of Dinosaurs and Prehistoric Animals. London: Marshall Editions. tr. 280. ISBN 1-84028-152-9.

Liên kết ngoài

sửa