Người Ả Rập

cộng đồng cư dân trong Thế giới Ả Rập
(Đổi hướng từ Ả rập)

Người Ả Rập (tiếng Ả Rập: عَرَب‘arab, phát âm tiếng Ả Rập [ˈʕarab]  ( listen)) là một cộng đồng cư dân sống trong thế giới Ả Rập. Họ chủ yếu sống trong các quốc gia Ả Rập tại Tây Á, Bắc Phi, Sừng châu Phi và các đảo phía tây Ấn Độ Dương.[30] Họ cũng hình thành một cộng đồng hải ngoại đáng kể trên khắp thế giới.[31]

Người Ả Rập
عَرَب (‘arab)
Tổng dân số
k. 450.000.000 (2011)[1]
Khu vực có số dân đáng kể
Liên đoàn Ả Rập   430.000.000[2]
Cộng đồng Ả Rập hải ngoại
(bao gồm một phần tổ tiên)
 Brasil12.000.000[3]
 Pháp6.000.000[4]
 Indonesia5.000.000[5]
 Thổ Nhĩ Kỳ5.000.000[6][7][8][9]
 Hoa Kỳ3.500.000[10]
 Argentina1.300.000–3.500.000[11]
 Colombia3.200.000[12]
 Israel (bản địa)1.700.000[13]
 Venezuela1.600.000[14]
 Iran1.500.000[15]
 Tchad1.493.410[16]
 México1.100.000[17]
 Đức1.000.000+[18][19]
 Chile700.000[20]
 Ý680.000[21]
Anh Quốc366.769[22]
 Canada380.620 (2011)[23]
 Hà Lan180.000[24]
 Úc350.000[25]
 Honduras150.000–200.000[26]
Ngôn ngữ
Tiếng Ả Rập
Tôn giáo
Lịch sử: Thần thoại Ả Rập

Chủ yếu: Hồi giáo
(Sunni · Shia · Sufi · Ibadi · Alawite)
Thiểu số đáng kể: Cơ Đốc giáo

(Chính thống giáo Hy Lạp · Công giáo Melkite)
Sắc tộc có liên quan
Các dân tộc khác nói các ngôn ngữ Phi-Á
Cước chú
a Dân tộc Ả Rập không nên lẫn lộn với các dân tộc không nói tiếng Ả Rập cũng là dân bản địa trong thế giới Ả Rập.[28]
b Người Ả Rập chiếm khoảng 20% tổng số người Hồi giáo trên thế giới.[29]

Lịch sử

sửa

Trước khi Đế quốc Rashidun (632–661) bành trướng, "Ả Rập" đề cập đến người Semit phần lớn có lối sống du cư, đến từ bán đảo Ả Rập, hoang mạc Syria, Bắc và Hạ Lưỡng Hà.[32] Ngày nay, "Ả Rập" đề cập đến một số lượng lớn các dân tộc có lãnh thổ bản địa tạo thành thế giới Ả Rập, do kết quả từ cuộc bành trướng của người Ả Rập và tiếng Ả Rập trong các cuộc chinh phục Hồi giáo từ thế kỷ 7-8 và sau đó là Ả Rập hoá cư dân bản địa.[33] Người Ả Rập lập nên các đế quốc Rashidun (632–661), Umayyad (661–750) và Abbas (750–1258), có biên giới vươn đến miền nam của Pháp và miền tây của Trung Quốc, đến Tiểu ÁSudan. Chúng nằm trong số các đế quốc rộng lớn nhất trong lịch sử.[34] Đến đầu thế kỷ 20, Chiến tranh thế giới thứ nhất khiến Đế quốc Ottoman sụp đổ; đây là đế quốc cai trị phần lớn thế giới Ả Rập từ năm 1517.[35] Kết quả là các lãnh thổ của đế quốc này bị phân chia, hình thành các nhà nước Ả Rập hiện đại.[36] Sau khi thông qua Nghị định thư Alexandria vào năm 1944, Liên đoàn Ả Rập được hình thành vào ngày 22 tháng 3 năm 1945.[37] Hiến chương Liên đoàn Ả Rập xác nhận nguyên tắc về một quê hương Ả Rập trong khi cũng tôn trọng chủ quyền riêng biệt của các quốc gia thành viên.[38]

Văn hóa

sửa

Hiện nay, người Ả Rập chủ yếu cư trú tại 22 quốc gia thành viên Liên đoàn Ả Rập: Ai Cập, Algérie, Ả Rập Xê Út, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Comoros, Djibouti, Iraq, Jordan, Kuwait, Liban, Libya, Mauritanie, Maroc, Oman, Palestine, Qatar, Somalia, Sudan, Syria, TunisiaYemen. Thế giới Ả Rập trải rộng khoảng 13 triệu km², từ Đại Tây Dương ở phía tây đến biển Ả Rập ở phía đông. Ngoài ra, còn có các cộng đồng người Ả Rập hải ngoại trên toàn cầu.[30] Các mối quan hệ liên kết người Ả Rập là dân tộc, ngôn ngữ, văn hoá, lịch sử, bản sắc, chủ nghĩa dân tộc, địa lý và chính trị.[39] Người Ả Rập có đặc điểm riêng về phong phục, ngôn ngữ, kiến trúc, nghệ thuật, văn học, âm nhạc, vũ đạo, truyền thông, ẩm thực, trang phục, xã hội, thể thao và thần thoại.[40] Tổng số lượng người Ả Rập được ước tính là 450 triệu,[1] do vậy họ là dân tộc lớn thứ nhì trên thế giới sau người Hán.

Tôn giáo

sửa

Người Ả Rập là một nhóm đa dạng về liên kết và hành lễ tôn giáo. Trong thời kỳ tiền Hồi giáo, hầu hết người Ả Rập tin theo các tôn giáo đa thần. Một số bộ lạc tiếp nhận Cơ Đốc giáo hoặc Do Thái giáo, và một vài cá nhân có lẽ tuân theo thuyết độc thần.[41] Ngày nay, người Ả Rập chủ yếu tin theo Hồi giáo, song có một thiểu số đáng kể theo Cơ Đốc giáo.[42] Người Hồi giáo Ả Rập chủ yếu thuộc các giáo phái Sunni, Shia, Ibadi, Alawite. Người Cơ Đốc giáo Ả Rập thường theo một trong các giáo hội Kitô giáo Đông phương, như Chính thống giáo Hy LạpCông giáo Hy Lạp.[43]

Từ nguyên

sửa
 
Văn bia bằng tiếng Ả Rập của Imru' al-Qais, con trai của 'Amr, quốc vương của toàn thể người Ả Rập", khắc bằng chữ Nabatae. Phát hiện tại miền nam Syria.

Văn kiện sớm nhất sử dụng từ "Arab" để chỉ một dân tộc là trên tảng đá Kurkh, đó là một ghi chép bằng tiếng Akkad về việc người Assyria chinh phục Aram trong thế kỷ 9 TCN, nói đến người Bedouin trên bán đảo Ả Rập dưới quyền Quốc vương Gindibu, là người chiến đấu trong một liên minh chống lại Assyria.[44] Trong số chiến lợi phẩm được liệt kê từ quân đội của Quốc vương Shalmaneser III của Assyria trong trận Qarqar, có 1000 con lạc đà của "Gi-in-di-bu'u the ar-ba-a-a" hay "[người đàn ông] Gindibu thuộc Arab (ar-ba-a-a là một nisba có chức năng tính từ của danh từ ʿarab[44]). Từ có liên hệ là ʾaʿrāb vẫn được sử dụng để chỉ người Bedouin cho đến nay, còn ʿarab chỉ người Ả Rập nói chung.[45]

Biểu hiện cổ nhất còn tồn tại về một bản sắc dân tộc Ả Rập là một câu khắc dưới dạng tiếng Ả Rập cổ xưa vào năm 328, sử dụng chữ cái Nabatae, gọi Imru' al-Qays ibn 'Amr là "quốc vương của toàn thể người Ả Rập".[46][47] Herodotus nói đến người Ả Rập tại Sinai, miền nam Palestine, và vùng hương trầm (Nam Ả Rập). Các sử gia Hy Lạp cổ đại khác như Agatharchides, Diodorus SiculusStrabo viết rằng người Ả Rập sống tại Lưỡng Hà (dọc Euphrates), tại Ai Cập (Sinai và biển Đỏ), miền nam Jordan (người Nabatae), thảo nguyên Syria và miền đông bán đảo Ả Rập (cư dân của Gerrha). Các bản khắc có niên đại từ thế kỷ 6 TCN tại Yemen có thuật ngữ "Arab".[48]

Cách giải thích phổ biến nhất của người Ả Rập là thuật ngữ "Arab" xuất phát từ một ông tổ gọi là Ya'rub, ông được cho là người đầu tiên nói tiếng Ả Rập. Abu Muhammad al-Hasan al-Hamdani có quan điểm khác; ông cho rằng người Ả Rập được người Lưỡng Hà gọi là "Gharab" ("tây") do người Bedouin ban đầu sống tại phía tây của Lưỡng Hà; thuật ngữ này sau đó sửa đổi thành "Arab". al-Masudi thì cho rằng từ "người Arab" ban đầu áp dụng cho người Ishmael của thung lũng "Arabah". Trong từ nguyên học Kinh Thánh, "Arab" (trong tiếng HebrewArvi) đến từ nguồn gốc hoang mạc của người Bedouin.

Dân số Ả Rập

sửa
Quốc gia Ả Rập Dân số Ngôn ngữ chính thức
  Ai Cập 94.526.231[49] Tiếng Ả Rập
  Algeria 38.700.000[50] Tiếng Ả Rập và tiếng Berber
  Ả Rập Xê Út 27.345.986[51] Tiếng Ả Rập
  Bahrain 1.314.089[52] Tiếng Ả Rập
  Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 10.102.678[53] Tiếng Ả Rập
  Comoros 780.971[54] Tiếng Ả Rập, tiếng Comorostiếng Pháp
  Djibouti 810.179[55] Tiếng Ả Rập, tiếng Pháp
  Iraq 32.585.692[56] Tiếng Ả Rập, tiếng Kurd
  Jordan 9.531.712[57] Tiếng Ả Rập
  Kuwait 4.156.306[58] Tiếng Ả Rập
  Liban 5.882.562[59] Tiếng Ả Rập
  Libya 6.244.174[60] Tiếng Ả Rập
  Mauritania 3.516.806[61] Tiếng Ả Rập
  Maroc 32.987.206[62] Tiếng Ả Rập và tiếng Berber
  Oman 3.219.775[63] Tiếng Ả Rập
  Palestine 4.550.368[64] Tiếng Ả Rập
  Qatar 2.123.160[65] Tiếng Ả Rập
  Somalia 10.428.043[66] Tiếng Ả Rập, tiếng Somalia
  Sudan 35.482.233[67] Tiếng Ả Rập, tiếng Anh
  Syria 17.951.639[68] Tiếng Ả Rập
  Tunisia 10.937.521[69] Tiếng Ả Rập
  Yemen 26.052.966[70] Tiếng Ả Rập

Chú thích

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ a b Margaret Kleffner Nydell Understanding Arabs: A Guide For Modern Times, Intercultural Press, 2005, ISBN 1931930252, page xxiii, 14
  2. ^ “World Arabic Language Day | United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization”. www.unesco.org.
  3. ^ “Arabs Love Brazil. They Are 7% of the Country”. Brazzil. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2017.
  4. ^ By (ngày 29 tháng 1 năm 2008). “French-Arabs battle stereotypes – Entertainment News, French Cinema, Media”. Variety. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
  5. ^ “Hadramaut dan Para Kapiten Arab”. ngày 20 tháng 8 năm 2009.
  6. ^ Kaya, Ibrahim (2009). “The Iraqi Refugee Crisis and Turkey: a Legal Outlook”. cadmus.eui.eu. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2017.
  7. ^ “The Impact of Syrian Refugees on Turkey”. www.washingtoninstitute.org.
  8. ^ “Turkey's demographic challenge”. www.aljazeera.com.
  9. ^ “UNHCR Syria Regional Refugee Response/ Turkey”. UNHCR. ngày 31 tháng 12 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2017.
  10. ^ “The Arab American Institute”. Aaiusa.org. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2011.
  11. ^ “Inmigración sirio-libanesa en Argentina”. ngày 20 tháng 6 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2010.
  12. ^ “Colombia y Medio Oriente”. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2022.
  13. ^ http://www.cbs.gov.il/www/hodaot2013n/11_13_097e.pdf
  14. ^ Margolis, Mac (ngày 15 tháng 9 năm 2013). “Abdel el-Zabayar: From Parliament to the Frontlines”. The Daily Beast.
  15. ^ “Iran”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2013.
  16. ^ “Chad”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2013.
  17. ^ Ben Cahoon. “World Statesmen.org”. World Statesmen.org. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2011.
  18. ^ Mediendienst Integration. “Syrische Flüchtlinge”. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2016.
  19. ^ “Men of Arab descent not finding Germany as welcoming as they used to”. Public Radio International.
  20. ^ (tiếng Tây Ban Nha) En Chile viven unas 700.000 personas de origen árabe y de ellas 500.000 son descendientes de emigrantes palestinos que llegaron a comienzos del siglo pasado y que constituyen la comunidad de ese origen más grande fuera del mundo árabe.
  21. ^ Dati ISTAT 2016, counting only immigrants from the Arab world. “Cittadini stranieri in Italia – 2016”. tuttitalia.it.
  22. ^ “REPORT ON THE 2011 CENSUS – MAY 2013 – Arabs and Arab League Population in the UK”. National Association of British Arabs. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2014.
  23. ^ Statistics Canada. “2011 National Household Survey: Data tables”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2014.
  24. ^ “Dutch media perceived as much more biased than Arabic media – Media & Citizenship Report conducted by University of Utrecht” (PDF), Utrecht University, ngày 10 tháng 9 năm 2010, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2019, truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2010
  25. ^ “Monash University Research Repository” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2015.
  26. ^ Larry Luxner (2001). “The Arabs of Honduras”. Saudi Aramco World. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  27. ^ Serge D. Elie, "Hadiboh: From Peripheral Village to Emerging City", Chroniques Yéménites: "In the middle, were the Arabs who originated from different parts of the mainland (e.g., prominent Mahrî tribes10, and individuals from Hadramawt, and Aden)". Footnote 10: "Their neighbors in the West scarcely regarded them as Arabs, though they themselves consider they are of the pure stock of Himyar."
  28. ^ Ghazi O. Tadmouri; Konduru S. Sastry; Lotfi Chouchane (2014). “Arab gene geography: From population diversities to personalized medical genomics”. Global Cardiology Science and Practice. 2014: 54. doi:10.5339/gcsp.2014.54. PMC 4355514. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2016.
  29. ^ Ba-Yunus, Ilyas; Kone, Kassim (2006). Muslims in the United States. Greenwood Publishing Group. tr. 172. ISBN 0-313-32825-0.
  30. ^ a b Frishkopf, edited by Michael (2010). Music and media in the Arab world (ấn bản thứ 1). Cairo: The American University in Cairo Press. ISBN 9774162935.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  31. ^ Bureš, Jaroslav (2008). Main characteristic and development trends of migration in the Arab world. Prague: Institute of International Relations. ISBN 8086506711.
  32. ^ * “Arab people”. Encyclopædia Britannica (bằng tiếng Anh).
  33. ^ * Ruthven, Albert Hourani; with a new afterword by Malise (2010). A history of the Arab peoples (ấn bản thứ 1). Cambridge, Mass.: Belknap Press of Harvard University Press. ISBN 978-0674058194.
    • “HISTORY OF MIGRATION”. www.historyworld.net.
    • “Untitled Document”. people.umass.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2016.
    • “History of the Arabs (book)”. www.historyworld.net.
    • Bernard Ellis Lewis, Buntzie Ellis Churchill (2008). Islam: The Religion and the People. Pearson Prentice Hall. tr. 137. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2017. At the time of the Prophet's birth and mission, the Arabic language was more or less confined to Arabia, a land of deserts, sprinkled with oases. Surrounding it on land on every side were the two rival empires of Persia and Byzantium. The countries of what now make up the Arab world were divided between the two of them—Iraq under Persian rule, Syria, Palestine, and North Africa part of the Byzantine Empire. They spoke a variety of different languages and were for the most part Christians, with some Jewish minorities. Their Arabization and Islamization took place with the vast expansion of Islam in the decades and centuries following the death of the Prophet in 632 CE. The Aramaic language, once dominant in the Fertile Crescent, survives in only a few remote villages and in the rituals of the Eastern churches. Coptic, the language of Christian Egypt before the Arab conquest, has been entirely replaced by Arabic except in the church liturgy. Some earlier languages have survived, notably Kurdish in Southwest Asia and Berber in North Africa, but Arabic, in one form or another, has in effect become the language of everyday speech as well as of government, commerce, and culture in what has come to be known as “the Arab world."Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  34. ^ * “Islam, The Arab Empire Of The Umayyads”. history-world.org. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2017.
  35. ^ * Page 8 – The Arab Revolt, 1916–18 Published by New Zealand History at nzhistory.net.nz
    • Sean McMeekin (2012) The Berlin–Baghdad Express. Belknap Press. ISBN 0674064321. pp. 288, 297
  36. ^ * L., Rogan, Eugene (ngày 1 tháng 1 năm 2004). Frontiers of the state in the late Ottoman Empire: Transjordan, 1850–1921. Cambridge University Press. ISBN 0521892236. OCLC 826413749.
    • Schsenwald, William L. "The Vilayet of Syria, 1901–1914: A Re-Examination of Diplomatic Documents As Sources." Middle East Journal (1968), Vol 22, No. 1, Winter: p. 73.
  37. ^ Arab League formed — History.com This Day in History — 3/22/1945. History.com. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014.
  38. ^ * MacDonald, Robert W. The League of Arab States: A Study in Dynamics of Regional Organization (bằng tiếng Anh). Princeton University Press. ISBN 9781400875283.
  39. ^ *Kjeilen, Tore. “Arabs – LookLex Encyclopaedia”. looklex.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2017.
  40. ^ *“Culture and Tradition in the Arab Countries”. www.habiba.org. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2017.
  41. ^
  42. ^ “Religious Diversity Around The World – Pew Research Center”. Pew Research Center's Religion & Public Life Project. ngày 4 tháng 4 năm 2014.
  43. ^
  44. ^ a b Retsö, Jan (2003). The Arabs in Antiquity: Their History from the Assyrians to the Umayyads. Psychology Press. ISBN 978-0-7007-1679-1., pages 105, 119, 125–127.
  45. ^ Hans Wehr & J M. Cowan. A dictionary of modern written Arabic. Third Edition. Ithaca, N.Y.: Spoken Language Services. p. 601.
  46. ^ William Bowden; Luke Lavan; Carlos Machado (2004). Recent Research on the Late Antique Countryside. Brill. tr. 91.
  47. ^ Ira M. Lapidus (2014). A History of Islamic Societies. Cambridge University Press. tr. 29.
  48. ^ Salles, Jean-François; Healey, J. F. (ngày 22 tháng 12 năm 2015). “Arabs” (bằng tiếng Anh). doi:10.1093/acrefore/9780199381135.001.0001/acrefore-9780199381135-e-644. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  49. ^ “Egypt Population (2017)”. ngày 14 tháng 2 năm 2017.
  50. ^ “CIA World Factbook: Algeria”. ngày 20 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2012.
  51. ^ “CIA World Factbook: Saudi Arabia”. ngày 20 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2017.
  52. ^ “CIA World Factbook: Bahrain”. ngày 23 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2017.
  53. ^ “CIA World Factbook: United Arab Emirates”. ngày 20 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012.
  54. ^ “CIA World Factbook: Comoros”. ngày 26 tháng 7 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2017.
  55. ^ “CIA World Factbook: Djibouti”. ngày 23 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2017.
  56. ^ “CIA World Factbook: Iraq”. ngày 20 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012.
  57. ^ Ghazal, Mohammad (ngày 22 tháng 1 năm 2016). “Population stands at around 9.5 million, including 2.9 million guests”. The Jordan Times. The Jordan News. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2016.
  58. ^ “Kuwait Population Census”. 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2017.
  59. ^ “CIA World Factbook: Lebanon”. ngày 20 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012.
  60. ^ “CIA World Factbook: Libya”. ngày 20 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012.
  61. ^ “CIA World Factbook: Mauritania”. ngày 20 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2017.
  62. ^ “CIA World Factbook: Morocco”. ngày 20 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2017.
  63. ^ “CIA World Factbook: Oman”. ngày 22 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012.
  64. ^ “Estimated Population in the Palestinian Territory Mid-Year by Governorate,1997–2016”. Palestinian Central Bureau of Statistics. State of Palestine. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  65. ^ “CIA World Factbook: Qatar”. ngày 20 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2017.
  66. ^ “CIA World Factbook: Somalia”. ngày 23 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2017.
  67. ^ “CIA World Factbook: Sudan”. ngày 20 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012.
  68. ^ “CIA World Factbook: Syria”. ngày 20 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012.
  69. ^ “CIA World Factbook: Tunisia”. ngày 20 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2012.
  70. ^ “CIA World Factbook: Yemen”. ngày 20 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2017.

Sách

sửa

Bản mẫu:Contains Arabic text

Liên kết ngoài

sửa