Thủ công mỹ nghệ
Hàng thủ công mỹ nghệ là các đồ vật được làm bằng tay, không phải làm bằng máy. Cũng có thể hiểu thủ công mỹ nghệ là đồ thủ công (hand crafted). Những người làm đồ thủ công chuyên nghiệp và lành nghề được gọi là nghệ nhân thủ công.
Thủ công mỹ nghệ có gốc rễ của nó trong hàng thủ công từ nông thôn bao gồm các nhu yếu phẩm, vật liệu và hàng hóa của các nền văn minh cổ đại. Một số hàng thủ công đã tồn tại trong nhiều thế kỷ, trong khi một số khác lại là các phát minh hiện đại, là sự phát triển đại trà của hàng thủ công mà ban đầu được sản xuất chỉ trong một khu vực địa lý hạn chế.
Nhiều nghệ nhân làm hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng vật liệu tự nhiên, thậm chí hoàn toàn bản địa, trong khi những người khác có thể dùng vật liệu phi truyền thống hiện đại, và thậm chí tái sử dụng các vật liệu công nghiệp. Tay nghề thủ công cá nhân của một mặt hàng thủ công mỹ nghệ là tiêu chí tối quan trọng; những hàng hóa được sản xuất hàng loạt hay bằng máy không phải là hàng thủ công mỹ nghệ.
Phân loại
Thủ công
Hàng hóa được làm hoàn toàn 100% bằng tay.
Lắp ráp
Các sản phẩm này được lắp ráp từ các vật liệu thủ công đã sản xuất có sẵn như dây hoặc tấm kim loại, các viên đá...). Người nghệ nhân thủ công phối hợp các vật liệu có sẵn (được tạo hình từ trước) để tạo ra một sản phẩm mới hoàn toàn.
Chất liệu
1. Vải
Vải nỉ, vải dạ, vải thêu cross stitch hay vải lông thú đều là những loại vải dễ dàng sử dụng để tạo hình cũng như kết hợp với các chất liệu khác trong chế tạo đồ handmade.
2. Giấy kraft
Dù không quá đa dạng về màu sắc nhưng với nhiều kiểu giấy có độ dày ứng với các công dụng kỹ thuật khác nhau, giấy kraft là sự lựa chọn số một cho những sản phẩm như thiệp hay túi, hộp handmade.
3. Len sợi, cói, đay
Đan và móc là những kỹ thuật quen thuộc trong chế tác đồ handmade. Với nhiều đặc tính và màu sắc đa dạng, len, cói cũng như đay đã biến hóa vô cùng phong phú với đủ mọi thành phẩm từ một chi tiết trang trí nhỏ cho đến cả một tấm thảm lớn.
4. Gỗ
Không phải là một chất liệu dễ dàng để xử lý và tạo hình nhưng gỗ vẫn được ưa chuộng vì sự thô mộc đặc biệt của nó.
5. Lông vũ
Lông vũ được sử dụng trong các sản phẩm dreamcatcher, tạo nên điểm nhấn cho các bạn nữ và 1 số vật phẩm trang trí khác.
6. Hạt, cúc áo
Hạt đá, hạt nhựa,hạt gốm, hạt cườm bên cạnh cúc nhựa nhiều màu và cúc gỗ đề là những thành phần quen thuộc trong danh sách nguyên liệu của rất nhiều sản phẩm handmade đặc biệt là vòng tay.
7. Vải da, dây da
Trào lưu phụ kiện bằng da đã quay trở lại trong thời gian gần đây. Với vô vàn màu sắc và chủng loại để lựa chọn và kết hợp, chất liệu với vẻ ngoài tưởng chừng đơn điệu này có thể có những biến hóa khác lạ, đầy cá tính.
THAM KHẢO
[BÉBÉ Handmade Shop handmade chuyên về đồ cho trẻ em cũng như các sản phẩm handmade khác tại TPHCM.]
Cách bảo quản đồ handmade bằng vải nỉ
Những lợi ích khi sử dụng đồ handmade