Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Kỳ Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 45:
Năm 1959 là năm ngành điện ảnh Việt Nam bắt đầu có những bước ngoặt phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của [[Trường Điện ảnh Việt Nam]], Nhà máy cơ khí điện ảnh,{{Sfnp|Hoàng Thanh|Vũ Quang Chính|Ngô Mạnh Lân|Phan Bích Hà|2003|p=68}} và Xưởng phim Việt Nam được tách thành [[Xưởng Phim truyện Việt Nam]], [[Hãng phim Hoạt hình Việt Nam|Xưởng phim Hoạt họa và búp bê]], Xưởng phim Thời sự, tài liệu Trung ương.{{Sfnp|Hoàng Thanh|Vũ Quang Chính|Ngô Mạnh Lân|Phan Bích Hà|2003|p=72}} Theo các nhà điện ảnh học và lý luận phê bình, tính từ năm 1959 cho đến nay, ngành phim truyện Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn phát triển. Giai đoạn thứ nhất là từ 1959 đến 1964, được xem là giai đoạn hình thành phim truyện. Sau cuộc chiến giành lại độc lập với Pháp, dù đội ngũ điện ảnh vẫn còn non trẻ nhưng đã cho ra đời nhiều bộ phim hay, mang sức sống lâu bền trong đời sống xã hội cũng như gây tiếng vang ở các liên hoan phim quốc tế.{{Sfnp|Nguyễn Trung|1998|p=23}} Ở thời kỳ này, đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã liên tiếp cho ra đời hàng loạt bộ phim như ''[[Chung một dòng sông]]'', ''Vật kỷ niệm'', ''[[Chị Tư Hậu]]'' và ''[[Biển lửa]]''.{{Sfnp|Nguyễn Trung|1998|pp=23–24}}
 
Giai đoạn thứ 2 là thời kỳ [[chiến tranh Việt Nam]] từ 1965 đến 1975. Đây là thời kỳ khó khăn của điện ảnh nói riêng và cả Việt Nam nói chung khi bước vào một cuộc chiến khốc liệt và kéo dài. Ở một số nước, trong thời kỳ chiến tranh, phim truyện thường ngừng sản xuất để nhường chỗ cho phim tài liệu. Nhưng với sự kiên trì của đội ngũ nghệ sĩ điện ảnh, phim truyện Việt Nam vẫn nối nhau ra đời trong giai đoạn này, bám sát các sự kiện gắn liền với cuộc sống và cuộc chiến. Trong thời kỳ này, đạo diễn Phạm Kỳ Nam cũng cho ra đời những bộ phim về chiến tranh như ''[[Tiền tuyến gọi]]'', ''Đường về trận địa'' và ''[[Không nơi ẩn nấp]]''.{{Sfnp|Nguyễn Trung|1998|p=24}} Giai đoạn thứ 3 bắt đầu từ năm 1975, sau khi [[Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975|Việt Nam tái độc lập hòa bình]]. Kể từ thời điểm này, lượng phim sản xuất hằng năm tại Việt Nam tăng mạnh từ khoảng 3 phim lên đến hơn 20 phim mỗi năm. Phạm Kỳ Nam cũng góp phần vào giai đoạn nhộn nhịp này với ''Chom và Sa'' và ''[[Tự thú trước bình minh]]''.{{Sfnp|Nguyễn Trung|1998|p=25}}
 
=== Những bộ phim đầu tiên ===
Dòng 94:
 
==== Một số bộ phim khác ====
Sau khi đất nước tái độc lập hòa bình, các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam lao vào làm phim về các đề tài xã hội. Sau nhiều năm nghiền ngẫm và chuẩn bị, Phạm Kỳ Nam bắt tay thực hiện bộ phim ''[[Tự thú trước bình minh]]'' theo kịch bản của Nguyễn Khắc Phục''.''{{Sfnp|Trung Sơn|2004|p=51}} Năm 1979, bộ phim được ra mắt. Đây là bộ phim đầu tiên được quay hầu như toàn bộ tại [[Nha Trang]],<ref>{{Chú thích web|url=https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/check-in-nha-trang-tu-man-anh-den-doi-thuc-1093189.ldo|tựa đề="Check in" Nha Trang từ màn ảnh đến đời thực|tác giả=Việt Văn|ngày=2022-09-18|website=[[Báo Lao Động]]|ngôn ngữ=vi|url-status=live|ngày truy cập=2024-02-15|archive-date=2022-12-06|archive-url=https://web.archive.org/web/20221206011526/https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/check-in-nha-trang-tu-man-anh-den-doi-thuc-1093189.ldo}}</ref> cũng là bộ phim đầu tiên về thành phố biển này.<ref>{{Chú thích web|url=https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/dien-anh-quang-ba-du-lich-doi-ben-chu-dong-bat-tay-nhau-1092615.ldo|tựa đề=Điện ảnh quảng bá du lịch: Đôi bên chủ động bắt tay nhau|tác giả=Việt Văn|ngày=2022-09-14|website=[[Báo Lao Động]]|ngôn ngữ=vi|url-status=live|ngày truy cập=2024-02-23}}</ref> Bộ phim xoay quanh những biến động lớn nhỏ của thời cuộc và trong mỗi gia đình vào tháng 4 năm 1975, trước khi [[Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975|chiến tranh Việt Nam kết thúc]]. Đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã thể hiện trình độ của mình trong chỉ đạo sản xuất, trong kết cấu câu chuyện cũng như trong dựng phim. Đây được xem là một bộ phim hoàn chỉnh sự nghiệp đạo diễn của ông. Với ''Chị Tư Hậu'', ''Tiền tuyến gọi'' và ''Tự thú trước bình minh'', ông đã có cho mình 3 bộ phim thành công nhất sự nghiệp sáng tác của mình.{{Sfnp|Ngô Mạnh Lân|Ngô Phương Lan|Vũ Quang Chính|Đinh Tiếp|2005|p=206}} Năm 2011, nhân dịp kỷ niệm [[sự kiện 30 tháng 4 năm 1975]], các hãng phim lớn đã phát hành một số bộ phim nổi bật của điện ảnh Việt Nam dưới dạng [[DVD]]. Trong 8 bộ phim được phát hành, đạo diễn Phạm Kỳ Nam có 2 bộ phim được phát hành là ''Không nơi ẩn nấp'' và ''Tự thú trước bình minh''.<ref>{{Chú thích web|url=https://cand.com.vn/van-hoa/Phat-hanh-chum-phim-dac-sac-ky-niem-Ngay-giai-phong-mien-Nam-i178961/|tựa đề=Phát hành chùm phim đặc sắc kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam|tác giả=N.Hoa|họ=|ngày=2011-04-30|website=[[Báo Công an Nhân dân điện tử]]|ngôn ngữ=vi|url-status=live|ngày truy cập=2024-02-23}}</ref>
 
Năm 1983, đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã hợp tác cùng đạo diễn người Lào [[Somchith Pholsena]] để thực hiện bộ phim ''Siengpeun Chak Thonghai'' (''Tiếng súng trên đồng chậu''). Đây là một trong những số ít bộ phim Lào trước những năm 2000 còn được lưu giữ đến bây giờ.<ref name=":11">{{Chú thích web|url=https://www.rfi.fr/vi/phap/20150212-dien-anh-dong-nam-a-du-lien-hoan-vesoul-2015|tựa đề=Điện ảnh Đông Nam Á dự liên hoan Vesoul 2015|ngày=2015-02-12|website=[[Đài phát thanh quốc tế Pháp]]|ngôn ngữ=vi|url-status=live|ngày truy cập=2024-02-19|archive-date=2024-02-19|archive-url=https://web.archive.org/web/20240219050914/https://www.rfi.fr/vi/phap/20150212-dien-anh-dong-nam-a-du-lien-hoan-vesoul-2015}}</ref> Được sản xuất nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày Cách mạng Lào do Bộ Thông tin hai nước Lào và Việt Nam hợp tác sản xuất, ''Siengpeun Chak Thonghai'' là bộ phim truyện Lào đầu tiên được sản xuất kể từ năm 1975. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết "Kong Pham Thi Song" của tác giả Souvanthonc, gợi lại những sự kiện lịch sử của Cách mạng Lào, đặc biệt là cuộc đàm phán dẫn đến việc chia rẽ các phe đối lập: Pathet Lào ([[Đảng Nhân dân Cách mạng Lào]]) và lực lượng bảo hoàng.<ref name=":12">{{Chú thích web|url=https://eastasia.fr/2015/02/12/fica-2015-coups-de-feu-dans-la-plaine-des-jarres-siengpeun-chank-thonghai-de-somchit-phonsena-et-pham-ky-nam-francophonie-dasie-le-laos/|tựa đề=FICA 2015 : Coups de feu dans la plaine des jarres (Siengpeun Chank Thonghai) de Somchit Phonsena et Pham Ky Nam|tác giả=Anel Dragic|ngày=2015-02-12|website=EastAsia|ngôn ngữ=fr|url-status=live|ngày truy cập=2024-02-19|archive-date=2024-02-19|archive-url=https://web.archive.org/web/20240219052421/https://eastasia.fr/2015/02/12/fica-2015-coups-de-feu-dans-la-plaine-des-jarres-siengpeun-chank-thonghai-de-somchit-phonsena-et-pham-ky-nam-francophonie-dasie-le-laos/}}</ref> Bộ phim ra mắt khán giả Lào từ năm 1983, nhưng đến năm 2015, bộ phim mới được công chiếu rộng rãi tại {{Ill2|Liên hoan Quốc tế Điện ảnh Châu Á Vesoul|en|Vesoul International Film Festival of Asian Cinema}} tổ chức tại [[Vesoul]], Pháp.<ref name=":11" />